.Đặc điểm chính: Đây là giống lúa nếp thơm có đặc tính cảm ôn (gieo cấy được nhiều vụ trong năm). Thời gian sinh trưởng vụ xuân 126 - 138 ngày, vụ mùa 105 - 110 ngày. Chiều cao cây trung bình. Đẻ nhánh khá. Chống đổ khá. Lá màu xanh đậm. Bông dạng nửa đứng. Trỗ thoát cổ bông. Gạo màu trắng đục, hạt bán tròn, xôi mềm dẻo, bóng và thơm nhẹ. Năng suất khá (trung bình đạt 50 - 56 tạ/ha, thâm canh tốt có thể đạt trên 60 tạ/ha). Nhiễm nhẹ một số sâu bệnh hại chính như, rầy nâu, bạc lá, khô vằn và đạo ôn.
Nếp thơm NT202 có nhược điểm, trong vụ xuân muộn nếu gieo cấy quá sớm dễ xảy ra hiện tượng thui đầu bông, khi gieo cấy trên các chân ruộng trũng, bón phân không cân đối, sẽ phát sinh nhiều sâu bệnh hại, nhất là bệnh khô vằn và bạc lá.
Hướng sử dụng và yêu cầu kỹ thuật:
Thời vụ: Khu vực trung du, miền núi phía Bắc và vùng đồng bằng sông Hồng, gieo mạ dược vụ xuân muộn từ 30/1 - 5/2, cấy sau lập xuân, tuổi mạ 3,5 - 4 lá, gieo mạ sân từ 1 - 10/2, cấy khi mạ đạt 12 - 15 ngày tuổi, gieo sạ thì lùi thời vụ 5 - 7 ngày so với mạ dược, vụ mùa sớm gieo mạ từ 5/6 - 20/6, tuổi mạ dược 16 - 18 ngày, tuổi mạ sân 10 - 12 ngày, gieo sạ thì lùi thời vụ từ 5 - 7 ngày so với mạ dược.
Khu vực Bắc Trung Bộ, vụ xuân muộn gieo mạ dày xúc từ 15 - 25/1, cấy khi mạ đạt 18 - 20 ngày tuổi, gieo sạ thì lùi thời vụ muộn 5 - 7 ngày so với mạ dược, vụ hè thu gieo mạ dày xúc từ 1 - 15/6, cấy khi mạ đạt 12 - 15 ngày tuổi, gieo sạ thì lùi thời vụ muộn 5 - 7 ngày so với mạ dược. Mật độ cấy 40 - 45 khóm/m2, cấy 2 - 3 dảnh cơ bản/khóm.
Phân bón (cho 1ha): 80 - 90kg N + 100kg P2O5 + 100kg K2O hoặc 180 - 195kg urê + 500kg lân supe + 165kg kali clorua. Có thể sử dụng các loại phân bón khác, nhưng phải qui đổi cho đủ lượng N, P2O5 và K2O ở các mức trên.
Cách bón: Nếu bón phân đơn (đạm, lân, kali): Bón lót toàn bộ phân lân, 40% urê, 30% kali. Bón thúc (thời kỳ lúa bắt đầu đẻ nhánh) 60% đạm + 30% kali. Bón đón đòng vào thời kỳ lúa phân hóa đòng, bón hết số phân còn lại (40% kali).
Nếu bón phân tổng hợp, bón lót trước khi cấy 20%, bón thúc lần 1 (khi lúa bén rễ hồi xanh hoặc sau cấy 7-10 ngày) 40%, bón thúc lần 2 (sau cấy 17 - 25 ngày) bón hết số phân còn lại (40%).
Chú ý, chỉ nên bón thúc trong khoảng thời gian sau cấy 20 - 25 ngày, ngoài 25 ngày chỉ bón kali đón đòng để hạn chế sâu bệnh. Các chế độ chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh, bình thường như các giống lúa nếp ngắn ngày khác (làm sạch cỏ dại cho ruộng lúa, theo dõi phát hiện sâu bệnh kịp thời để phòng trừ đạt hiệu quả cao.
Đối tượng và phạm vi áp dụng: Nếp thơm NT202 là giống lúa ngắn ngày, rất phù hợp gieo cấy trong các vụ xuân muộn, mùa sớm và hè thu ở các tỉnh phía Bắc. Thích hợp canh tác trên các chân đất vàn, vàn cao chủ động tưới tiêu. Nếu gieo cấy trên chân ruộng vàn trũng hoặc trũng, bón phân không cân đối, thì lúa đẻ kém, dễ nhiễm sâu bệnh hại, hạn chế năng suất lúa. Vụ xuân không nên gieo sớm, phải gieo đúng trà xuân muộn, để tránh hiện tượng thui đầu bông, khi gặp giá rét cuối vụ.
Điển hình đã áp dụng thành công: Nếp thơm NT202 đã được sản xuất thành công tại các tỉnh, Hòa Bình, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hà Nam và Thanh Hóa.
- Mạnh dạn làm nông sản an toàn (27/04/2018)
- Hết sức lạ: Giăng mùng cho mận, mặc váy cho cam trái mùa ?! (28/11/2017)
- Bỏ mía, cải tạo đất ngập úng, trồng bưởi VietGAP, lãi hơn nửa tỷ/năm (24/11/2017)
- Khôi phục vườn cây có múi sau thu hoạch (20/11/2017)
- Trồng dưa lưới có tỷ suất lợi nhuận cao (20/11/2017)
- Phục hồi sức khỏe vườn điều (18/11/2017)
- Đồng hành sản xuất cây vụ đông (17/11/2017)
- Một số giống bưởi đặc sản miền Bắc (17/11/2017)
- Nếp cái hoa vàng được mùa (17/11/2017)
- Chiêu độc "bắt" 2.000 gốc cam sai trĩu: Bón phân bằng... cá tươi (17/11/2017)