Tổng số lượng truy cập
417346
Số người online
52
Thông tin nhiệm vụ
Tên nhiệm vụ Đánh gía nguy hiểm động đất, sóng thần tỉnh BR-VT và vi phân vùng động đất TP VT.
Cấp quản lý Cấp tỉnh
Tổ chức chủ trì Viện vật lý địa cầu
Chủ nhiệm nhiệm vụ TS. Lê Tử Sơn
Tham gia chính
  • GS. TS. Nguyễn Đình Xuyên
  • GS. TSKH Phạm Năng Vũ
  • TS. Nguyễn Văn Luơng
  • TS. Nguyễn Như Trung
  • Ths. Nguyễn Quốc Hưng
  • Ths. Nguyễn Quốc Dũng
  • Ths. Nguyễn Thanh Tùng
  • Ths. Nguyễn Văn Dương
  • TS. Trần Văn Thắng
  • Ths. Văn Đức Tùng

Mục tiêu nhiệm vụ
Lĩnh vực Khoa học Kỹ thuật và Công nghệ
Kinh phí thực hiện 798.220.000 VNĐ
Kết quả thực hiện (tóm tắt)

  • - Các nghiên cứu kiến tạo vùng BR-VT và lân cận đã xác lập hệ thống các đới đứt gãy bậc I và bậc II có biểu hiện hoạt động Holocen - Hiện đại. Đối với tỉnh BR-Vt, ĐG Vũng Tàu - Tong Le Shap (trong nhiều văn liệu còn có tên là ĐG. Sông Sài Gòn) và ĐG Thuận Hải là các đứt gãy có biểu hiện hoạt động trong hiện đại có vai trò quan trọng. Tuy vậy BR-Vt và các khu vực lân cận nằm trong miền rìa thụ động, thuộc mảng kiến tạo ổn định Sinda có tính địa chấn yếu, tốc độ biến dạng thập. Phần lớn các động đất đều là động đất nông, tập trung tại vùng biển Vũng Tàu - Phan Thiết. Trên cơ sở các nghiên cứu về kiến tạo và hoạt động động đất, độ nguy hiểm động đất tại Bả Rịa - Vũng Tàu được đánh gíá theo phương pháp xác suất. Kết quả cho thấy, tại chu kỳ T= 475 năm (mức xác xuất vượt quá 10% trong 50 năm - mức không sụp đổ) gía tốc nền cực đạí các địa phương cũng không khác nhau nhíểu trong khoảng t 0.03g - 0.05g trong đó lớn nhất là tại Tp. Vũng Tàu và Phước Bửu 0.048g - 0.051g, Theo kết quả nghiên cứu vi phân vùng động đất thành phố Vũng Tàu, ngoài khu vực Núí Lớn, Núí Nhỏ, Long Sơn và lân cận các núi đá, nền đất của thành phố Vững Tàu có chu kỳ trội To > 1.0 sec phản ánh chíếu dày lớp phủ bở rời rất lớn (100 - 120m và lớn hơn) và phần lớn khu vực thành ph có kiểu nền loại D với Vs30 < 180 m/s. Điều này cần được lưu ý đến khi thiết kế kháng chân cho các công trình trong khu vực thành phố, đặc biệt là các nhà cao tầng.
  • - Việc nghiên cứu vể vùng nguồn sóng thần tại biển Đông đã xác định, động đất sóng thần xảy ra trên đới hút chìm Manila là nguy hiểm nhất đối với dải ven bờ Việt Nam. Kết quả mô phỏng động đất sóng thần tại đới hút chìm Manila cho thấy, chiều cao sóng thn thay đổi từ 1.5m - 2.5 m có thể gây hư hại cho dải ven biển. Tuy nhiên, đây là trường hợp cực hạn rất ít khi xảy ra và thời gian lan truyền sóng thần tới Bà Rịa - Vũng Tàu chậm hơn 2 giờ so với các địa phương khác ở miền trung Trung Bộ. Huyện Côn Đảo được đánh giá có độ nguy hiểm động đất và sóng thần thấp hơn so với các vùng khác trong tỉnh

Thời gian thực hiện 24 tháng (12/9/2006 - 12/9/2008)
Tài liệu đính kèm
Số lượt đọc: 496 Lượt tải file: 0 Về trang trước Về đầu trang