Ông Alexander Panfilov, Trưởng nhóm nghiên cứu thuộc Quỹ các dự án nghiên cứu tiên tiến của Nga, cho biết đây là một thiết bị lai sinh học (biohydrid). Để phát huy tác dụng, hệ thống lai sinh học này cần sử dụng loài chuột như một "thiết bị" dò.
Khả năng chẩn đoán sớm ung thư và bệnh lao của thiết bị biohydrid này được tính toán dựa trên một thiết bị toán học được tạo ra từ các điện cực gắn trên loài chuột.
Thiết bị toán học này chịu trách nhiệm diễn giải nhịp sinh học của chuột khi cơ quan cảm nhận của chúng phản ứng đối với các yếu tố ung bướu từ hơi thở con người.
Qua thử nghiệm, hệ thống chẩn đoán này có khả năng phát hiện các ca bệnh ung thư ở giai đoạn đầu hoặc giai đoạn thứ 2 thông qua dữ liệu phân tích hơi thở của một bệnh nhân trong thời gian rất ngắn.
Đối với các ca ung thư phổi ở giai đoạn 2 và 3, tỷ lệ chẩn đoán thành công khi sử dụng hệ thống này lên tới hơn 90%.
Ở thời điểm hiện tại, phương pháp chẩn đoán bằng thiết bị lai sinh học này mất khoảng 5 phút. Tuy nhiên, các nhà khoa học Nga đã đặt mục tiêu giảm thời gian chẩn đoán bệnh còn 1 phút.
Trên thực tế, một loạt hệ thống tương tự cũng đang được phát triển trên thế giới, nhưng các nhà khoa học Nga đã trở thành những nhà tiên phong cho ra đời thiết bị đầu tiên thực sự có hiệu quả này.
- Công nghệ lớp phủ thiết bị vệ sinh mới giúp tiết kiệm nước trên toàn thế giới (20/11/2019)
- Bất ngờ với cặp đôi chim cánh cụt đồng tính... ấp trứng (20/11/2019)
- Để nhựa không thành rác, các phong trào kêu gọi ý thức là chưa đủ (20/11/2019)
- Hà Tĩnh: Nông dân gieo xuống đồng ruộng trên 120 nghìn tấn thuốc bảo vệ thực vật và phân hóa học mỗi năm (20/11/2019)
- Khoa học cùng với bé: Điện là gì? (20/11/2019)
- Chuyên gia dinh dưỡng nói về lợi ích của việc từ bỏ đường (20/11/2019)
- Kỹ thuật chăm sóc vườn ổi Đài Loan (18/11/2019)
- Sử dụng hiệu quả thức ăn trong chăn nuôi gà thương phẩm (18/11/2019)
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa cúc (18/11/2019)
- Một số lưu ý trong sản xuất cây trồng vụ Đông (18/11/2019)