Chú ý không để lợn con bị lạnh, gió lùa, sàn chuồng ẩm ướt, phải đảm bảo đủ về số lượng và chất lượng thức ăn, nước uống, cần tiêm phòng đầy đủ...
Hỏi: Xin chuyên gia cho biết cách chăm sóc và nuôi dưỡng lợn con sau khi tách mẹ?
Trả lời: Những ngày đầu mới tách mẹ nên giữ nhiệt độ chuồng nuôi của lợn con tương đương với nhiệt độ chuồng nuôi trước cai sữa (khoảng 23 - 25oC), nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp đều ảnh hưởng bất lợi cho lợn, nhất là mùa đông lợn dễ bị viêm phổi.
Chú ý không để lợn con bị lạnh, gió lùa, sàn chuồng ẩm ướt, phải đảm bảo đủ về số lượng và chất lượng thức ăn, nước uống, cần có chế độ chăm sóc nuôi dưỡng hợp lý và tiêm phòng đẩy đủ cho lợn con theo quy định của cơ quan thú y.
Hỏi: Có nên cho gà ăn tự do ở giai đoạn đẻ trứng không? Tại sao?
Trả lời: Không nên cho gà bố mẹ ăn tự do giai đoạn đẻ trứng, vì gà mái béo, vượt khối lượng dẫn đến đẻ kém, tỷ lệ trứng giống thấp, tỷ lệ trứng được thụ tinh thấp, tỷ lệ ấp nở thấp, tỷ lệ gà mái bị chết cao. Gà trống béo, vượt khối lượng nên lười đạp mái, gà mái không cho phối giống hoặc có phối cũng không hiệu quả, tỷ lệ gà chết cao và lãng phí thức ăn.
Hỏi: Vì sao gà đẻ nhiều trứng 2 lòng đỏ, muốn hạn chế thì làm thế nào?
Trả lời: Gà đẻ trứng 2 lòng đỏ thường gặp ở những đàn gà mái mà giai đoạn nuôi hậu bị phát dục không đều, những cá thể phát dục muộn sống cùng chế độ nuôi gà giai đoạn đẻ (dinh dưỡng cao hơn, lượng thức ăn hàng ngày cao hơn chiếu sáng tăng cả thời gian và cường độ so với thời gian hậu bị), gà bị kích thích mạnh cho nên phát dục rất nhanh, có những cá thể bị rối loạn, sai lệnh trong rụng trứng, có 2 tế bào trứng rụng cùng lúc hoặc rụng cách nhau trong khoảng thời gian ngắn, được bao bọc trong cùng 1 quả trứng.
Giải pháp hạn chế: Cần nuôi dưỡng, chăm sóc gà hậu bị thật tốt, phân 3 lô trong đàn/chuồng theo khối lượng để đàn gà có tỷ lệ đồng đều cao.
Hỏi: Gia đình tôi không có đất nhưng muốn trồng rau an toàn để ăn. Xin cho biết nên trồng rau như thế nào?
Trả lời: Nếu không có đất bạn nên trồng bằng giá thể sinh học sẽ ít tốn kém và dễ làm hơn phương pháp thủy canh.
- Trồng rau mầm: Cho giá thể vào khay nhựa, xốp hoặc chậu, rổ... độ dày khoảng 2 - 3cm, ấn nhẹ cho bề mặt phẳng. Hạt giống dùng để sản xuất rau mầm như cải củ, rau muống, đậu hà lan, giá đỗ... được ngâm vào nước ấm "3 sôi 2 lạnh" từ 1 - 2 giờ rồi vớt ra để ráo. Rắc hạt giống lên bề mặt giá thể với lượng khoảng 20gr cho một hộp 0,3m2, lấy tay ấn nhẹ để tăng tiếp xúc cho hạt rồi tưới ẩm hàng ngày (tùy theo thời tiết mà tưới 1 - 2 lần/ngày).
Khay hạt giống đã gieo có thể để lên lan can, sân thượng (được che lưới đen là tốt nhất). Sau 5 - 10 ngày cho thu hoạch 1 lứa rau mầm tùy theo loại rau. Thu hoạch bằng cách cắt sát gốc hoặc nhổ cả rễ. Trồng đợt khác tương tự trên nền giá thể mới. Giá thể sau khi đã thu hoạch rau mầm từ 1 - 2 ngày có thể sử dụng để trồng rau ăn lá hoặc ăn quả.
- Trồng rau ăn lá, ăn quả: Cách làm tương tự như đối với kỹ thuật trồng rau mầm nhưng mật độ hạt giống đem gieo chỉ bằng 1/5 lượng hạt dùng để gieo rau mầm. Độ dày của giá thể cần đạt ít nhất 5 - 7cm và có thể dày hơn tùy theo từng loại rau được trồng. Ví dụ rau muống, cải các loại, mồng tơi, rau dền cần dày 5 - 10cm. Riêng cây rau ăn quả như cà chua, dưa chuột, mướp, ớt ngọt... cần độ dày giá thể từ 20 - 25cm. Khay hạt giống đã gieo đặt trên lan can hay sân thượng cần có đủ ánh sáng.
Với rau ăn lá sau gieo 25 - 30 ngày sẽ cho thu hoạch. Khi thu hoạch tiến hành ngắt ngọn từ lá thứ 3 trở đi. Sau khi thu hoạch từ 1 - 2 lứa cần bổ sung phân bón hữu cơ chuyên dụng bằng cách tưới hoặc bón tùy theo thể loại phân sau mỗi lần thu hoạch.
Sau mỗi đợt trồng giá thể có thể được sử dụng lại bằng cách trộn 50% giá thể cũ + 50% giá thể mới và tiến hành như ban đầu.
- Hà Tĩnh: Trang trại hoãn tái đàn giúp dân khôi phục chăn nuôi sau lũ (07/12/2020)
- Nuôi chim yến nhà - Nghề đặc thù mang lại giá trị kinh tế cao (07/12/2020)
- Hòa Bình: Nuôi gà thương phẩm theo VietGAHP (07/12/2020)
- Đồng Tháp đẩy mạnh tái cấu trúc chăn nuôi heo sau dịch (07/12/2020)
- Nuôi gia cầm theo chuỗi liên kết, hướng phát triển bền vững (07/12/2020)
- Khuyến nông - Cầu nối người nuôi gia cầm theo hướng an toàn sinh học (07/12/2020)
- Nuôi gà bằng thảo dược thu lãi cao (07/12/2020)
- Sản xuất giống và an toàn sinh học trong chăn nuôi gia cầm (07/12/2020)
- Nuôi gà đẻ trứng sạch (07/12/2020)
- Nuôi ếch kiếm hàng trăm triệu (07/12/2020)