THÔNG TIN HỎI ĐÁP

Hình ảnh hoạt động

Website ngành

Thống kê truy cập

Số lượt truy cập: 2787508

Đang online: 13

Chi tiết hỏi đáp

Lĩnh vực: Chăn nuôi
  Hỏi: Kỹ thuật nuôi chim cút cho hiệu quả kinh tế cao?
  Đáp:

Hiện nay, nuôi chim cút lấy trứng đem lại hiệu quả kinh tế rất cao, vốn đầu tư lại ít. Xin giới thiệu quy trình kỹ thuật nuôi chim cút để bà con nông dân tham khảo:

1. Lồng úm:

Quy cách 1,5 x 1,0 x 0,5m, cách mặt đất 0,5m. Xung quanh làm bằng lưới ô vuông 1cm. Những ngày đầu mới úm, đáy lồng và xung quanh phải lót giấy, che kín, yên tĩnh và không bị lọt chân.

2. Chuồng nuôi:

Có thể nuôi lồng hay quây nuôi nền. Quy cách lồng 1,0 x 0,5 x 0,2m, nuôi được 20-25 cút mái. Nóc lồng làm bằng vật liệu mềm, vì cút hay nhảy dựng đứng làm bể đầu. Đáy lồng dốc 2-30 để trứng lăn ra, làm bằng lưới ô vuông 1-1,5cm, để cút đi đứng thoải mái và phân lọt xuống vì hứng phân. Khi nuôi nhiều thì chồng các lồng lên nhau, cách nhau 10-12cm để đặt vỉ hứng phân. Quy cách quây nuôi nền, đường kính 1-1,5m, cao 0,4m, trên có bóng đèn và chụp sưởi, nuôi được 200-250 cút 1 tuần tuổi, 150-200 cút 2 tuần tuổi, 100-150 cút 3 tuần tuổi....

Máng ăn, máng uống: Có thể làm bằng nhôm hay nhựa treo xung quanh chuồng, quy cách dài 0,5 hoặc 1,0m, rộng 6-7cm, cao 5-6cm. Máng để úm có thể làm nhỏ và thấp hơn đặt trong chuồng nuôi.

3. Thức ăn:

Mỗi ngày cút ăn 20-25gr thức ăn hỗn hợp và đẻ 1 quả trứng nặng 10-11gr (bằng 10% cơ thể), cho nên thức ăn của cút phải bảo đảm yêu cầu dinh dưỡng cao, nhất là đạm, khoáng và sinh tố....

Nước uống: Mỗi ngày chim cút uống 50-100ml nước, nhưng phải cung cấp đầy đủ nước sạch và mát cho chim cút uống tự do.

4. Chăm sóc nuôi dưỡng:

Cút con từ 1 đến 25 ngày: Cút con nở ra phải úm ngay. Có thể úm lồng hoặc úm nền, nhưng phải sưởi nóng lồng hoặc chuồng trước khi cho cút con vào úm.

- Nhiệt độ úm: Tuần thứ nhất 34-350C, sau đó giảm dần mỗi tuần 30C, đến tuần thứ 4 không phải úm nữa.

- Thoáng khí: ấm áp nhưng phải thoáng khí.

- Mật độ úm:

Tuần 1: 200-250 con/m2,

Tuần 2: 150-200 con/m2,

Tuần 3: 100-150 con/m2;

Tuần 4: 50-100 con/m2.

- Thức ăn, nước uống: Giai đoạn úm nên đặt máng ăn, uống trong lồng, chuồng. Thức ăn giàu dinh dưỡng, nhất là đạm (26-28%), sinh tố... cho ăn nhiều trong ngày. Nên bổ sung sinh tố... vào nước cho cút uống thường xuyên.

Cút thịt 25-30 ngày: Từ ngày 25 chuyển sang chế độ nuôi thịt. Khẩu phần thức ăn vỗ béo, nhiều tinh bột, ít đạm (22-24%)... cho ăn, uống tự do cả ngày lẫn đêm. Mật độ trung bình 50-70 con/m2. Cút thịt xuất bán 40-50 ngày tuổi.

5. Chọn giống và phối giống cho chim cút:

Chọn giống: Chọn mua cút ở những cơ sở sản xuất giống bố mẹ. Cút giống phải khỏe mạnh, không dịch bệnh, dị tật, nhanh nhẹn, háu ăn... Tỷ lệ đẻ, ấp nở, nuôi sống cao, tăng trọng nhanh, ổn định và đồng đều... Tránh đồng huyết, dòng bố, dòng mẹ nuôi tách riêng để chọn lọc và ghép đôi giao phối... Từ ngày 25 chọn lọc những con đủ tiêu chuẩn làm giống nuôi riêng. Cút trống, khỏe mạnh, nhanh nhẹn, lông da bóng mượt, thân hình gọn, nhỏ hơn con cái, đầu nhỏ, mỏ ngắn, cổ dài, ngực nở, lông ngực vàng, 25 ngày tuổi nặng 70-90gr. Cút mái, đầu thanh, cổ nhỏ, lông da bóng mượt, lông ngực có đốm trắng đen, xương chậu rộng, hậu môn nở, đỏ hồng và mềm mại... Trọng lượng lớn hơn cút trống.

- Phối giống: Phải trên 3 tháng mới cho phối giống, phối giống sớm quá sẽ làm cho bầy cút mau tàn.

 

Nguồn tư liệu: Sở KH&CN Vĩnh Phúc

Câu hỏi cùng lĩnh vực

xã Tóc Tiên xã Long Tân xã Suối Nghệ xã Phước Long Thọ xã Phước Thuận xã An Ngãi xã Bình Châu Khu dân cư số 1 xã Cù Bị Huyện Xuyên Mộc xã Phước Hội xã Bàu Lâm