Số lượt truy cập: 3222218
Đang online: 334
Những hiện tượng thường gặp như cây ra hoa không tập trung, tỷ lệ đậu trái thấp và dịch hại bùng phát làm giảm năng suất cũng như chất lượng…
Theo TS Võ Hữu Thoại, Phó Viện trưởng Viện Cây ăn quả miền Nam, bón phân hữu cơ giúp cây tăng sức đề kháng. Cây xanh tốt sẽ giúp giảm dần sử dụng thuốc BVTV, từ đó bảo vệ được thiên địch có lợi và không gây ô nhiễm môi trường. Đặc biệt củ, quả khi bón phân hữu cơ khi ăn thấy ngon hơn, thời gian bảo quản lâu hơn, cũng như bảo đảm an toàn hơn cho người tiêu dùng. Ngoài ra, phân hữu cơ khi bón vào trong đất giúp cho vi sinh vật trong đất phát triển tốt hơn, làm cho đất thay đổi lí tính, tơi xốp, rễ phát triển tốt, chống xói mòn và nâng cao độ phì nhiêu...
Phân hữu cơ hiện có 2 dạng: phân xử lý dạng công nghiệp, loại bỏ các độc chất, kim loại nặng, tuy nhiên giá thành tương đối cao. Để tận dụng nguồn phân hữu cơ có sẵn như phân chuồng, bà con gom lại làm phân bón. Tuy nhiên phân chuồng do các loại gia súc, gia cầm thải ra có chứa cỏ, mầm bệnh. Vì vậy để sử dụng phân chuồng hiệu quả cần phải ủ hoai từ đó mới cung cấp cho cây trồng.
Để sử dụng phân hữu cơ hiệu quả cần phối trộn một số chế phẩm sinh học như nấm Trichoderma. Khi bón vào trong đất ngoài việc phân giải chất hữu cơ còn đối kháng một số nấm gây hại như thối rễ… Bên cạnh đó nông dân cần lưu ý khi bón phân hữu cơ cần bón vào mùa nắng, không bón vào mùa mưa, do khi ủ phân chưa phân hủy hoàn toàn. Khi bón vào mùa mưa vi sinh vật sẽ cạnh tranh với rễ cây.
Mặt khác khi bón phân hữu cơ không bón cùng phân hóa học, phân vô cơ. Nếu sử dụng phân vô cơ nồng độ cao đặc biệt có đạm thì vô tình sẽ giết vi sinh vật. Do đó khuyến cáo bón phân hữu cơ trước sau đó bón phân vô cơ nhằm mục đích giữ nước, giữ dinh dưỡng của phân vô cơ để cung cấp cho cây trồng được lâu dài hơn.
PGS.TS Trần Văn Hậu, giảng viên Khoa Nông nghiệp và Ứng dụng, Trường ĐH Cần Thơ cho rằng, thời kỳ bón cần lưu ý, bón khi lúc thời gian lá già, trước đó thì nên xử lý cây chững lại để vườn có thể đồng đều, thường thì có biện pháp siết nước, còn nếu biết sử dụng hóa chất thì dùng phân lân và kali cao phun nồng độ 0,5% thì lá già chững lại, kết hợp siết nước, khi bón phân và tưới nước cây sẽ ra đọt đồng đều hơn. Thậm chí có thể phun thêm một số chất kích thích ra đọt, vừa dùng biện pháp tưới nước, bón phân, kích thích trên lá thì đọt sẽ ra rất nhanh.
Theo Cty Behn Meyer Agricare Việt Nam, để hạn chế tình trạng xâm nhập mặn trong mùa khô bà con có thể sử dụng sản phẩm Kali Boron với thành phần Kali 40%, Magiê 6%, cây hấp thu rất tốt, vừa có Kali vừa có Magiê giúp quá trình quang hợp mạnh nếu rải ở gốc.
Nếu bà con sử dụng thêm những sản phẩm Kali và trung vi lượng để phun bên trên lá, khi quá trình xâm nhập mặn diễn ra làm cho rễ hấp thu kém và lúc đó lá sẽ hấp thu nhiều hơn. Từ đó chúng ta có thể hỗ trợ bằng cách phun qua lá, vì vậy nếu phun qua lá thì có thể sử dụng sản phẩm Basfolial K, với thành phần Kali 35% và Magiê 4%, giúp cho bộ lá thẩm thấu và hạn chế sự bốc thoát hơi nước.
Tuy nhiên đối với một số vườn cây ăn trái khi ảnh hưởng hạn mặn ở ĐBSCL, sau khi hạn mặn rút, để phục hồi lại bộ rễ của cây có thể sử dụng 2 sản phẩm: Basfolial Aktiv, Basfolial Kelp. Hai sản phẩm này sẽ hỗ trợ với nhau, làm cho một số bộ rễ bị hư tái tạo lại bộ rễ mới và hạn chế nấm bệnh tấn công.
Nguồn tư liệu: nongnghiep.vn