Hướng dẫn kỹ thuật nuôi giun quế
17/11/2016
Giun quế là một nguồn thức ăn cung cấp chăn nuôi rất nhiều giá trị dinh dưỡng và được nuôi phổ biến rộng rãi khắp các tỉnh thành trong cả nước. Tài liệu này sẽ cung cấp cho các bạn những kiến thức về giun quế và các tác dụng của giun quế; mô hình và kỹ thuật nuôi giun quế.

Phần 1. GIUN QUẾ VÀ CÁC TÁC DỤNG CỦA GIUN QUẾ

Giun đất là một nguồn thức ăn cung cấp chăn nuôi rất nhiều giá trị dinh dưỡng và được nuôi phổ biến rộng rãi khắp các tỉnh thành trong cả nước.

Cách đây 3000 năm, giun đất đã được ghi nhận trong Kinh Thi, một trong 5 tác phẩm cổ điển nổi tiếng của Trung Quốc (bộ Ngũ Kinh). Thời Chiến quốc (475 – 221 TCN), Tuân Tử đã mô tả giun đất trong tác phẩm “Khuyến học” như sau: “Không có móng vuốt và răng sắc nhọn, không có xương và bắp thịt chắc khoẻ, chúng có thể ăn bụi đất phía trên, uống mạch nước vàng phía dưới”, ở Trung Quốc, việc sử dụng giun đất trong y học đã có lịch sử hơn 1000 năm.

 

Ở phương Tây, nhà triết học Hy Lạp cổ đại Aristot (384 – 332 TCN) gọi giun đất là ruột của trái đất. Ông tin rằng đất là có cấu tạo hữu cơ và ông hiểu giun đất đóng vai trò quan trọng trong duy trì đời sống của đất. Tuy nhiên, vào cuối thế kỷ 19, một số người cho rằng giun đất ăn rễ thực vật, cản trở cây trồng sinh trưởng và làm ảnh hưởng đến mùa màng. Họ yêu cầu tiêu diệt giun đất. Tiếng tốt của giun đất không được phục hồi cho đến năm 1881 khi Danvin xuất bản cuốn “Bàn về sự hình thành đất trồng từ theo dõi hoạt động và tập tính của giun đất“.

I. GIUN QUẾ VÀ ĐẶC TÍNH CỦA GIUN QUẾ

Giun quế (Trùn quế) có tên khoa học là Perionyx excavatus, chi Pheretima, họ Megascocidae (họ cự dẫn), ngành ruột khoang. Chúng thuộc nhóm trùn ăn phân, thường sống trong môi trường có nhiều chất hữu cơ đang phân hủy, trong tự nhiên ít tồn tại với phần thể lớn và không có khả năng cải tạo đất trực tiếp như một số loài trùn địa phương sống trong đất.

Trùn quế là một trong những giống trùn đã được thuần háo, nhập nội và đưa vào nuôi công nghiệp với các quy mô vừa và nhỏ. Đây là loài trùn mắn đẻ, xuất hiện rải rác ở vùng nhiệt đới, dễ bắt bằng tay, vì vậy rất dễ thu hoạch. Chúng được sử dụng rộng rãi trong việc chuyển hóa chất thảm ở Philippines, Australia và một số nước khác (Gurrero, 1983; Edwards, 1995).

Kích thước Trùn quế trưởng thành từ 10 – 15 cm, nước chiếm khoảng 80 – 85%, chất khô khoảng 15 – 20%. Hàm lượng các chất (tính trên trọng lượng chất khô) như sau: Protein: 68 –70%, Lipid: 7 – 8%, chất đường: 12 –14 %, tro 11 – 12%.

Do có hàm lượng Protein cao nên Trùn quế được xem là nguồn dinh dưỡng bổ sung quý giá cho các loại , gia cầm, thủy hải sản… Ngoài ra, Trùn quế còn được trong y học, công nghệ chế biến thức ăn 

Phân trùn là loại phân hữu cơ sinh học có hàm lượng dinh dưỡng cao, thích hợp cho nhiều loại cây trồng, không gây ra tình trạng “sốc” phân, yêu cầu trữ dễ dàng, đặc biệt thích hợp cho các loại hoa kiểng, làm giá thể vườn ươm và là nguồn phân thích hợp cho việc sản xuất rau sạch.

