quyết dinh 1427 công bố thủ tục hành chính được chuẩn hóa và bãi bỏ TTHC
20/07/2018

QUYẾT ĐỊNH

Về việc công bố thủ tục hành chính được chuẩn hóa và bãi bỏ thủ tục hành chính về Lĩnh vực Tiếp công dân, Giải quyết khiếu nại, tố cáo; Phòng, chống tham nhũng thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND tỉnh, các cơ quan chuyên môn

thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU

Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về việc kiểm soát thủ tục hành chính;

Căn cứ Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ về việc Sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;

Căn cứ Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;

Căn cứ Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 31 tháng 10 năm 2017 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính;

Xét đề nghị của Chánh Thanh tra tỉnh tại Tờ trình số 565./TTr-TTr ngày 17 tháng  5  năm 2018;

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này 10 thủ tục hành chính được chuẩn hóa: 05 thủ tục Lĩnh vực Tiếp công dân, Giải quyết khiếu nại, tố cáo; 05 thủ tục Lĩnh vực Phòng, chống tham nhũng thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân tỉnh, các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu;

 Bãi bỏ các thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định số 3232/QĐ-UBND ngày 03/11/2017 của Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu về việc công bố thủ tục hành chính được chuẩn hóa và bãi bỏ thủ tục hành chính Lĩnh vực Tiếp công dân, Giải quyết khiếu nại, tố cáo; Phòng, chống tham nhũng thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND tỉnh, các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

(Nội dung chi tiết tại Phụ lục kèm theo)

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Quyết định và Phụ lục kèm theo Quyết định này được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, chuyên mục “Công báo tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu”, tại địa chỉ: www.baria-vungtau.gov.vn

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Chánh Thanh tra tỉnh, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.                              

Nơi nhận:                                                                                           

- Như Điều 3;

- Văn phòng Chính phủ (b/c);

- Thanh tra Chính phủ (b/c);

- TTr.Tỉnh ủy, TTr HĐND tỉnh (b/c);

- UB MTTQ VN tỉnh;

- Báo BR-VT, Đài PTTH tỉnh;

- Trung tâm Công báo Tin học tỉnh;

- Lưu: VT. P. KSTTHC (5).        

KT.CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH ( đã ký)

NGUYỄN THANH TỊNH

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC

THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC CHUẨN HÓA THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA UBND TỈNH, CÁC CƠ QUAN CHUYÊN MÔN THUỘC ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU

 (Ban hành kèm theo Quyết định số 1426  /QĐ-UBND ngày 01 tháng 6 năm 2018 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu)

PHẦN I . DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

1. Danh mục thủ tục hành chính được chuẩn hóa thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND tỉnh, các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu

 

STT

Tên thủ tục hành chính

 
 

I

Lĩnh vực khiếu nại, tố cáo

 

1

Thủ tục giải quyết khiếu nại lần đầu tại cấp tỉnh

 

2

Thủ tục giải quyết khiếu nại lần hai tại cấp tỉnh

 

3

Thủ tục giải quyết tố cáo tại cấp tỉnh

 

II

Lĩnh vực tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo

 

1

Thủ tục tiếp công dân tại cấp tỉnh

 

III

Lĩnh vực giải quyết khiếu nại, tố cáo

 

1

Thủ tục xử lý đơn tại cấp tỉnh

 

IV

Lĩnh vực phòng, chống tham nhũng

 

1

Thủ tục kê khai tài sản, thu nhập

 

2

Thủ tục công khai bản kê khai tài sản, thu nhập

 

3

Thủ tục xác minh tài sản, thu nhập

 

4

Thủ tục tiếp nhận yêu cầu giải trình

 

5

Thủ tục thực hiện việc giải trình

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Danh mục thủ tục hành chính bãi bỏ thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND tỉnh, các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu

 

