Số lượt truy cập: 3229415
Đang online: 68
Các vi sinh vật, còn được gọi là vi khuẩn lam lục, có thể được tìm thấy tại các vùng miền, trong bất kỳ hệ sinh thái toàn cầu. Cả quá trình hô hấp và quang hợp diễn ra trong tế bào của sinh vật đều liên quan đến cơ chế chuỗi chuyển điện tử.
“Bằng cách áp dụng cơ chế liên tục đó vào nghiên cứu, chúng tôi đã tạo ra một công nghệ mới và có khả năng nhân rộng, từ đó, hướng đến những cách thức ít tốn kém hơn để sản xuất năng lượng không cacbon", giáo sư kỹ thuật Muthukumaran Packirisamy, đại học Concordia cho biết.
Trong một nghiên cứu trước đây, lần đầu tiên tảo được sử dụng ở mặt tiền ốp kính để sản xuất năng lượng và tạo bóng mát cho một tòa nhà ở CHLB Đức, hoặc một phát minh khác có sử sụng năng lượng từ tảo là đèn vi tảo giúp tiết kiệm năng lượng và giảm phát thải khí cacbon, tuy nhiên, vi tảo vẫn được coi là nguồn tiềm năng sản xuất dầu diesel sinh học, có thể hoàn toàn thay thế diesel hóa thạch trong tương lai.
Mẫu tế bào năng lượng quang hợp của nhóm các nhà khoa học Concordia hiện vẫn ở quy mô nhỏ, trong đó tảo được đặt vào ngăn cực dương, cùng với cực âm và màng trao đổi proton để tạo nên tổng thể thiết bị. Nguồn tải bên ngoài được nối với thiết bị sẽ tách electron được giải phóng ra bề mặt điện cực.
Theo mô tả, nhóm nghiên cứu đo được điện áp mạch hở đến 993 mvs, trong khi đó, công suất cao nhất là 175 mws đạt được khi nguồn tải ngoài là 850 ohms. Nhóm cho biết vi tế bào năng lượng quang hợp (μPSC) có thể tạo ra mật độ công suất là 36.23 mws/cm2, mật độ điện áp là 80 mvs/cm2, và mật độ dòng điện là 93,38 mas/cm2, xét trong điều kiện thử nghiệm.
Giáo sư Packirisamy cho biết thiết bị này vẫn chưa đạt tới phạm vi đủ lớn để hoạt động trên quy mô thương mại, tuy vậy, ông hy vọng rằng tế bào năng lượng quang hợp sẽ sớm được đưa vào sử dụng để cung cấp điện cho các thiết bị di động và máy tính, và cuối cùng là có thể trở thành nguồn cung cấp năng lượng chính trên toàn cầu.
Báo cáo kết quả nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Công nghệ.