Tổng số lượng truy cập
431828
Số người online
13
Thông tin nhiệm vụ
Tên nhiệm vụ Tuyển chọn giống cây và xây dựng quy trình kỹ thuật cho cây mãng cầu ta tại tỉnh BR-VT
Cấp quản lý Cấp tỉnh
Tổ chức chủ trì TTNC Cây ăn quả MĐNB
Chủ nhiệm nhiệm vụ TS. Bùi Xuân Khôi
Tham gia chính KS. Nguyễn Văn Thu
KS. Vũ Thị Hà
KS. Vũ Mạnh Hà
KS. Lê Văn Thịnh
KTV. Nguyễn Quốc Chương
Mục tiêu nhiệm vụ
Lĩnh vực Khoa học Nông nghiệp
Kinh phí thực hiện 463.551.000 VNĐ
Kết quả thực hiện (tóm tắt)

1.  Điều tra, đánh giá hiện trạng sản xuất mãng cầu ta tại tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu

-   Việc canh tác mãng cầu ta tại Bà Rịa Vũng Tàu còn theo kinh nghiệm là chính, một số ít hộ được học tập, áp dụng tiến bộ KHKT. Bón phân cho cây mãng cầu còn nhiều bất cập, hầu hết sử dụng phân bón theo thói quen và theo kinh nghiệm là chính. Nhiều hộ sử dụng phân không nắm được tác dụng của đạm, lân và kali trong các giai đoạn sinh trưởng chính của cây. Đa số hộ điều tra bón phân không cân đối, không đủ đã dẫn tới năng suất không ổn định, chất lượng không đồng đều và tuổi thọ vườn cây thấp.

2.   Kết quả khảo sát và bình tuyển cá thể mãng cầu ta tốt tại Bà Rịa Vũng Tàu.

- Mãng cầu ta hầu hết được người dân trồng bằng hạt nên tập đoàn giống rất phong phú và đa dạng. Hiện có 6 nhóm giống được trồng trên địa bàn tỉnh trong đó phổ biến nhất là nhóm mãng cầu dai. Đã tuyển chọn được 4 cá thể mãng cầu ta có năng suất cao, chất lượng tốt đáp ứng được yêu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu, trong đó có 3 cá thế thuộc nhóm mãng cầu dai, 1 cá thế thuộc nhóm mãng cầu gai thanh long

 

3 Bồi dục các cây đầu dòng đã tuyển chọn và bảo quản các dòng vô tính

  Các cây tuyển chọn đã được cán bộ kỹ thuật Trung tâm bón phân, phun thuốc phòng trừ sâu bệnh, cắt tỉa cành và phối hợp với nhà vườn quản lý tốt các khâu chăm sóc khác như tưới nước, tủ gốc giữ ẩm... Các kỹ thuật canh tác cùng với vật tư hỗ trợ bước đầu có hiệu quả tốt. các cây đầu dòng đã được nhân giống vô tính trồng bảo quản ở vườn bảo quản cây đầy dòng tại trung tâm.

4.   Nghiên cứu biện pháp nhân giống thích họp trên cây mãng cầu ta.

-   Phương pháp ghép ghép mắt chữ H (ghép bo da), phương pháp ghép nối đoạn cành và phương pháp ghép nối ngọn có tỷ lệ tiếp hợp và thành công cao. (>70%)

-   Phương pháp ghép mắt có gỗ trên cây mãng cầu không thích hợp (tỷ lệ tiếp hợp và thành công rất thấp < 6%).

-   Gốc ghép 12 tháng tuổi thích hợp cho việc ghép nhân giống cây mãng cầu ta.

-   Gốc ghép 10 tháng tuổi có thể áp dụng phương pháp ghép nối ngọn.

-   Gốc ghép 14 tháng tuổi áp dụng phương pháp ghép mắt chữ H và phương pháp ghép nêm.

Cây gốc ghép mãng cầu ta đạt 12-14 tháng tuổi có thể áp dụng các phương pháp ghép như khuyến cáo trên.

Thời điểm ghép mãng cầu thích hợp nhất từ tháng 2 đến tháng 6 dương lịch

5.    Thí nghiệm Ảnh hưởng của liều lượng phân bón N-K đến chất lượng và năng suất mãng cầu ta trên đất xám phù sa cổ

  Liều lượng phân bón ảnh hưởng đến số trái/cây, trọng lượng trung bình trái và năng suất thực thu. mức phân từ 250 - 350N kết hợp với 250 - 250K20 g/cây/vụ trên nền 125gP205/cây/năm đã góp phần làm tăng năng suất đối với cây mãng cầu ta.

  Bón với mức 250N: 125gP205:250K20 g/cây/vụ mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất đối với cây mãng cầu ta 6 năm tuổi trong điều kiện thí nghiệm và vật tư theo thời giá 2006-2009.

6.    Thí nghiệm nghiên cứu hiệu quả một số biện pháp xử lý ra hoa trên cây mãng cầu ta

Sử dụng Ethephon 0,6% hỗ trợ ra hoa trên cây mãng cầu ta 6 năm tuổi mang lại hiệu quả kinh tế cao.

7.   Thí nghiêm: Nghiên cứu biện pháp tỉa thưa trái trên cây mãng cầu ta

-   Biện pháp tỉa trái để lại 50-60 trái/cây/vụ trên cây mãng câu ta giai đoạn 5-7 năm tuổi cho hiệu quả kinh tế cao.

8.   Thí nghiệm ảnh hưởng của một số chất điều hòa sinh trưởng đến việc tạo quả ít hạt trên cây mãng cầu ta

- Khi phun NOA 10 ppm, NAA 25 ppm hoặc GA3 80 ppm đều làm giảm số hạt trong trái mãng câu ta so với không phun. Phun NOA 10 ppm cho hiệu quả tốt nhất.

9.   Xây dựng mô hình trồng trình diễn giống đã tuyển chọn

-   Trồng cây nhân giống vô tính với mắt ghép trên cây đầu dòng được chọn lọc sẽ cho vườn mãng cầu ta có năng suất cao, chất lượng tốt và ổn định hơn so với vườn cây trồng bằng hạt.

10.   Tập huấn chuyển giao kỹ thuật

-  Tổ chức 4 lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật canh tác mãng cầu ta, cho 200 nhà vườn tại các xã Hắc Dịch, Châu Pha của huyện Tân Thành, xã Láng Dài huyện Đất Đỏ và xã Hòa Hiệp huyện Xuyên Mộc.

Cuối buổi có tổ chức thảo luận, giải đáp thắc mắc và học viên trình bày tình huống kinh nghiệm để chia sẻ cho lớp học. Học viên được cung cấp tài liệu tập huấn dành cho tham khảo sau này và có cơ hội để chia sẻ thông tin cho người có nhu cầu.

11.   Đề xuất quy trình kỹ thuật

Thông qua kết quả thực hiện, đề tài đã đề xuất qui trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây mãng cầu ta trên địa bàn tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu

Thời gian thực hiện 36 tháng (06/2006-06/2009)
Tài liệu đính kèm
Số lượt đọc: 679 Lượt tải file: 0 Về trang trước Về đầu trang