Hằng năm, vào thời điểm nắng nóng cũng là lúc tình hình dịch bệnh trên tôm nuôi tăng cao. Do đó, để tôm nuôi đạt hiệu quả, người nuôi tôm cần kiểm tra ao nuôi thường xuyên và kịp thời điều chỉnh các thông số môi trường khi có biến động bất thường. Từ đầu năm đến nay, tình trạng nắng nóng kéo dài và khô hạn gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc nuôi tôm của nhiều bà con. Con tôm sinh trưởng và phát triển tốt ở nhiệt độ khoảng 26 - 32oC, vì thế khi nhiệt độ trên 33oC sẽ khiến tôm nuôi bị sốc môi trường, sức khỏe yếu, dễ bùng phát dịch bệnh. Bên cạnh đó, tôm hoạt động nhiều, mất nhiều năng lượng và tiêu thụ thức ăn nhiều hơn bình thường dẫn đến chất thải tầng đáy ao nuôi nhiều hơn. Ngoài ra, nắng nóng khiến các loại cây cỏ thủy sinh trong ao chết đi, môi trường phú dưỡng hơn tạo điều kiện cho tảo phát triển mạnh mẽ, màu nước đậm… Khi đó, vi khuẩn trong ao phát triển mạnh hơn, gây bệnh cho tôm (như tôm bị đứt râu, bệnh phân trắng, nước phát sáng).
Hằng năm, vào thời điểm nắng nóng cũng là lúc tình hình dịch bệnh trên tôm nuôi tăng cao. Do đó, để tôm nuôi đạt hiệu quả, người nuôi tôm cần kiểm tra ao nuôi thường xuyên và kịp thời điều chỉnh các thông số môi trường khi có biến động bất thường. Từ đầu năm đến nay, tình trạng nắng nóng kéo dài và khô hạn gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc nuôi tôm của nhiều bà con. Con tôm sinh trưởng và phát triển tốt ở nhiệt độ khoảng 26 - 32oC, vì thế khi nhiệt độ trên 33oC sẽ khiến tôm nuôi bị sốc môi trường, sức khỏe yếu, dễ bùng phát dịch bệnh. Bên cạnh đó, tôm hoạt động nhiều, mất nhiều năng lượng và tiêu thụ thức ăn nhiều hơn bình thường dẫn đến chất thải tầng đáy ao nuôi nhiều hơn. Ngoài ra, nắng nóng khiến các loại cây cỏ thủy sinh trong ao chết đi, môi trường phú dưỡng hơn tạo điều kiện cho tảo phát triển mạnh mẽ, màu nước đậm… Khi đó, vi khuẩn trong ao phát triển mạnh hơn, gây bệnh cho tôm (như tôm bị đứt râu, bệnh phân trắng, nước phát sáng).
Nắng nóng còn làm cho nước ao bốc hơi nhanh, độ mặn trong ao cũng tăng theo, tôm dễ phát sinh bệnh hoại tử gan tụy (EMS). Ngoài ra, yếu tố môi trường ao nuôi thay đổi đột ngột dẫn đến hiện tượng tôm yếu, mất khả năng đề kháng, dễ mắc bệnh và chết đột ngột.
Vì vậy, việc quản lý các yếu tố môi trường nước ao nuôi là điều vô cùng quan trọng trong nuôi tôm. Khi các yếu tố này được ổn định ở ngưỡng thích hợp sẽ giúp tôm phát triển tốt hơn và tránh dịch bệnh. Anh Sơn Huynh (xã Vĩnh Trạch Đông, TP. Bạc Liêu) chia sẻ: “Rút kinh nghiệm từ những vụ nuôi trước, vụ này tôi đã cho đào ao lắng để chủ động nguồn nước sạch trước khi lấy vào ao, duy trì mực nước trong ao để hạn chế những bất lợi do nắng nóng gây ra. Đồng thời thường xuyên kiểm tra, gia cố bờ bao, đo đạc các thông số môi trường ao nuôi để điều chỉnh cho phù hợp. Nhờ vậy, từ khi bước vào mùa nắng nóng đến nay, tôm nuôi của tôi phát triển khá tốt”.
Theo nhiều hộ nuôi tôm thành công, nên nuôi tôm ở mật độ thưa (30 - 40 con/m2), dự trữ ao nuôi sang thưa khi tôm đạt trọng lượng 80 - 100 con/kg. Nuôi tôm ở mật độ này, người nuôi không những đối phó được với những bất lợi do nắng nóng, hạn chế chi phí thức ăn, thuốc và hóa chất, mà còn giúp tôm nuôi đạt trọng lượng 30 - 40 con/kg, cho lãi cao.
Thiết nghĩ, ngành Nông nghiệp tỉnh cần mở các lớp hướng dẫn, hỗ trợ kỹ thuật cho bà con về cách nuôi và chăm sóc tôm trong mùa nắng nóng, giúp người nuôi tôm nâng cao hiệu quả trong nuôi tôm.
Nhiệt độ thích hợp cho ao nuôi tôm dao động 27 - 31°C. Để khắc phục tình trạng nhiệt độ và độ mặn tăng cao, cần duy trì mực nước trong ao từ 1,2 - 1,5m. Khi nước bị rò rỉ và bốc hơi làm mực nước giảm hoặc khi nước trong ao có màu đậm, cần cấp nước từ từ (khoảng 20 - 30% lượng nước trong ao); cấp nước vào lúc trời mát, qua ao lắng có xử lý.
Khi lấy thêm nước, cần kết hợp sử dụng vôi nông nghiệp (CaCO3) từ 10 - 15kg/1.000m3 nước. Bón vôi khi trời tối (21 - 22 giờ) và có thể lặp lại 2 - 3 lần cho đến khi các yếu tố môi trường trong vuông tôm trở lại ngưỡng thích hợp.
Duy trì pH trong ngưỡng thích hợp (7,5 - 8,5). Nếu pH thấp hơn hoặc cao hơn, phải thay nước và bón vôi Dolomite hoặc vôi nông nghiệp với lượng 150 - 300kg/ha. Định kỳ dùng vôi nông nghiệp 7 - 10 ngày/lần vào buổi tối với lượng 10 - 15kg/1.000m3 để ổn định pH và hàm lượng kiềm trong ao, tạo điều kiện cho tôm lột xác.
- Bà Rịa - Vũng Tàu: Làm giàu từ nuôi lươn khép kín (14/09/2017)
- Phú Yên: Mô hình nuôi tôm hùm bằng chế phẩm sinh học (07/09/2017)
- Kỹ thật nuôi rắn mối bán hoang dã (23/08/2016)
- Giải pháp kỹ thuật chống nóng cho đàn gia súc gia cầm (14/07/2016)
- Kỹ thuật chăn nuôi về vệ sinh phòng bệnh cho gà thả vườn (09/06/2016)
- 17 BỆNH THƯỜNG GẶP Ở GÀ THẢ VƯỜN VÀ CÁCH PHÒNG TRỊ (26/05/2016)
- 5 cách rửa rau quả hết thuốc trừ sâu (05/04/2016)
- Độc đáo nuôi lươn trong can nhựa (18/03/2016)
- Kinh nghiệm nuôi vịt đẻ (18/03/2016)