Giá thể là một trong những yếu tố rất quan trọng tác động đến hiệu quả trồng rau thủy canh. Nó sẽ phát huy cao nhất công dụng với cây trồng khi được xử lý đúng cách. Vậy cách xử lý giá thể là như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây
Tìm hiểu giá thể trồng rau thủy canh
Giá thể trồng rau thủy canh có thể hiểu là hỗn hợp của các vật liệu, được sử dụng khi trồng rau thủy canh để giúp cố định rễ cây, giúp hút và giữ nước, hỗ trợ cho sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Giá thể có thể được dùng đơn lẻ hoặc trộn lại để phát huy ưu điểm của mỗi loại.
Với phương pháp trồng thủy canh, giá thể có thể thay thế môi trường đất. Giá thể được đặt vào các rọ nhựa thủy canh, hạt giống sẽ được gieo trực tiếp vào giá thể. Sau đó đặt lên hệ thống các ống nhựa thủy canh chuyên dụng, cung cấp thêm dung dịch thủy canh để rau phát triển xanh tốt, tăng trưởng đều.
Giá thể trồng rau thủy canh tốt cần đạt những yêu cầu gì?
- Có khả năng giữ ẩm, hút ẩm nhanh, thấm nước tốt, giữ độ thoáng khí tốt
- Có khả năng tái sử dụng hoặc phân hủy an toàn cho môi trường, thân thiện với môi trường
- Có pH trung tính và khả năng ổn định pH
- Dễ dàng tạo các lỗ gieo hạt, trồng cây
- Giá thể phải nhẹ, rẻ và thông dụng
- Sạch bệnh, không có nguồn nấm bệnh lây nhiễm, đảm bảo chất lượng cây trồng
Hướng dẫn cách đơn giản xử lý giá thể trồng rau thủy canh
Biết được cách xử lý giá thể trồng rau thủy canh đúng kỹ thuật sẽ giúp bạn có thể tự tạo giá thể trồng rau cung cấp cho hệ thống cây trồng thủy canh của gia đình. Từ mùn dừa hoặc cám dừa, bạn có thể xử lý giá thể với 2 cách đơn giản dưới đây:
- Cách 1: dùng dung dịch NaOH 0,1% ngâm trong khoảng 5 giờ đồng hồ, sau đó rửa sạch; dùng dung dịch vôi sống 5% ngâm trong 24 giờ, xả sạch, làm sạch giá thể, loại trừ nguồn bệnh nấm mốc. Sau đó, phơi khô giá thể và sử dụng để cung cấp cho cây trồng.
- Cách 2: Đập vụn xỉ than đá, chú ý không đập quá nát thành bột. Sau đó, dùng rây rây bỏ phần quá mịn. Có thể sử dụng phần còn lại. Bạn có thể sử dụng toàn xỉ than đá, rửa sạch, phơi khô rồi sử dụng. Hoặc để đảm bảo hiệu quả sử dụng cao hơn, bạn nên trộn với cám dừa đã xử lý hoặc với tro trấu theo tỷ lệ 1:1.
Trên đây là cách đơn giản bạn có thể áp dụng để tự xử lý giá thể gieo trồng. Càng dùng ít giá thể, vận hành càng dễ và càng đỡ tốn kém. Còn khi làm giá thể hữu cơ trồng rau thủy canh sạch cần qua các bước như: khử khuẩn bằng vôi bột – xay, băm nhỏ nguyên liệu – khử khuẩn, nấm, các tạp chất còn lại bằng tia UV để đảm bảo chất lượng, không ảnh hưởng đến rau trồng. Sau đó, bạn có thể bảo quản giá thể ở kho hoặc trong phòng chứa, chỉ cần đảm bảo độ thoáng khí hợp lý cho giá thể trồng.
Mua giá thể trồng rau thủy canh ở đâu tốt nhất?
Nếu bạn cảm thấy việc xử lý giá thể phức tạp và khó thực hiện, tốn nhiều thời gian thì có thể mua các sản phẩm đã được xử lý, bán sẵn tại các công ty về nông nghiệp hay công ty chuyên về làm thủy canh để đảm bảo tính tiện dụng và hiệu quả sử dụng cao hơn.
Nếu bạn đang băn khoăn trong việc chọn mua giá thể thì có thể liên hệ với Lisado. Là công ty chuyên về thủy canh với dịch vụ trồng rau thủy canh tiên tiến, Lisado mang đến quy trình làm việc hiệu quả, giúp bạn thiết kế xây dựng mô hình trồng rau thủy canh hiện đại, đảm bảo hiệu quả cây trồng cao.
Các thiết bị, vật tư thủy canh được Lisado cung ứng đến tay người dùng với chất lượng đạt chuẩn, đã được kiểm định chặt chẽ bởi các kỹ thuật viên chuyên nghiệp. Chọn mua giá thể tại Lisado, bạn sẽ được tư vấn chọn loại phù hợp nhất với hệ thống vườn rau sạch của gia đình cùng chi phí ưu đãi nhất. Liên hệ với Lisado qua hotline 0972627927 nếu còn bất cứ băn khoăn gì trong việc chọn mua để được tư vấn chi tiết và hỗ trợ tối ưu nhất.
- Một số kiến thức về dung dịch thủy canh (07/09/2016)
- Quy trình kỹ thuật sản xuất rau thủy canh tuần hoàn (07/09/2016)
- Tìm hiểu về trồng rau thủy canh (07/09/2016)
- 3 công nghệ tưới nước dùng để trồng rau (07/09/2016)
- Cách trồng cây nha đam thu hái lá (07/09/2016)
- Hướng dẫn cách trồng cây ớt sừng (07/09/2016)
- Hướng dẫn cách trồng cây ớt sừng (07/09/2016)
- Cách trồng cây măng tây xanh (07/09/2016)
- Trồng đậu ván- loại rau cho vùng khô hạn (07/09/2016)
- Những kinh nghiệm trồng rau trong mùa mưa (07/09/2016)