1. Đặc tính sinh học của Trùn quế:

Trùn quế có kích thước tương đối nhỏ, độ dài vào khoảng 10 –15 cm, thân hơi dẹt, bề ngang của con trưởng thành có thể đạt 0,1 – 0,2 cm, có màu từ đỏ đến màu mận chín (tùy theo tuổi), màu nhạt dần về phía bụng, hai đầu hơi nhọn. Cơ thể trùn có hình thon dài nối với nhau bởi nhiều đốt, trên mỗi đốt có một vành tơ. Khi di chuyển, các đốt co duỗi kết hợp các lông tơ phía bên dưới các đốt bám vào cơ chất đẩy cơ thể di chuyển một cách dễ dàng.

Trùn quế hô hấp qua da, chúng có khả năng hấp thu Oxy và thải CO2 trong môi trường nước, điều này giúp cho chúng có khả năng sống trong nước nhiều lần, thậm chí trong nhiều tháng.

Hệ thống bài tiết bao gồm một cặp thận ở mỗi đốt. các cơ quan này bảo đảm cho việc bài tiết các chất thải chứa đạm dưới dạng Amoniac và Urer. Trùn quế nuốt thức ăn bằng môi ở lỗ miệng, lượng thức ăn mỗi ngày được nhiều nhà khoa học ghi nhận là tương đương với trọng lượng cơ thể của nó. Sau khi qua hệ thống tiêu hóa với nhiều vi sinh vật cộng sinh, chúng thải ra phân (Vermicas) ra ngoài rất giàu dinh dưỡng (hệ số chuyển hóa ở đây vào khoảng 0.7), những vi sinh vật cộng sinh có ích trong hệ thống tiêu hóa này theo phân ra khỏi cơ thể trùn nhưng vẫn còn hoạt động ở “màng dinh dưỡng” trong một thời gian dài.

Đây là một trong những nguyên nhân làm cho phân giun có hàm lượng dinh dưỡng cao và có hiệu quả cải tạo đất tốt hơn dạng phân hữu cơ phân hủy bình thường trong tự nhiên.

2. Đặc tính sinh lý của Giun quế:

Giun quế rất nhạy cảm, chúng phản ứng mạnh với ánh sáng, nhiệt độ và biên độ nhiệt cao, độ mặn và điều kiện khô hạn.

Nhiệt độ thích hợp nhất với Trùn quế nằm trong khoảng từ 20 – 300C, ở nhiệt độ khoảng 300C và độ ẩm thích hợp, chúng sinh trưởng và sinh sản rất nhanh.

Ở nhiệt độ quá thấp, chúng sẽ ngừng hoạt động và có thể chết; hoặc khi nhiệt độ của luống nuôi lên quá cao cũng bỏ đi  hoặc chết. Chúng có thể chết khi điều kiện khô và nhiều ánh sáng nhưng chúng lại có thể tồn tại trong môi trường nước có thổi Oxy.

Trùn quế quế rất thích sống trong môi trường ẩm ướt và có độ pH ổn định. Qua các thí nghiệm thực hiện, nhận thấy pH thích hợp nhất vào khoảng 7.0 – 7.5, nhưng chúng có khả năng chịu đựng được phổ pH khá rộng, từ 4 – 9, nếu pH quá thấp, chúng sẽ bỏ đi.

Trùn quế thích nghi với phổ thức ăn khá rộng, chúng ăn bất kỳ chất thải hữu cơ nào có thể phân hủy trong tự nhiên (rác đang phân hủy, phân gia súc, gia cầm…). Tuy nhiên, những thức ăn có hàm lượng dinh dưỡng cao sẽ hấp dẫn chúng, giúp cho chúng sinh trưởng và sinh sản tốt hơn.

Trong tự nhiên, Trùn quế thích sống nơi ẩm thấp, gần cống rãnh, hoặc nơi có nhiều chất hữu cơ dễ phân hủy và thối rữa như trong các đống phân động vật, các đống rác hoai mục. Trùn quế rất ít hiện diện trên các đồng ruộng canh tác dù nơi đây có nhiều chất thải hữu cơ, có lẽ vì tỷ lệ C/N của những chất thải này thường cao, không hấp dẫn và không đảm bảo điều kiệm ẩm độ thường xuyên.

