Hướng dẫn cách trồng dưa lưới thủy canh
20/11/2017
Dưa lưới thuộc họ bầu bí, yêu cầu nhiệt độ, độ ẩm, dinh dưỡng tương tự như dưa chuột. Các loại cây này cần chăm sóc nhiều hơn, kỹ thuật trồng phức tạp hơn.

Trong tất cả các loại dưa thì dưa lưới được trồng thủy canh nhiều nhất, nên chọn giống mới có thể kháng nấm vì các loại dưa cũ đều dễ bị bệnh mốc sương, kể cả khi phun thuốc diệt nấm.

Nhiệt độ trồng từ 16 – 34oC, lý tưởng là từ 22 – 32oC. Hạt giống nảy mầm nhanh hơn ở nhiệt độ 28-30oC, sau đó đưa vào trồng ngay, nếu trồng quá muộn sau khi hạt nảy mầm thì cây dễ bị pythyum tấn công (bệnh thối rễ) do những tổn thương trên rễ trong lúc gieo cây.

Thành phần dinh dưỡng ban đầu giống như các loài cây khác, nhưng cần bổ sung kali lúc cây bắt đầu tạo quả.

Rễ của tất cả các cây họ dưa đều có nhu cầu ôxy cao nên không thích hợp trồng trong mô hình DWC. Các mô hình thương mại thường trồng trong bao xơ dừa kết hợp hệ thống tưới nhỏ giọt.

Mật độ trồng một hàng thường từ 4-5 cây/mét – thuận lợi cho việc chăm sóc, cắt tỉa và thụ phấn. Nếu trồng trong nhà kính hoặc nhà lưới thì cần phải thụ phấn bằng tay.

Khi trồng người ta thường tìm cách tăng độ ngọt của dưa, các yếu tố ảnh hưởng bao gồm giống cây con, dinh dưỡng, diện tích lá, cường độ sáng và độ chín.

Chú ý giữ lá cây khỏe mạnh với cường độ sáng cao giúp cây hấp thu đủ dinh dưỡng, cho chất lượng quả tối đa. Mỗi cây chỉ giới hạn 3-4 trái để nhận đủ lượng đường từ lá. Giữ EC ổn định từ 2.2-2.6 cũng giúp trái cây ngọt hơn.

Thu hoạch sau khoảng 50-55 ngày tính từ lúc thụ phấn, trái cây chín ngả nhẹ sang màu vàng, giảm bớt nước trước lúc thu hoạch cho trái ngọt hơn.


Số lượt đọc: 2105 Về trang trước Về đầu trang
Các tin khác