Tổng số lượng truy cập
437719
Số người online
125
Thông tin nhiệm vụ
Tên nhiệm vụ Nghiên cứu ứng dụng một số chế phẩm chứa nano bạc phòng trừ bệnh hại và làm tăng năng suất trên một số loại rau tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
Cấp quản lý Cấp tỉnh
Tổ chức chủ trì Viện Khoa Học Kỹ Thuật Nông Nghiệp miền Nam
Chủ nhiệm nhiệm vụ ThS. Chu Trung Kiên
Tham gia chính

- ThS. Chu Trung Kiên

- ThS. Nguyễn Hiếu Hạnh

ThS. Lê Thị Thanh

KS. Trần Anh Tuấn

KS. Hồ Thị Thanh Huyền

- KS. Huỳnh Hữu Tín

- KS. Trần Thị Thiên Hương

- KS. Lê Minh Tâm

Mục tiêu nhiệm vụ
- Mục tiêu tổng quát: Xác định được một số chế phẩm chứa nano bạc thích hợp, có khả năng ứng dụng phòng trừ hiệu quả bệnh hại và làm tăng năng suất một số loại rau được trồng tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. 
- Mục tiêu cụ thể: 
+ 03 quy trình kỹ thuật ứng dụng chế phẩm chứa nano bạc phòng trừ hiệu quả bệnh hại cây dưa leo, ớt cay và bí đao chanh làm tăng năng suất rau ≥ 5%, sản phẩm rau đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm. 
+ 03 mô hình sản xuất rau ứng dụng chế phẩm chứa nano bạc tương ứng với 3 loại rau nghiên cứu. 200 cuốn tài liệu và 150 người được tham quan mô hình và giới thiệu quy trình.
Lĩnh vực Khoa học Nông nghiệp
Kinh phí thực hiện 1.093.505.000 đồng
Kết quả thực hiện (tóm tắt)
Cây rau ăn quả là cây quan trọng và là nguồn thu nhập chính đối với nhiều nông hộ tại huyện Tân Thành, Đất Đỏ, và Xuyên Mộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu từ nhiều năm qua, trong đó cây dưa leo, cây bí đao, và cây ớt cay là những cây rau chủ lực tại địa phương.

Bệnh héo xanh do vi khuẩn Ralstonia solanacearum và bệnh thán thư do nấm Colletotrichum capsici được nông hộ xác định là những bệnh hại chính trên cây ớt cay. Bệnh giả sương mai do nấm Pseudoperonospora cubensis và bệnh phấn trắng do nấm Erysiphe cichoracearum được nông hộ xác định là những bệnh hại chính trên cây bí đao chanh và cây dưa leo. Ngoài ra, bệnh chảy nhựa đen thân do nấm Phoma cucurbitacearum cũng được xác định là bệnh hại quan trọng trên cây bí đao chanh.

Nông hộ trồng rau ăn quả đã sử dụng 8 loại là hóa chất trừ nấm bệnh để phun cho cây rau, trong đó có 3/8 loại chứa nhóm Carbamate, 2/8 loại chứa nhóm Triazole, 1/8 loại chứa nhóm Lân hữu cơ, 1/8 loại chứa nhóm Chlo hữu cơ, và 1/8 loại chứa nhóm kháng sinh.

Ngâm hạt giống dưa leo, ớt cay, và bí đao chanh với nano bạc ở nồng độ 2,0 – 3,0 ppm có khả năng làm tăng tỷ lệ nảy mầm của hạt, chiều dài rễ và chiều cao cây giống.

Mifum 0.6SL ở nồng độ từ 60 – 80 ppm có khả năng kiểm soát 78 - 82% bệnh giả sương mai trên lá cây dưa leo, 79 - 84% bệnh thán thư trên cây ớt, 82 - 85% bệnh phấn trắng trên lá và trên 84% chảy nhựa đen thân trên cây bí đao chanh ở thời điểm 7 ngày sau phun và duy trì ở mức cao hơn Endophyte ở cùng nồng độ phun tại thời điểm 14 ngày sau phun.

Phun Mifum 0.6SL với nồng độ nano bạc 60 ppm định kỳ 10 ngày/lần từ thời điểm 10 – 20 ngày sau trồng sau đó phun thường xuyên 7 ngày/lần cho đến 55 ngày sau trồng đối với cây dưa leo; Định kỳ 15 ngày/lần từ thời điểm 15 - 45 ngày sau trồng sau đó phun thường xuyên 10 ngày/lần cho đến 95 ngày sau trồng đối với cây ớt cay; Định kỳ 15 ngày/lần từ thời điểm 15 - 30 ngày sau trồng sau đó phun 96 thường xuyên 10 ngày/lần cho đến 100 ngày sau trồng đối với cây bí đao chanh có khả năng phòng trừ bệnh trong suốt vụ. Mức giảm thất thoát năng suất thương phẩm do bệnh cao hơn so với sử dụng hóa chất trừ nấm bệnh, lãi ròng cao hơn hoặc tương đương với phun hóa chất, và không để lại dư lượng kim loại Ag trong quả.

Áp dụng quy trình sử dụng Mifum 0.6SL phòng trừ bệnh hại trên cây dưa leo, cây ớt cay, và cây bí đao chanh có khả năng quản lý hiệu quả các bệnh hại chính trên cây trong suốt vụ. Năng suất thương phẩm cao hơn trên 7%, lãi ròng cao hơn trên 9 triệu đồng/ha so với sử dụng hóa chất trừ nấm bệnh theo kinh nghiệm của nông hộ và không để lại dư lượng kim loại Ag trong quả.
Thời gian thực hiện 32 tháng, từ tháng 12/2017 đến tháng 08/2020
Tài liệu đính kèm
Số lượt đọc: 358 Lượt tải file: 0 Về trang trước Về đầu trang