Đồng Tháp có tổng đàn heo lớn thứ 2 ở ĐBSCL, chỉ sau tỉnh Tiền Giang, đang từng bước phục hồi tỷ trọng của ngành chăn nuôi heo, tăng hơn 10% so với năm 2019.
UBND tỉnh Đồng Tháp cho biết, kế hoạch tái đàn gắn với tái cơ cấu chăn nuôi heo sau dịch tả heo Châu Phi giai đoạn 2020 - 2025, phải có ít nhất 30% số hộ chăn nuôi lớn (tối thiểu từ 50 con đối với heo sinh sản, 100 con đối với heo thịt) đảm bảo đầy đủ các yêu cầu về an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh và bảo vệ môi trường trong chăn nuôi.
Từng bước phục hồi tỷ trọng của ngành chăn nuôi, sẽ phấn đấu giá trị sản xuất hằng năm 2.352 tỷ đồng, tăng 10,3% so với năm 2019.
Về nguyên tắc tái cấu trúc đàn heo ở Đồng Tháp, mỗi cơ sở chăn nuôi thực hiện tái đàn với số lượng khoảng 10%, tổng số heo có thể nuôi tại cơ sở có quy mô nuôi trên 100 con heo ở một thời điểm hoặc nuôi không quá 10 con đối với cơ sở có quy mô nuôi từ 100 con trở xuống.
Song song chuyện tập trung tái đàn heo trong dân, UBND tỉnh Đồng Tháp khuyến cáo ngành chức năng theo dõi, giám sát chặt chẽ số heo tái nuôi trong khoảng thời gian ít nhất 30 ngày đầu thả nuôi.
Sau khi nuôi tái đàn được 30 ngày, thực hiện việc lấy mẫu xét nghiệm, nếu tất cả mẫu xét nghiệm đều âm tính với bệnh dịch tả heo Châu Phi, khi đó mới nuôi tái đàn với số lượng có thể lên đến 100% tổng số heo có thể nuôi tại cơ sở.
Các tổ chức, cá nhân chăn nuôi heo chịu sự quản lý, định hướng của ngành chuyên môn trong việc tái đàn, gắn với tái cơ cấu sản xuất. Đồng thời tuân thủ điều kiện về an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh, vệ sinh môi trường theo quy định. Không được tái đàn khi chưa bảo đảm các điều kiện cơ sở chăn nuôi, xử lý chất thải chăn nuôi và điều kiện bảo vệ môi trường.
Đồng thời tuyên truyền sâu rộng đến cộng đồng dân cư về sự nguy hiểm của bệnh dịch tả heo Châu Phi, các dấu hiệu nhận biết bệnh dịch tả heo Châu Phi. Tăng cường thông tin, tuyên truyền, phổ biến và hướng dẫn các cơ sở chăn nuôi áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh, nhằm đảm bảo tái cấu trúc đàn, tăng đàn heo theo hướng bền vững.
Bà Lương Thanh Hương, ở xã Tân Kiều, huyện Tháp Mười - Đồng Tháp đang tái cấu trúc đàn heo với số lượng 700 con lên 1.000 con, vừa heo nái, heo thịt và heo con. Mặc dù thời gian qua do dịch tả heo Châu Phi hoành hành khắp nơi thì trang trại heo của bà Hương vẫn an toàn tuyệt đối.
Bà Hương cho biết: Hiện nay, trang trại heo được nuôi theo cách trong nhà lạnh, sau khi trừ hết chi phí, lời trên 2,8 triệu đồng/con. Ngoài ra, bà còn liên kết với các công ty để bán con giống, nhờ đó giống sản xuất đều đảm bảo có đầu ra.
- Đều đặn thu 20 triệu đồng/tháng từ trang trại dế 50m2 phía sau nhà (16/10/2017)
- Gà thương phẩm vẫn bí đầu ra (05/10/2017)
- Lấy cá bù lợn thời giá lợn 'đen tối' (05/09/2017)
- 'Chúa vịt' đất Bắc sản xuất trứng sạch, lãi 3 tỷ đồng/năm (05/09/2017)
- Nuôi gà giống Đông Tảo cùng thương phẩm, lãi 500 triệu đồng/năm (05/09/2017)
- Rắn ri cá dễ nuôi, ít bênh tật, đầu ra không khó (03/07/2017)
- Cần quy trình chuẩn chăn nuôi lợn (15/05/2017)
- Nuôi bò vỗ béo thoát cảnh ly hương (15/05/2017)
- 'Đau đớn' người nuôi heo giống phải bán 1 tặng 1 (04/05/2017)
- Lợn đen chăn nuôi truyền thống vẫn đắt hàng (04/05/2017)