3. Sự sinh sản và phát triển:

Trùn quế sinh sản rất nhanh trong điều kiện khí hậu nhiệt đới tương đối ổn định và có độ ẩm cao như điều kiện của khu vực phía Nam. Theo nhiều tài liệu, từ một cặp ban đầu trong điều kiện sống thích hợp có thể tạo ra từ 1.000 –1.500 cá thể trong một năm.

Trùn quế là sinh vật lưỡng tính, chúng có đai và các lỗ sinh dục nằm ở phía đầu của cơ thể, có thể giao phối chéo với nhau để hình thành kén ở mỗi con, kén được hình thành ở đai sinh dục, trong mỗi kén mang từ 1 – 20 trứng, kén Trùn quế di chuyển dần về phía đầu và hơi ra đất. Kén áo hình dạng thon dài, hai đẩu túm nhọn lại gần giống như hạt bông cỏ, ban đầu có màu trắng đục, sau chuyển sanh xanh nhạt rồi vàng nhạt. Mỗi kén có thể nở từ 2 – 10 con.

Khi mới nở, con nhỏ như đầu kim có màu trắng, dài khoảng 2 – 3mm, sau 5 – 7 ngày cơ thể chúng sẽ chuyển dần sang màu đỏ và bắt đầu xuất hiện một vằn đỏ thẫm trên lưng. Khoảng từ 15 –30 ngày sau, chúng trưởng thành và bắt đầu xuất hiện đai sinh dục (theo Arellano, 1997); từ lúc này chúng bắt đầu có khả năng bắt cặp và sinh sản. Con trưởng thành khỏe mạnh có màu mận chín và có sắc ánh kim trên cơ thể.

II. TÁC DỤNG CỦA GIUN QUẾ

Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy: Hiếm có loài động vật nào có giá trị hấp dẫn như con giun Quế. Giun được sử dụng trực tiếp hoặc phối trộn để làm thức ăn cao cấp nuôi gia súc, gia cầm, ; thậm chí làm thực phẩm cho con người, dùng sản xuất mỹ phẩm, dược phẩm; giun phân hủy rác hữu cơ, bảo vệ môi trường; phân giun thải ra là một trong những loại phân hữu cơ thiên nhiên giàu dinh dưỡng nhất mà con người từng biêt.

Lợi ích to lớn của giun Quế thể hiện ở một số tác dụng chủ yếu sau đây:

1. Giun là loài thức ăn giàu đạm, chất lượng cao để nuôi gia súc, gia cầm và thủy hải sản, đồng thời làm giảm chi phí thức ăn chăn nuôi

Với hàm lượng Protein thô chiếm 70% trọn lượng khô, hàm lượng đạm của giun tương đương với bột cá, thường được dung trong thức ăn chăn nuôi. Giun còn hội đủ 12 loại Axit Amin, nhiều loại Vitamin, chất khoáng cần thiết cho gia súc, gia cầm và thủy sản. Đặc biệt giun còn có các loại kích thích tố sinh trưởng tự nhiên mà trong bột cá không có. Thức ăn chăn nuôi có bột giun sẽ không có mùi tanh và khét của cá và dầu cá, hấp dẫn vật nuôi, lại bảo quản được lâu hơn thức ăn có dùng bột cá.

Theo W.T.Mason ( Đại học Phlorida – Mỹ): Giun, nhất là giun tươi, là thức ăn lý tưởng để nuôi thủy sản, nhất là sản xuất con giống ba ba, rùa, lươn, tôm, cá Chình, đặc biệt là nuôi – Một loại cá quý để ăn và sản xuất mòn trứng cá muối đắt tiền. Nếu cho chúng ăn giun tươi hàng ngày bằng 10% – 15% trọng lượng cơ thể sẽ tốt hơn bất cứ loại thức ăn nào khác, tốc độ sinh trưởng sẽ tăng từ 15%-40%, năng suất trứng tăng lên 10%. Nếu trộn 2-3% bột giun dùng để nuôi, năng suất sẽ tăng trên 30%, giá thành thức ăn giảm 40%-60%, đồng thời tăng sức sinh sản và kháng bệnh của tôm, cá. Điều này rất có ý nghĩa khi thức ăn chăn nuôi đắt đỏ như hiện nay.

