Trên lá, bọ trĩ chích hút ở mặt dưới lá làm lá phát triển không bình thường, cong queo, hai mép cúp xuống. Trên chồi, làm chồi không ra lá, trái. Trên bông, làm bông héo, khô rồi rụng hàng loạt. Nếu xảy ra trên trái sẽ làm da trái gần cuống có màu xám đậm (da cám), trái biến dạng, nếu bọ trĩ xuất hiện với mật số cao và gây hại muộn thì da trái, cả trái non lẫn trái lớn đều bị sần sùi, giá trị thương phẩm giảm, không xuất khẩu được.
Ngoài xoài, bọ trĩ còn thấy gây hại trên rất nhiều cây trồng như lúa, cam, quýt, ổi, điều, dưa hấu, lúa, rau cải các loại…
Thời tiết khô hanh, nắng nóng là điều kiện thuận lợi cho bọ trĩ phát triển, chính vì vậy ở miền Nam, bọ trĩ thường xuất hiện và gây hại vào các tháng nắng nóng (từ tháng 12-4 năm sau), thời điểm này lại trùng hợp với giai đoạn xoài đang tập trung ra hoa (tháng 12-1) hay đang ra chồi, lá, trái non (tháng 1-3), tức là các giai đoạn có ảnh hưởng quan trọng đến năng suất và phẩm chất trái. Cần lưu ý là bọ trĩ có vòng đời tương đối ngắn khoảng 13-20 ngày, lại để trứng nhiều (25-30 trứng), do đó nếu không phát hiện sớm và phòng trừ đúng cách, thiệt hại sẽ nặng nề hơn.
Do đó, vào các thời điểm này cần thường xuyên thăm vườn, điều tra, nếu cây có các triệu chứng như vừa trình bày và mật số bọ trĩ cao (trên 3-5 con/chồi, lá hay trái) thì tiến hành phòng trừ ngay. Để biết mật số bọ trĩ cao hay thấp chúng ta có thể dùng tay rung hoa, chồi hay trái để bọ trĩ rơi trên tờ giấy trắng rồi quan sát và đếm bằng mắt thường hay bằng kính lúp.
Biện pháp phòng trị: Dùng vòi phun áp lực cao, phun nước lên cây để làm giảm mật số bọ trĩ. Vào giai đoạn xoài đang ra lá non, chồi, hoa, trái non… nếu mật số bọ trĩ cao có thể luân phiên sử dụng các loại thuốc sau: Sairifos 585EC, dầu khoáng SK Enspray 99EC (có thể dung đơn hay phối với nhau), Comda 250EC và Comda Gold 5WG, Secsaigon 10 EC, Secsaigon 25EC, Sagometro 50 WG.
Cần chú ý để phòng trừ bọ trĩ an toàn, hiệu quả nên:
(1). Phun với nhiều nước.
(2). Phun kỹ mặt dưới lá nơi bọ trĩ ẩn nấp.
(3). Để tránh hiện tượng kháng thuốc nên luân phiên các loại thuốc hóa học có gốc khác nhau, có thể sử dụng thuốc liên tiếp 2-3 lần, mỗi lần cách nhau khoảng 1 tuần.
(4). Chỉ dùng thuốc khi mật số bọ trĩ cao trên 3-5 con/chồi, lá, trái.
(5). Nếu xoài đang ra bông nên hạn chế phun thuốc, nếu thật cần thiết thì phun vào chiều mát.
- Kế hoạch Tiêm vắc xin phòng bệnh Heo tai xanh (PRRS) năm 2020 trên địa bàn xã Tam Phước (18/06/2020)
- Lịch làm việc của UBND xã từ ngày 15/6/2020 đến ngày 19/6/2020 (17/06/2020)
- Thông báo Kết luận của Phó Chủ tịch UBND xã tại cuộc họp giao ban Tổ Dân cư tháng 4, 5 và tháng 6 năm 2020 (15/06/2020)
- Thông báo Thời gian gieo xạ vụ Hè thu năm 2020 (12/06/2020)
- Lịch làm việc của UBND xã từ ngày 08/6/2020 đến ngày 12/6/2020 (08/06/2020)
- Kế hoạch Công tác tháng 6 năm 2020 (05/06/2020)
- LỊCH LÀM VIỆC CỦA UBND XÃ TỪ NGÀY 01/6/2020 ĐẾN NGÀY 05/6/2020 (01/06/2020)
- Tình hình phát triển Kinh tế - Xã hội, Quốc phòng – An ninh ước thực hiện trong 06 tháng đầu năm và Phương hướng, nhiệm vụ 06 tháng cuối năm 2020 (01/06/2020)
- BÁO CÁO Tình hình thực hiện công tác Cải cách hành chính 06 tháng đầu năm 2020 trên địa bàn xã Tam Phước (29/05/2020)
- BÁO CÁO Tình hình thực hiện công tác Cải cách hành chính Quý II năm 2020 trên địa bàn xã Tam Phước (26/05/2020)