STT

Số hồ sơ thủ tục hành chính

Tên thủ tục hành chính

I

Lĩnh vực khiếu nại, tố cáo

1

VTB-291135

Giải quyết khiếu nại lần đầu tại cấp tỉnh

2

VTB-291136

Giải quyết khiếu nại lần hai tại cấp tỉnh

3

VTB-291137

Giải quyết tố cáo tại cấp tỉnh

II

Lĩnh vực tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo

1

VTB-291138

Tiếp công dân tại cấp tỉnh

III

Lĩnh vực giải quyết khiếu nại, tố cáo

1

VTB-291139

Xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo tại cấp tỉnh

IV

Lĩnh vực phòng, chống tham nhũng

1

VTB-291140

Thủ tục kê khai tài sản, thu nhập

2

VTB-291141

Thủ tục công khai bản kê khai tài sản, thu nhập

3

VTB-291142

Thủ tục xác minh tài sản, thu nhập

4

VTB-291143

Thủ tục tiếp nhận yêu cầu giải trình

5

VTB-291144

Thủ tục thực hiện việc giải trình

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHẦN II. NỘI DUNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC CHUẨN HÓA THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA UBND TỈNH, CÁC CƠ QUAN CHUYÊN MÔN THUỘC ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU

I. Lĩnh vực khiếu nại, tố cáo

1. Thủ tục giải quyết khiếu nại lần đầu tại cấp tỉnh

Trình tự thực hiện

- Bước 1: Tiếp nhận đơn khiếu nại

Nếu khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của Giám đốc sở và cấp tương đương, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh theo quy định tại Điều 20, 21 Luật Khiếu nại năm 2011, người khiếu nại phải gửi đơn và các tài liệu liên quan (nếu có) cho cơ quan có thẩm quyền.

- Cơ quan tiếp nhận đơn:

+ Đơn thuộc thẩm quyền của Giám đốc sở và cấp tương đương: Bộ phận xử lý đơn của các Sở, ban, ngành thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh.

+ Đơn thuộc thẩm quyền giải quyết của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh: Ban Tiếp Công dân tỉnh.

 - Bước 2: Thụ lý giải quyết khiếu nại

Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của mình, cơ quan có thẩm quyền thụ lý giải quyết và thông báo về việc thụ lý giải quyết cho người khiếu nại; trường hợp không thụ lý để giải quyết thì nêu rõ lý do.

- Bước 3: Xác minh nội dung khiếu nại

Trong thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu theo quy định tại Điều 28 Luật Khiếu nại năm 2011, cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại có trách nhiệm:

+ Kiểm tra lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của người có trách nhiệm do mình quản lý trực tiếp, nếu khiếu nại đúng thì ra quyết định giải quyết khiếu nại ngay.

+ Trường hợp chưa có cơ sở kết luận nội dung khiếu nại thì tự mình tiến hành xác minh, kết luận nội dung khiếu nại hoặc giao cơ quan thanh tra nhà nước hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm xác minh nội dung khiếu nại, kiến nghị giải quyết khiếu nại.

Việc xác minh nội dung khiếu nại được thực hiện theo quy định tại Điều 29 Luật Khiếu nại năm 2011, Mục 2, Chương II của Thông tư số  07/2013/TT-TTCP ngày 31 tháng 10 năm 2013 của Thanh tra Chính phủ quy định quy trình giải quyết khiếu nại hành chính.

- Bước 4: Tổ chức đối thoại (nếu yêu cầu của người khiếu nại và kết quả xác minh nội dung khiếu nại còn khác nhau). Trường hợp khiếu nại quyết định kỷ luật cán bộ, công chức thì cơ quan, tổ chức phải đối thoại với người khiếu nại.

Đại diện cơ quan giải quyết khiếu nại trực tiếp gặp gỡ, đối thoại với người khiếu nại, người bị khiếu nại, người có quyền, nghĩa vụ liên quan, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để làm rõ nội dung khiếu nại, yêu cầu của người khiếu nại và hướng giải quyết khiếu nại; thông báo bằng văn bản với người khiếu nại, người bị khiếu nại, người có quyền và nghĩa vụ liên quan, cơ quan, tổ chức có liên quan biết thời gian, địa điểm, nội dung việc  đối thoại.