Hiệp hội nuôi gà của Mỹ cho rằng: Giun là phương án hàng đầu cung cấp Protein chất lượng cao, rẻ nhất, dễ nhất cho vật nuôi, đặc biệt là gà. Thức ăn trộn 2-3% bột giun để nuôi lợn, tốc độ tăng trọng trên 74,2%; nếu nuôi gà, thì năng suất trứng tăng 17-25%, tốc độ sinh trưởng tăng 56% -100%. Đặc biệt, nếu nuôi gà bằng thức ăn có giun tươi thì hầu như gà không bị bệnh; trong khi nếu nuôi bằng thức ăn không có giun, tỷ lệ mắc bệnh cúm gà 16-40%. Giun Quế còn chứa trên 8% Axit Glutamic ( còn gọi là bột ngọt, hay mì chính), nên khỉ sử dụng làm thức ăn chăn nuôi thì vật nuôi khỏe, chóng lớn, đẻ khỏe, ít bệnh tật và sẽ cho thịt thơm ngon hơn hẳn so với vật nuôi thông thường. Vì vậy ngày càng có nhiều hãng sản xuất thức ăn công nghiệp quan tâm đưa bột giun trộn vào thức ăn chăn nuôi để tạo sự khác biệt so với thức ăn thông thường, nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm trên thị trường.

2. Phân giun làm thức ăn cho gia súc, gia cầm, thủy sản va là một loại phân hữu cơ thiên nhiên giàu dinh dưỡng nhất mà con người từng biết đến

Thức ăn chủ yếu của giun là phân , ngựa, dê, cừu, thỏ, lợn, gà; phế thải, rau của quả, cây thân thảo và các loại rác hữu cơ hoai mục…; sau khi được giun tiêu hóa sẽ trở thành phân giun, có chứa một số  Axit Amin như: Tyrosin, Arginin, Cystin, Methiomin, Histidin… thì phân giun có thể làm thức ăn chăn nuôi cho gia súc, gia cầm, thủy sản.

Phân giun chứa một hỗn hợp vi sinh có hoạt tính cao, dễ hòa tan trong nước, chứa hơn 50% chất mùn. Do đó phân giun không chỉ kích thích tăng trưởng cây trồng, mà còn tăng khả năng cải tạo đất. Phân giun còn chứa các khoáng chất được cây trồng hấp thụ một cách trực tiếp, không như các loại phân hữu cơ khác phải được phân hủy trong đất trước khi cây hấp thụ. Hàm lượng N-P-K, Ca và các chất khoáng vi lượng trong phân giun, cao gấp 2-3 lần phân trâu bò, phân ngựa; gấp 1,5-2 lần phân lợn và phân dê.

Hơn nữa, phân giun không có mùi hôi thối như các loại phân gia súc, gia cầm, lại có thể để lưu giữ lâu ngày trong túi nilon mà không sợ bị mốc, rất thuận lợi cho việc bảo quản và vận chuyển. Phân giun làm giảm lượn Axit Carbon trong đất và gia tăng nồng độ Nitơ ở trạng thái cây trồng có thể hấp thụ được. Chất Axit Humic ở trong phân giun có thể giúp cây trồng dễ dàng hấp thụ nhiều hơn bất kỳ chất dinh dưỡng nào khác. Chất IAA (Indol Acetic Aicd) có trong phân giun là một trong những chất kích thích hữu hiệu, giúp cây trồng tăng trưởng tốt.

Phân giun có thể giúp chống sự xói mòn và tăng khả năng giữ nước trong đất. Cây trồng khi bón phân giun sẽ không bị “cháy”, khống chế được các kim loại nặng xâm nhập cây gây đột biến làm phát sinh tế bào lại có hại, gây hoại tử rễ… Chất mùn trong phân giun loại trừ được những độc tố, nấm, và vi khuẩn có hại trong đất có thể ngăn ngừa các bệnh về rễ và đẩy lùi nhiều bệnh của cây trồng. Phân giun có tác dụng điều hòa môi trường đất rất tốt, giúp cây phát triển ngay cả khi nồng độ pH trong đất quá cao hoặc thấp. Việc nuôi giun Quế lấy phân, chính là việc áp dụng công nghệ xử lý rác thải hữu cơ bằng con giun Quế., một trong những công nghệ rẻ tiền nhất.

