Tổng số lượng truy cập
422524
Số người online
8
Thông tin nhiệm vụ
Tên nhiệm vụ Nghiên cứu, khảo sát các đặc trưng thủy văn, động lực học khu vực sông Cỏ May phục vụ quy hoạch và phát triển kinh tế-xã hội tỉnh BR-VT
Cấp quản lý Cấp tỉnh
Tổ chức chủ trì Phân viện vật lý tại TP. HCM
Chủ nhiệm nhiệm vụ TS. Trương Đình Hiển
Tham gia chính - Trần Văn Sâm
- Lê Nguyễn Bảo Châu
Mục tiêu nhiệm vụ
Lĩnh vực Khoa học Kỹ thuật và Công nghệ
Kinh phí thực hiện 403.000.000 đồng
Kết quả thực hiện (tóm tắt)

Các kết quả nghiên cứu đề tài đã cho phép dẫn ra các quy luật đặc trưng về điều kiện thủy yăn, động lực học khu vực sông cỏ May: Dao động mực nước trên sông cỏ May mang tính chất bán nhật triều không đều. Tại cầu cỏ May mực nước trung bình là -42 cm; cực đại 140 cm; cực tiểu -349 cm. Tại cửa Lấp mực nước trung bình là -48 cm; cực đại 122 cm; cực tiểu -330 cm.

Lưu lượng nước sông trung bình qua mặt cắt cầu cỏ May vào mùa mưa là 43,9 m3/s, mùa khô lả 32,1 m3/s. Lưu lượng nước sông trung bình qua mặt cắt cửa Lấp vào mùa mưa là 45,0 m3/s, mùa khô là 31,0 m3/s. Hiện tượng giáp nước xuất hiện tại khu vực cách cửa Lấp về phía thượng lưu 5 km và phía hạ lưu cầu cỏ May 2,5 km tại khu vực này tốc độ dòng chảy dần đến 0 và mực nước có giá trị cao nhất so với cửa Lấp và cầu cỏ May. Về sự dịch chuyển phù sa trung bình qua mặt cát cầu Cỏ May vào mùa mưa là 7,5 kg/s và vào mùa khô là 7,4 kg/s, qua mặt cắt cửa Lấp vào mùa mưa là 5,8 kg/s vào mùa khô là 6,2 kg/s. về các yếu tố thủy hóa: Giá trị độ mặn hầu như không thay đổi theo chu kỳ triều. Các yếu tố hóa học chịu ảnh hưởng rất lớn của quá trình biển và lục địa, thể hiện rõ rệt tại thời điểm đỉnh triều và chân triều. Hiện tượng xói lở bồi lấp trên sông Cỏ May diễn ra chủ yếu tại khu vực cầu cỏ May và cửa Lấp với sự dịch chuyển thẳng đứng đến 3 m và dịch chuyển ngang đến 40 m. Tại các khu vực giữa sông sự xói lở và bồi lấp diễn ra không đáng kể.

Thời gian thực hiện 18 tháng, từ tháng 4/2004 đến tháng 11/2005
Tài liệu đính kèm
Số lượt đọc: 494 Lượt tải file: 0 Về trang trước Về đầu trang