Hỏi: Lươn nuôi trong bể xi măng được 2 tuần tuổi thì có hiện tượng đỏ ở gần hậu môn, tróc da, tuột nhớt, quay quay 1 lúc thì chết, ngoài ra không có hiện tượng nào khác. Hỏi nguyên nhân và cách khắc phục? Trả lời: Khi bị bệnh, lươn đó sẽ tách đàn và ngóc đầu lên, đứng một mình, do chúng bị mắc bệnh xuất huyết, sốt nóng. Nguyên nhân do nước ô nhiễm, vi khuẩn phát triển gây bệnh. Khắc phục: Bắt con lươn bị bệnh ra điều trị riêng, tắm cho cả đàn bằng nước muối 3 phần nghìn hoặc thuốc tím (KMn04) hay Povidin. Thời gian tắm 15 -30 phút, liều theo hướng dẫn trên bao bì. Sau đó cho lươn ăn thêm kháng sinh bằng một trong các loại thuốc sau: Doxycycllin, Florphenicol, Rifamycin, Amoxicilin. Cho ăn 5 - 7 ngày liên tục, liều theo khuyến cáo của nhà sản xuất. Chú ý cho lươn ăn sau 2 giờ thay nước để nước không bị ô nhiễm, lươn sẽ ít bị bệnh. Hỏi: Xin chuyên gia giải đáp ngắn gọn về kỹ thuật nuôi ếch? Nuôi ếch có nhiều hình thức nuôi trong vèo hoặc bể, chú ý xây dựng bể hoặc vèo xong mới thả giống, vị trí chọn đặt vèo hay bể phải đi lại thuận lợi, nguồn nước không ô nhiễm, bể hoặc vèo có diện tích 4 - 8 m2 tùy địa hình để thiết kế. Mật độ thả trung bình 50 - 60 con/m2. Cho ăn bằng thức ăn công nghiệp chuyên sản xuất cho ếch, khối lượng 5 - 10%/ngày; nếu thức ăn tươi sống như giun, cá tạp, dế...thì phải vệ sinh hàng ngày để hạn chế dịch bệnh. Chú ý phân loại thường xuyên để ếch không ăn lẫn nhau. Hỏi: Khi ngâm ủ thóc giống ở vụ mùa cần chú ý thực hiện kĩ thuật như thế nào cho tốt? Trả lời: Thóc giống vụ mùa có 2 nguồn: Thóc chuyển vụ và thóc liền vụ. Do đó nông dân cần ngâm ủ sao cho đúng kĩ thuật, phù hợp với từng loại thóc để đảm bảo tỷ lệ nảy mầm cao nhất. Cụ thể là: - Đối với giống chuyển vụ (thóc được sản xuất từ vụ mùa năm trước): Trước khi ngâm ủ cần kích thích cho hạt nảy mầm tốt bằng cách phơi thóc giống dưới nắng nhẹ từ 2 - 3h tránh nền xi măng hoặc sân gạch. Tiếp đó cần xử lý giống bằng nước muối 15% trong vòng 15 phút hoặc trong nước nóng 54 độ C (ngâm trong 12h) để diệt mầm bệnh có trên vỏ trấu. Mang thóc đã xử lý đãi sạch rồi đỏ thóc vào ngâm cho no nước tùy từng loại thóc vỏ dày hay mỏng, lúa lai hay thuần. * Chú ý: Nông dân cần thường xuyên quan sát và theo dõi lô thóc ngâm, tiến hành thay rửa nước chua (6 - 8h/lần) để thóc không bị thối hỏng nhất là trong điều kiện ngày nắng nóng. Tuyệt đối không để hạt thóc thừa nước hoặc nước ngâm quá nhiều, axit chua sẽ làm hư hỏng hạt trước khi nảy mầm. Trước khi đưa thóc vào ủ cần rửa sạch chất nhờn trên vỏ trấu, để ráo nước rồi cho vào túi vải ẩm hoặc bao dứa mỏng với lượng vừa phải để nơi thoáng mát có đòn kê. Không nên để bao thóc với lượng nhiều hoặc ủ kín quá hạt thóc vụ mùa sẽ dễ thối hỏng vì sức nóng quá lớn. Thời gian ủ thóc giống ở vụ mùa chỉ cần 24 - 26h đến khi hạt thóc nứt nanh thì đem gieo ngay để mầm mạ mập hơn. - Đối với thóc liền vụ (thóc được sản xuất từ cuối vụ xuân cùng năm): Trước khi ngâm ủ thóc cần phải có biện pháp xử lý phá ngủ cho hạt. Cách làm: Dùng supe lân với lượng 0,5 - 1 kg hòa vào 10 - 15 lít nước khuấy đều để lắng, gạn lấy nước trong rồi đổ thóc giống vào ngâm trong vòng từ 10 - 12h (cứ 1 kg thóc giống cần 1 - 1,5 lít nước dung dịch lân). * Chú ý: Thóc liền vụ yêu cầu thời gian ngâm sẽ dài hơn thóc chuyển vụ tùy theo vỏ trấu dày hay mỏng, các giống lúa khác nhau thì thời gian ngâm khác nhau, trung bình từ 24 - 36h sau khi xử lý phá ngủ.
- Hà Tĩnh: Trang trại hoãn tái đàn giúp dân khôi phục chăn nuôi sau lũ (07/12/2020)
- Nuôi chim yến nhà - Nghề đặc thù mang lại giá trị kinh tế cao (07/12/2020)
- Hòa Bình: Nuôi gà thương phẩm theo VietGAHP (07/12/2020)
- Đồng Tháp đẩy mạnh tái cấu trúc chăn nuôi heo sau dịch (07/12/2020)
- Nuôi gia cầm theo chuỗi liên kết, hướng phát triển bền vững (07/12/2020)
- Khuyến nông - Cầu nối người nuôi gia cầm theo hướng an toàn sinh học (07/12/2020)
- Nuôi gà bằng thảo dược thu lãi cao (07/12/2020)
- Sản xuất giống và an toàn sinh học trong chăn nuôi gia cầm (07/12/2020)
- Nuôi gà đẻ trứng sạch (07/12/2020)
- Nuôi ếch kiếm hàng trăm triệu (07/12/2020)