Nhiều người thường lo ngại khi trồng rau thủy canh, lượng nước và dung dịch thủy canh luôn được lưu trữ thường xuyên trong hệ thống trồng có thể khiến muỗi sinh sôi gây nhiều dịch bệnh. Nhưng sự thật có phải như vậy? Cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây
Sốt xuất huyết hiện nay đang bùng phát tại các tỉnh phía bắc, đặc biệt là Hà Nội với hơn 1000 ca mắc mới mỗi tuần. Và muỗi là một trong những nguyên nhân khiến dịch bệnh này lây lan. Vì thế, nhiều gia đình có hệ thống giàn trồng rau thủy canh lo ngại đây sẽ là nơi chứa mầm bệnh sốt xuất huyết.
Về vấn đề này thì bạn không cần lo ngại bởi hệ thống tưới tiêu cho rau thủy canh rất linh hoạt với tính hiện đại, tự động cao, nên không lo hiện tượng ứ đọng, thừa nước. Nguồn nước tưới cung cấp cho rau cũng là nguồn nước sạch nên không phát tán sinh vật hay côn trùng độc hại, đảm bảo tính an toàn cao.
Bài viết này Lisado sẽ cùng các bạn tìm hiểu về độ an toàn của các phương pháp trồng rau thủy canh.
Các phương pháp trồng rau thủy canh phổ biến
Như các bạn đã biết, trồng rau thủy canh là phương pháp trồng rau sạch không sử dụng đất mà trồng trực tiếp với môi trường dinh dưỡng trên các giá thể như xơ dừa, than, trấu, bùn, nước, sỏi nhẹ, bùn khoáng,… Nguồn dinh dưỡng được pha, bổ sung theo tiêu chuẩn với từng loại rau. Trồng rau thủy canh thường được biết đến với 2 phương pháp: thủy canh tĩnh và thủy canh hồi lưu.
Phương pháp trồng rau thủy canh tĩnh là hình thức trồng mà bạn pha chế dung dịch thủy canh vào trong chậu hoặc thùng xốp để nuôi dưỡng những cây trồng trong rọ nhựa thủy canh bên trên. Rễ cây được nhúng một phần trong dung dịch dinh dưỡng từ đó sẽ hút dưỡng chất lên và nuôi cây. Với phương pháp này, lượng dung dịch bên trong sẽ không trao đổi, không được luân chuyển như phương pháp thủy canh hồi lưu.
Trồng rau thủy canh hồi lưu sử dụng hệ thống máy bơm để bơm dung dịch dinh dưỡng lên các ống thủy canh và đẩy các dung dịch còn lại về bể chứa một cách tuần hoàn. Với hệ thống này, dung dịch dinh dưỡng thủy canh sẽ liên tục được thay đổi trong ống dẫn. Sự luân chuyển tuần hoàn của dòng dung dịch thủy canh sẽ khiến bộ rễ hấp thu dưỡng chất tốt hơn, tạo điều kiện cho rau phát triển một cách tốt hơn, nhanh hơn.
Như vậy, có thể thấy trồng rau thủy canh mang tính tự động cao với hệ thống tưới tiêu linh hoạt, lượng dưỡng chất được pha chế, kiểm soát đúng chuẩn ( kiểm tra bằng bút đo ppm, bút đo ph) nên bạn có thể yên tâm về tính an toàn của rau trồng và không lo hiện tượng nước ứ đọng.
Phương pháp trồng rau thủy canh không phát tán muỗi
Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính và có thể lây lan thành dịch do virus dengue gây ra. Bệnh có thể lây lan nhanh qua đường muỗi đốt.
Với các gia đình đang sử dụng hệ thống giàn trồng rau thủy canh, không cần phải lo vấn đề dung dịch thủy canh trong giàn trồng sẽ là môi trường cho bọ gậy phát triển thành muỗi, lây truyền dịch bệnh. Bởi đối với hệ thống thủy canh hồi lưu, bơm tưới linh hoạt, sẽ không có lượng nước tồn đọng trong ống nhựa thủy canh nên không có môi trường để muỗi truyền bệnh phát triển.
Hệ thống bình chứa được thiết kế đóng nắp, không cho muỗi phát triển và phát tán ra ngoài không gian sống và sinh hoạt. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn tuyệt đối thì các bạn cần phải thay dung dịch thủy canh trong bể chứa thường xuyên.
Với phương pháp thủy canh tĩnh, các chậu, thùng chứa không được lưu chuyển dòng nước nên thường sẽ có cung quăng bọ gậy phát triển, nếu môi trường xung quanh cũng ẩm ướt thì sẽ là nơi thích hợp để chúng phát tán nhiều hơn. Để khắc phục tình trạng này, các hệ thống giàn thủy canh của bạn cần được đặt tại nơi thông thoáng, nhiều ánh nắng mặt trời.
Tốt nhất, khi trồng rau thủy canh, bạn nên chú ý một chút về vị trí trồng và bình chứa nước, thường xuyên quan sát bể nước. Hoặc có thể sử dụng phương pháp trồng rau thủy canh nuôi cá để bọ gậy không phát triển.
- Trồng rau bằng kỹ thuật thủy canh không hồi lưu (01/03/2017)
- Các kỹ thuật thủy canh (01/03/2017)
- Kỹ thuật trồng cây lá màu thủy canh (01/03/2017)
- Trồng rau thủy canh (01/03/2017)
- Kỹ thuật trồng cây thủy canh trong bình thủy tinh đẹp hút hồn (01/03/2017)
- Quy trình kỹ thuật sản xuất rau thủy canh (01/03/2017)
- Kỹ thuật trồng rau thủy canh trong thùng xốp đơn giản, an toàn, tiện lợi (01/03/2017)
- Cách phòng trừ bệnh hại cây măng tây xanh (01/12/2016)
- Chăm sóc, khai thác măng tre điền trúc (01/12/2016)
- Để tre Bát Độ ra nhiều măng (01/12/2016)