Khi đối thoại, người giải quyết nêu rõ nội dung cần đối thoại; kết quả xác minh nội dung khiếu nại; người tham gia đối thoại có quyền phát biểu ý kiến, đưa ra những bằng chứng liên quan đến vụ việc khiếu nại và yêu cầu của mình.

Việc đối thoại được lập thành biên bản; biên bản ghi rõ ý kiến của những người tham gia; kết quả đối thoại, có chữ ký hoặc điểm chỉ của người tham gia; trường hợp người tham gia đối thoại không ký, điểm chỉ xác nhận thì phải ghi rõ lý do, biên bản này được lưu vào hồ sơ vụ việc khiếu nại. Kết quả đối thoại là một trong các căn cứ để giải quyết khiếu nại.

- Bước 5:  Ra quyết định giải quyết khiếu nại.

Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, Giám đốc sở và cấp tương đương ra quyết định giải quyết khiếu nại bằng văn bản và trong thời hạn 03 ngày làm việc và gửi quyết định giải quyết khiếu nại cho người khiếu nại, người bị khiếu nại, người có quyền, nghĩa vụ liên quan, cơ quan quản lý cấp trên.

* Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả

Các ngày làm việc trong tuần từ thứ hai đến thứ sáu (trừ ngày lễ).

+ Sáng: Từ 7 giờ 30  đến 12 giờ 00.

+ Chiều: Từ 13 giờ 00 đến 16 giờ 30.

Cách thức thực hiện

Công dân gửi đơn trực tiếp hoặc gửi theo đường bưu điện

Thành phần, số lượng hồ sơ

- Thành phần hồ sơ, bao gồm:

+ Đơn khiếu nại hoặc bản ghi lời khiếu nại;

+ Các tài liệu khác có liên quan.

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ

Thời  hạn giải quyết

Theo Điều 28 Luật Khiếu nại năm 2011

Thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu không quá 30 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết. Ở vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn, thì thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn nhưng không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết.

Đối tượng thực hiện TTHC

 

- Cá nhân

- Tổ chức

Cơ quan thực hiện TTHC

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định:  Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, Giám đốc sở và cấp tương đương

- Cơ quan trực tiếp thực hiện: Ban Tiếp Công dân tỉnh, Thanh tra tỉnh, Thanh tra Sở, các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh.

Kết quả thực hiện TTHC

 

Quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai

- Mẫu đơn khiếu nại (Mẫu số 01A, ban hành kèm theo Thông tư 02/2016/TT-TTCP ngày 20/10/2016 của Thanh tra Chính phủ

Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC

Theo Điều 2, Điều 8 và Điều 11 Luật Khiếu nại năm 2011

1. Người khiếu nại phải là người có quyền, lợi ích hợp pháp chịu tác động trực tiếp bởi quyết định hành chính, hành vi hành chính mà mình khiếu nại.

2. Người khiếu nại phải là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật; trong trường hợp thông qua người đại diện để thực hiện việc khiếu nại thì người đại diện phải theo quy định tại Điều 12, Điều 16 Luật Khiếu nại năm 2011.

3. Người khiếu nại phải làm đơn khiếu nại và gửi đến đúng cơ quan có thẩm quyền giải quyết trong thời hạn, thời hiệu theo quy định của Luật Khiếu nại năm 2011.

4. Việc khiếu nại chưa có quyết định giải quyết lần hai.

5. Việc khiếu nại chưa được toà án thụ lý để giải quyết.

Căn cứ pháp lý của TTHC

Luật Khiếu nại năm 2011, Nghị định 75/2012/NĐ-CP ngày 3/10/2012 quy định chi tiết một số điều của Luật Khiếu nại, Thông tư số 07/2013/TT-TTCP ngày 31/10/2013 quy định quy trình giải quyết khiếu nại hành chính, Thông tư số 02/2016/TT-TTCP ngày 20/10/2016 của Tổng Thanh tra Chính phủ.

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Số lượt đọc: 488 Về trang trước Về đầu trang
Các tin khác