Tổng số lượng truy cập
437771
Số người online
153
Thông tin nhiệm vụ
Tên nhiệm vụ Khảo sát và tuyển chọn giống nhãn xuồng trên địa bàn tỉnh BR-VT
Cấp quản lý Cấp tỉnh
Tổ chức chủ trì TT nghiên cứu Cây ăn quả Miền Đông Nam Bộ
Chủ nhiệm nhiệm vụ TS. Bùi Xuân Khôi
Tham gia chính

  • - KS. Nguyễn An Đệ
  • - KS. Phan Văn Dũng
  • - KS. Vũ Mạnh Hà

Mục tiêu nhiệm vụ
Lĩnh vực Khoa học Nông nghiệp
Kinh phí thực hiện 331.000.000 VNĐ
Kết quả thực hiện (tóm tắt)

  • 1. Điều tra hiện trạng, khảo sát quần thể và bình tuyển cá thể nhãn xuồng
  •   1.1 Điều tra hiện trạng sản xuất nhãn xuồng
  • - Có 3 Vùng trồng nhãn chủ yếu của tỉnh là Tp. Vũng Tàu, Xuyên Mộc và Tân Thành. Giống trồng chủ yếu là nhãn Xuồng cơm vàng.
  • - Kết quả khảo sát hiện trạng vườn cho thấy đa số diện tích vườn nhỏ và manh mún. Canh tác quy mô từ 0,5 ha trở lên sẽ thuận lợi hơn trong việc áp dụng kỹ thuật thâm canh tiến bộ. Nước tưới là vấn đề cần thiết để trồng nhãn, thực tế nước ngầm hạn chế và có khả năng thiếu nên cần chú ý các biện pháp nhằm tiết kiệm nguồn nước tưới để đảm bảo canh tác bền vững hơn.
  • - Hiện trạng về kỹ thuật canh tác cho thấy còn một tỷ lệ lớn các nhà vườn chưa áp dụng triệt để các tiến bộ kỹ thuật trong canh tác, vì vậy chưa phát huy tiềm năng trong khu vực. Nhãn được xếp vào một trong những loại cây có thu nhập cao, nhất là trồng nhãn xuồng với giống tốt dược chọn lọc, lợi nhuận thu được ước tính trên 50triệu/ha/năm (đối với giổng nhãn xuồng).
  •   1.2  Điều tra khảo sát quần thể nhãn xuồng
  • - Kết quả điều tra khảo sát ghi nhận có 14 giống/ dòng nhăn đang được trồng tại tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, trong đó có 9 dòng nhãn xuồng. Những dòng nhãn xuồng cơm vàng có phẩm chất ngon và nhiều triển vọng như nhãn Cơm ráo, nhãn Cơm vàng, nhãn hạt tiêu vỏ vàng, nhãn hạt tiêu vỏ xanh, nhãn Bao công cần được khảo sát và chọn lọc cá thể ưu tú.
  •   1.3.Tuyển chọn cả thể nhãn xuồng tốt
  • - Kết quả điều tra tuyển chọn đã ghi nhận 8 cá thể nhãn xuồng cơm vàng ưu tú: XCV66, XCV02, XCV26, XCV27, XCV30, XCV13, XCV23 và XCV32 có nhiều đặc điểm vượt trội so với trung bình quần thể về năng suất và chất lượng.
  • - Các cá thể tuyển chọn đã được nhân giống và lưu giữ cây đầu dòng để tiếp tục nghiên cứu và chọn lọc giống.
  •  
  • 2. Tổ chức hội thi cây nhãn giống tốt tại tỉnh Bà Rịa - Vững Tàu
  • Đã phối hợp với Trung tâm Khuyến nông và Giống nông nghiệp tỉnh tổ chức hội thi cây nhãn xuồng giống tốt vào tháng 9 năm 2005. Sau hội thi đã chọn ra 5 cá thể nhãn xuồng ưu tá gồm: XCV26, XCV27, XCV02, XCV13 và XCV32.
  •  
  • 3. Bồi dục các cây đầu dòng đã tuyển chọn và trồng bảo quản các dòng vô tính
  •   3.1. Bồi dục các cây đầu dòng đã tuyển chọn
  • Các cây nhãn tuyển chọn đã được cán bộ kỹ thuật của Trung tâm phối hợp với nhà vườn quản lý tốt các khâu chăm sóc như: cắt tỉa cành, tưới nước, bón phân, phòng trừ sâu bệnh, tủ gốc giữ ẩm. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc theo dõi và lấy chỉ tiêu khảo sát đánh giá tính ổn định của các cá thể.
  •   3.2. Trồng bảo quản dòng vô tính của các cá thể đã tuyển chọn