Hiện tại phân giun Quế thường được sử dung cho các mục đích như: Kích thích sự nẩy mầm và phát triển của cây trồng; Điều hòa dinh dưỡng cải tạo đất, làm cho đất màu mỡ và tơi xốp; Dùng làm  lót cho cây rau quả, tạo ra sản phẩm có chất lượn và năng suất cao; Dùng làm  lá hảo hạng và kiểm soát sâu bọ hại cây trồng. Vì vậy, phân giun là loại phân sạch thiên nhiên quý giá để bón cho hoa, cây cảnh, rau quả trong  sạch, được thị trường rất ưa chuộng.

Cách thức sử dụng phân giun

Cho vườn ươm: Dùng 30% phân giun trộn với cát. Đây là hỗn hợp nẩy mầm tốt nhất. Nó đảm bảo cho cây phát triển không ngừng và sinh trưởng tốt trong thời gian 3 tháng, không cần phải thêm bất cứ phân bón nào khác.

Dùng làm chất điều hòa cải tạo đất: Cuốc một lớp đất cằn lên, cho một lớp phân giun vào và tưới nước. Sự phát triển của cây trồng sẽ được thấy rõ trong mùa vụ.

Cho cây trồng: Có thể sử dụng phân giun như một loại phân bón lót hoặc bón thúc cho cây trồng. Khi sử dụng phân giun, có thể giảm dần lượng phân hoá học.

*Liều lượng sử dụng

Cây cảnh: Tùy theo nhu cầu của cây.

Rau: Bón lót: 100- 150kg/1000m2.

Cây ăn trái: Bón 2- 4kg/cây. Số lần bón tùy thuộc vào tuổi của cây.

3. Giun làm thuốc chữa nhiều loại bệnh cho con người

Y học cổ truyển của nhiều nước, trong đó có Việt Nam, đã dùng giun đất để chữa các bệnh về huyết áp, tim mạch, thần kinh, kháng ung thư, hen suyễn, sốt rét, thấp khớp, đậu mùa, thương hàn, gẫy tay chân v..v… Loại axit amin Tyrosin trong giun có thể tăng tuần hoàn máu ngoại vi của bề mặt cơ thể, tăng tản nhiệt, có tác dụng giải nhiệt, hạ sốt. Dịch ngâm nước của giun có tác dụng làm tê tri giác (giảm đau). Dung dịch cồn của giun, có tác dụng giảm huyết áp từ từ và giữ được lâu bền, sử dụng rất tốt cho người cao huyết áp. Rượu thuốc Lumbrokinase làm từ giun đất đã thanh trùng, ngâm rượu, đến khi có màu nâu đậm, đem ra sử dụng sẽ giúp ngăn ngừa tai biến mạch máu não, xơ vữa động mạch và mỡ máu ở người cao tuổi.

Trong cơ thể giun có chất xúc tác, có tác dụng co bóp cửa tử cung, trợ giúp sản phụ dễ dàng khi đẻ. Thành phần đạm trong chiết suất của giun, có tác dụng giãn nở khí quản, trị bệnh hen xuyễn. nhờ việc chứa các hàng lượng rất cao của axit Linoleic, cùng khoáng chất vi lượng đặc hiệu chống oxi hóa là Se, giúp giun tăng năng lực sát khuẩn, tăng cường miễn dịch, nâng cao sức đề kháng trong cơ thể, nên tăng được khả năng chống ung thư, giảm hội chứng thiểu năng trí tuệ (bệnh đao) ở trẻ em; ổn định sự hoạt động của cơ tim nên phòng được các bệnh bất thường về tim, ngăn ngừa viêm gan, loét dạ dày, viêm đường ruột, thấp khớp, viêm họng, tiểu đường, yếu về sinh lý.

Hàm lượng Zn có trong giun giúp điều trị đối với những trẻ em biếng ăn, tóc thưa, chậm lớn, ngăn ngừa sự phát triển không bình thường về tri giác và thính giác trẻ em. Ngoài ra nó còn điều trị suy nhược thần kinh toàn diện, trí nhớ kém, ngủ kém, khứu giác bất thường.

