Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm
2020” với mục tiêu tổng quát: “Bình quân hàng năm đào tạo nghề cho khoảng 1
triệu lao động nông thôn, đào tạo, bồi dưỡng cho 100.000 lượt cán bộ, công chức
xã. Nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề, nhằm tạo việc làm, tăng thu
nhập của lao động nông thôn (LĐNT) góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ
cấu kinh tế, phục vụ sự nghiệp CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn…”. Riêng trong
giai đoạn 2016-2020 cả nước thực hiện đào tạo nghề cho 6 triệu lao động nông
thôn, trong đó, khoảng 1,4 triệu người học nghề nông nghiệp, 4,1 triệu người
học nghề phi nông nghiệp (Tỷ lệ có việc làm sau khi học nghề trong giai đoạn
này tối thiểu đạt 80%) và đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, năng lực quản lý hành
chính, quản lý kinh tế-xã hội chuyên sâu cho khoảng 0,5 triệu lượt cán
bộ, công chức xã.
Nhìn lại 5 năm giai đoạn đầu thực hiện đề án, cho thấy, công tác đào tạo nghề cho LĐNT thời gian qua đã có những chuyển biến tích cực, đóng góp quan trọng vào quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế và sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Nhiều địa phương, đơn vị đã thực hiện được nhiều mô hình dạy nghề và hình thức dạy nghề thích hợp. Một số mô hình đã bước đầu triển khai có hiệu quả, như mô hình dạy nghề cho lao động trong các làng nghề truyền thống, mô hình đào tạo nghề cho lao động ở các vùng chuyên canh, vùng nguyên liệu cho các cây công nghiệp. Nhờ đó, năng suất lao động, chất lượng cây trồng và thu nhập của LĐNT được nâng lên một cách rõ rệt. Bên cạnh đó, trong quá trình đào tạo nghề, người LĐNT còn được cung cấp thêm những kỹ năng về hội nhập kinh tế, về các tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm, về cách ứng xử và các kiến thức về bảo vệ môi trường… Tuy nhiên, kết quả đạt được chưa tương xứng với tiềm năng hiện có, chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra và đặc biệt là chưa gắn với nhu cầu sản xuất, kinh doanh ở các khu vực nông thôn. Phổ biến nhất là tình trạng mở lớp dạy nghề cho LĐNT theo kiểu phong trào, thiên về kỹ thuật nông nghiệp (nuôi trồng thủy sản, trồng và chăm sóc cây cảnh, đan lát thủ công…) trong khi nhu cầu tuyển dụng ở các khu công nghiệp, cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp đòi hỏi nguồn nhân lực kỹ thuật công nghiệp thì lại không có. Ngoài ra, có tình trạng đúng chuyên môn đào tạo, nhưng chất lượng nguồn nhân lực thấp, không đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng của các DN. Những hệ lụy đó đã và đang gây nên thực trạng vừa thừa, vừa thiếu nguồn nhân lực LĐNT và không đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng lao động tại các địa phương.
Hiện nay, cả nước có hơn 30 triệu lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp và mỗi năm có thêm khoảng 1 triệu người đến tuổi lao động. Như vậy, theo mục tiêu của đề án đã nêu, mỗi năm nước ta sẽ có khoảng 2 triệu lao động nông thôn cần được đào tạo nghề để chuyển đổi sang các ngành nghề phi nông nghiệp. Đây là một con số rất lớn và trong xu hướng phát triển hiện nay của nền kinh tế nước ta, thì đó là một đòi hỏi chính đáng, bức xúc và cần có hướng đào tạo nghề cho LĐNT một cách ổn định và đạt hiệu quả cao. Để các hoạt động đào tạo nghề cho LĐNT thực sự hiệu quả, tạo việc làm và góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động ở nông thôn, trước hết cần xác định đào tạo nghề cho lao động nông thôn là một nhiệm vụ thiết thực, là cơ hội để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho địa phương, nâng cao chất lượng, năng suất lao động và góp phần nâng cao sức cạnh tranh của các sản phẩm nông nghiệp Việt Nam trên thị trường quốc tế. Mặt khác, do tính đa dạng vùng miền và tính đặc thù của LĐNT (trình độ học vấn không đồng đều, lao động theo mùa vụ, thói quen canh tác …) nên việc tổ chức các khóa đào tạo phải rất linh hoạt về chương trình, hình thức và phương thức đào tạo. Hơn nữa, cần kịp thời đổi mới nội dung, chương trình và phương pháp truyền đạt cho phù hợp với đối tượng người học và theo sát nhu cầu của thị trường lao động. Đồng thời, cần quan tâm đầu tư phát triển các cơ sở dạy nghề cho lao động nông thôn dưới nhiều hình thức: Cơ sở dạy nghề công lập, cơ sở dạy nghề tại các doanh nghiệp, tại các hợp tác xã, trang trại, nông lâm trường vùng chuyên canh, tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ và tại các cơ sở dạy nghề tiểu thủ công, mỹ nghệ…
- Cảnh giác trước cạm bẫy của tội phạm mua bán người (27/11/2020)
- Hội nghị tiếp xúc cử tri trước kỳ họp thứ 19, HĐND tỉnh khóa VI và trước kỳ họp thứ 17-HĐND thị xã khóa IV, nhiệm kỳ 2016-2021. (12/11/2020)
- ĐẠI BIỂU HĐND TỈNH TIẾP XÚC CỬ TRI Vệ sinh môi trường, cơ sở hạ tầng tiếp tục được quan tâm (12/11/2020)
- Hội đồng nhân dân xã tổ chức kỳ họp thứ 14 khóa III - nhiệm kỳ 2016-2021 (30/10/2020)
- Hội đồng nhân dân xã tổ chức kỳ họp thứ 11 khóa III - nhiệm kỳ 2016-2021 (13/01/2020)
- Đại hội Chi bộ thôn Đông Hải, xã Tân Hải nhiệm kỳ 2020-2022. (02/01/2020)
- Hội nghị trực tuyến toàn quốc nghiên cứu, học tập chuyên đề Chỉ thị 05-CT/TW năm 2020 (17/12/2019)
- Tất bật vào vụ rau Tết (17/12/2019)
- Hướng đến chất lượng và hiệu quả (17/12/2019)
- Nhà Lớn Long Sơn - Kỳ 1: Huyền thoại về người đi mở đất (04/11/2019)