  • Đã xây dựng “Vườn bảo quản cây đầu dòng nhãn xuồng Bà Rịa - Vũng Tàu” tại Trung tâm Nghiên cứu Cây ăn quả miền Đông Nam bộ. Có 9 dòng nhãn xuồng cơm vàng đã được thu thập (gồm XCV66; XCỴ02; XCV26; XCỴ27; XCV30; XCV13; XCV23; XCV32 và đối chứng là dòng nhãn xuồng không qua tuyển chọn). Các dòng nhãn sau khi ghép sinh trưởng đạt yêu cầu.
  •  
  • 4. Xác định phương pháp ghép và loại gốc ghép
  •   4.1 Xác định phương pháp ghép thích hợp cho nhãn xuồng
  • Đã thực hiện 2 thí nghiệm trên 2 dòng nhãn Xuồng cơm vàng (NVT20XCV và nhãn XCV26). Kết quả thí nghiệm cho thấy: Trên 2 giống thí nghiệm, tỷ lệ mắt ghép sống sau ghép 42 ngày ở kiểu ghép treo bầu cho kết quả sống cao nhất, kế đến là kiểu Ghép chuyển đổi giống cửa sổ chữ H, kiểu chuyển đỗi giống cửa sổ chữ U xuôi và cuối cùng thấp nhất là kiểu chuyển đổi giống cửa sổ chữ U ngược.
  •   4.2 Chọn loại gốc ghép thich hợp cho một số dòng nhãn xuồng
  • Kết quả thí nghiệm đối với 2 dòng nhãn xuồng cơm vàng: NVT20XCV và nhãn XCV26 cho thấy: Gốc ghép Tiêu lá bầu cho tỷ lệ cây ghép thành công cao nhát, kế dến là gốc ghép nhãn Tiêu da bò, gốc ghép nhãn Long và thấp nhầt là gổc ghép nhản Xuồng.
  •            
  • 5. Thí nghiệm ảnh hưởng các vật liệu bó bầu đến khả năng ra rễ đối với biện pháp chiết cành trên nhãn xuồng
  • Đã thực hiện 2 thí nghiệm trên 2 dòng nhãn xuồng cơm vàng (NVT20XCV và XCV26). Kết quả thí nghiệm như sau:
  • - Trên cả 2 dòng nhãn thí nghiệm, sau khi bó bầu 60 ngày thì ở một số nghiệm thức rễ đã ra rễ hoàn chỉnh. Ở tất cả các thời điểm theo dõi, nghiệm thức bó bầu bằng rễ lục bình cho kết quả tt nhất (có tỷ lệ cành ra rễ cao, số rễ hình thành nhiều, chiều dài rễ và trọng lượng rễ cao), kế đến là nghiệm thức 5 (1/2 tro trấu + 1/2 xơ dừa + tẩm NAA), nghiệm thức 3 (mụi xơ dừa tẩm NAA), nghiệm thức 4 (mụi xơ dừa, bôi NAA nơi cạo vỏ); các nghiệm thức còn lại tỷ lệ cành ra rễ rt thấp.
  •  
  • 6.Nghiên cứu một số chất kích thích sinh trưởng giảm rụng trái trên nhãn xuồng cơm vàng
  • - Các nghiệm thức có phun chất sinh trưởng từ khi cánh hoa rụng hoàn toàn (đường kính trái khoảng 0,3cm đến sau 15 ngày và 30 ngày) đều có tỷ lệ trái rụng thấp so với đối chứng; GA3 (20ppm) phun riêng lẻ hay kết hợp với NAA đều có hiệu quả tốt làm tỷ lệ trái rụng ở mức thấp nhất so với đối chứng không phun.
  •  
  • 7.Tập huấn nông dân
  • - Đã tổ chức 2 lớp tập huấn cho 88 nông dân trên địa bàn huyện Xuyên Mộc và Tân Thành (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) tham gia học tập chuyên đề “Kỹ thuật canh tác cây nhãn xuồng”.
  • - Qua các lớp tập huấn trên, nông dân nắm bắt tốt kỹ thuật được chuyển giao và áp dụng có hiệu quả trong sản xuất. Những ý kiến và vấn đề vướng mắc trong sản xuât của Bà con nông dân được trao đổi thảo luận thông qua lớp tập huấn và đã được các cán bộ kỹ thuật chuyên ngành giải đáp.
  •  
  • 8. Đề xuất các quy trình kỹ thuật
  • Thông qua kết quả thực hiện, đề tài đã đề xuất 2 quy trình kỹ thuật gồm: quy trình nhân giống nhãn xuồng với 3 phương pháp (ghép treo bầu, ghép chuyển giống chuyển đổi giống và phương pháp chiết cành) và quy trình sử dụng chất kích thích sinh trưởng giảm rụng trái cho nhãn xuồng trên vùng đất xám.

Thời gian thực hiện 30 tháng (6/2005 - 12/2007)
Tài liệu đính kèm
Số lượt đọc: 449 Lượt tải file: 0 Về trang trước Về đầu trang