Trong các tác dụng chữa bệnh của giun đất thì tác dụng cấp cứu những trường hợp đột quỵ do tai biến mạch máu não là được quan tâm nhiều nhất. Ở Việt Nam, toa thuốc và tên bài thuốc sử dụng giun đất chữa tai biến mạch máu não đã xuất hiện từ những năm đầu thế kỷ XX, được in lại trong cuốn sách “Hai trăm bài thuốc quý” của ông Lê Văn Tình vào năm 1940. Bài thuốc cũng đã được bác sĩ Nguyễn Văn Hưởng, nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế, cho phổ biến để sử dụng hữu hiệu trong đợt chống dịch sốt xuất huyết tại các tỉnh miền Bắc vào năm 1969. Cho đến nay, bài thuốc đơn giàn này đã cứu chữa và phục hổi cho rất nhiều trường hợp hôn mê do đột quỵ, dù đã nhiều ngày trôi qua.

Mới đây, PGS – TS Nguyễn Thị Ngọc Dao cũng các cộng sự thuộc Viện Công nghệ Sinh học (Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam) đã bước đầu nghiên cứu và sản xuất thành công chế phẩm viên nang Lumbrokinase từ giun đất, có tác dụng làm tan cục máu đông làm nghẽn động mạch, những vết thương bị tụ máu. Việc điều trị cho các bệnh nhân bị tai biến mạch máu não do viêm tắc, xơ vữa động mạch đã cho kết quả tốt. Mặc dù chưa bán ngoài thị trường, nhưng thuốc chữa xơ vữa động mạch từ giun Quế dự kiến rẻ hơn thuốc ngoại nhiều lần và kết quả thử nghiệm cho thấy bột giun không gây tác dụng phụ nào. Việc nghiên cứu các chế phẩm giun để chữa bệnh và làm thực phẩm bổ dưỡng vẫn cần tiếp tục được tiến hành…

4. Giun làm thực phẩm cho người và sản xuất mỹ phẩm

Giun có hàm lượng Protein cao, giàu nguyên tố vi lượng tương tự thịt thỏ – là loại thịt giàu đạm, ít chất béo. Trong giun có tới 8 loại Axit Amin cần thiết cho con người. Hàm lượng Vitamin B1, B2 trong giun gấp 10 lần khô đậu tương, 14 lần bột cá, cùng sự phong phú về Vitamin A, E, C và các vi lượng khoáng chất có lợi cho sức khỏe dinh dưỡng của con người. Vì vậy nhiều nước đã sử dụng giun để chế biến thành thực phẩm cho con người.

Ở Nhật, có tới 200 loại thực phẩm được chế biến từ giun. Ở Italya giun được chế biến patê. Ở Đài Loan có hơn 200 món ăn làm từ giun. Ở Australia người ta ăn giun với món ốp lếp. Hiện nay, đã có đồ hộp thực phẩm làm bằng giun và bánh bích quy bán ra thị trường. Nhiều nhà dinh dưỡng học trên thế giới dự đoán: Giun – loại động vật dinh dưỡng, dễ nuôi, trong tương lai sẽ trở thành nguồn quan trong về thực phẩm động vật bình dân, phổ biến và quá giá của loài người.

Giun cũng cung cấp nguyên vật liệu thô tốt nhất cho công nghiệp. Một số Enzyme và hoạt chất được chiết xuất từ giun để làn thuốc, thức ăn, mỹ phẩm. Hiện giun đang được quan tâm nghiên cứu sử dụng trong sản xuất mỹ phẩm.

5. Giun góp phần bảo vệ môi trường và phát triển nông nghiệp sinh thái

Giun có sức tiêu hóa lớn. Tác dụng phân giải hữu cơ của giun chi đứng sau các vi sinh vật, Một tấn giun có thể tiêu hủy đượ 70 – 80 tấn rác hữu cơ, hoặc 50 tấn phân gia súc trong một quý. Các nước trên thế giới đã tận dụng cơ năng đặc thù này của giun để xử lý chất thải sinh hoạt hoặc rác thải hữu cơ, làm sạch môi trường, có hiệu quả tốt. Một công ty ở California (Mỹ) đã nuôi 500 triệu giun, hàng ngày xử lý khoảng 2.000 tấn rác. ở Nhật, những nhà máy hằng năm sản xuất được 10.000 tấn giấy, với 45.000 tấn phế thải, đã sử dụng giun để xử lý chất thải, đồng thời sản xuất được 2.000 tấn giun khô, 15.000 tấn phân giun.

