Con người và các sinh vật thở bằng không khí khác thường bị chết đuối khi có quá nhiều nước trong phổi, nhưng các nhà khoa học Nga chứng minh một con chó có thể sống sót dưới nước, sử dụng công nghệ thở lỏng trong thí nghiệm nhằm cứu sống sinh mạng của thủy thủ tàu ngầm, Sputnik News đưa tin.
Thở chất lỏng là một dạng hô hấp trong đó tổ chức sinh vật thở qua chất lỏng giàu oxy thay vì không khí như thông thường.
Trong hàng chục năm, các nhà khoa học đã tìm kiếm những cách mới để cứu thủy thủ tàu ngầm gặp nạn và giúp phi công cũng như phi hành gia chịu đựng môi trường khắc nghiệt trong những chuyến bay dài.
Trong thí nghiệm khoa học, một con chó dachshund bị nhúng ngập mặt vào một chiếc bình chứa đầy chất lỏng bão hòa oxy. Chỉ hai phút sau, con chó đã có thể thích nghi với môi trường mới.
"Chất lỏng đi vào phổi và con vật bắt đầu thở bằng chất lỏng", nhà nghiên cứu giải thích trong thí nghiệm diễn ra ở Moscow hôm 19/12.
Phương pháp thở bằng chất lỏng do Viện Nghiên cứu Cao cấp ở Moscow phát triển có thể được sử dụng để giải cứu thủy thủ đoàn của tàu ngầm chìm. Nổi lên nhanh từ độ sâu 100 mét trở lên là điều bất khả thi do việc giải phóng bọt khí ni-tơ làm tắc nghẽn mạch máu trong tủy sống và não, có thể gây chết người.
Để tránh nguy cơ này, thủy thủ tàu ngầm sẽ được trang bị một thiết bị đặc biệt giúp bơm đầy vào phổi họ chất lỏng giàu oxy nhưng không chứa ni-tơ. Nhờ đó, phổi người sẽ không bị nén chặt bởi áp suất nước biển vốn tăng thêm một atmosphere khi lặn thêm 10 mét. Áp suất cơ thể sẽ cân bằng với áp suất bên ngoài, cho phép người sử dụng thiết bị nổi lên an toàn mà không cần trải qua quá trình khử áp kéo dài.
Phương pháp trên cũng có thể áp dụng để bảo vệ phi công chiến đấu và phi hành gia khỏi sức nặng khổng lồ mà họ phải chịu trong lúc cất cánh và diễn tập ở tốc độ cao. Với công nghệ thở bằng chất lỏng, các nhà nghiên cứu có thể tạo ra một bộ đồ giúp phân bố đều sức nặng trên cơ thể phi công.
- Bất ngờ với cặp đôi chim cánh cụt đồng tính... ấp trứng (20/11/2019)
- Để nhựa không thành rác, các phong trào kêu gọi ý thức là chưa đủ (20/11/2019)
- Hà Tĩnh: Nông dân gieo xuống đồng ruộng trên 120 nghìn tấn thuốc bảo vệ thực vật và phân hóa học mỗi năm (20/11/2019)
- Khoa học cùng với bé: Điện là gì? (20/11/2019)
- Chuyên gia dinh dưỡng nói về lợi ích của việc từ bỏ đường (20/11/2019)
- Kỹ thuật chăm sóc vườn ổi Đài Loan (18/11/2019)
- Sử dụng hiệu quả thức ăn trong chăn nuôi gà thương phẩm (18/11/2019)
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa cúc (18/11/2019)
- Một số lưu ý trong sản xuất cây trồng vụ Đông (18/11/2019)
- Ứng dụng công nghệ sinh học không dùng kháng sinh, hóa chất trong nuôi tôm (18/11/2019)