Giun sống trong đất sẽ làm tăng độ phì nhiêu của đất. Phân giun góp phần làm giảm mức sử dụng phân hóa học, giúp cây trồng phát triển tốt, tăng khả năng chống sâu bệnh, giảm bớt việc sử dụng , nhờ đó bảo vệ được môi trường. Với những khu vực ô nhiễm, nếu nuôi giun cũng làm sạch được môi trường nước. Hơn nữa, giun đất có thể xử lý chất thải hữu cơ, phân gà, phân lợn, phân bò và chuyển hóa phân bón hữu cơ có chất lượng cao, và bằng cách đó cải thiện môi trường sinh thái các vùng nông thôn. Thậm chí, phân của giun cũng có thể xử lý nước thải. Nuôi giun trong gia đình, vừa xử lý được rác thải, vừa có phân giun bón cho hoa, cây cảnh. Một số nước đã làm các khay nuôi giun đặt tại bếp ăn của các gia đình, thậm chí cả ở các khách sạn năm sao.

6. Những tác dụng khác của giun

Giun là một sinh vật chỉ thị về môi trường thổ nhưỡng, Dùng kính hiển vị điện tử quan sát tình trạng sưng tấy, nổi u của giun: Các tế bào thượng bì của niêm mạc đường ruột co lại hoặc bị lở loét xuất huyết… Có thể đánh giá được mức độ ô nhiễm kim loại nặng và hóa chất độc hại của môi trường vùng đất mà giun sống.

Giun sống trong đất, nhưng da rất ít dính đất. Hỗn hợp dịch thể mà giun tiết ra, cũng phương thức vận động của giun, đang được nghiên cứu phỏng sinh học về công nhệ không bám đất hoặc ít bám đất trong tác nghiệp cơ giới. Giun là một trong những loại mội câu rất hấp dẫn đối với cá, Với 20% dân số có sở thích đi câu ở Nhật, đã cần mỗi năm đến 300 tần giun, Ở Trung Quốc, hằng năm cùng tiêu tốn trên 1000 tấn giun để làm mồi câu, Giun còn được sử dụng làm học cụ trong nhà trường, có thể tiến hành vào bất cứ thời điểm nào, vừa rẻ tiền, thao tác dễ dàng, mà việc thu nhập bảo quả tiêu bẩn lại an toàn cho thầy giáo và học sinh.

III. HIỆU QUẢ KINH TẾ VÀ TRIỂN VỌNG VỮNG CHẮC CỦA NGHÊ NUÔI VÀ CHẾ BIẾN GIUN QUẾ

1. Hiệu quả kinh tế của việc nuôi giun Quế

Nuôi giun quế có ưu điểm là:

Vốn đầu tư nuôi giun cần rất ít (Nuôi để dùng trong chăn nuôi gia đình chỉ cần vài trăn ngàn đến vài triệu đồng; Nuôi giun hàng hóa cần vài ba triệu đồng, đến vài chục triệu đồng)

Chi phí đầu tư nuôi giun không lớn. Mặt bằng nuôi giun có thể tận dụng trong vườn nhà hoặc các bãi nuôi công nghiệp, các chuồng trại cũ bỏ không; Hoặc làm các lều tán, nhà tạm có mái che; sử dụng các vật dụng đơn giản như chum, chậu, khay gỗ, thùng xốp v..v…Thức ăn để nuôi giun chủ yếu sử dụng nguồn nguyên liệu sẵn có như rác hữu cơ (rau, củ, hoa quả, vỏ trái cây loại bỏ, rơm rạ, các loại bã đã ép dầu…), phân trâu, bò, dê, lợn, gà… rất dồi dào và rẻ tiền. Nuôi giun ít bị bệnh, ít rủi ro, tốn ít công , kỹ thuật đơn giản, dễ làm, sớm có thu nhập. Nếu sản xuất hàng hóa để bán thì có lợi nhuân đáng kể, mang lại giá trị cao.

Giun sinh sản rất nhanh, nên chỉ cần đầu tư con giống một lần đầu tiên. Từ 1 kg giun giống, sau 60 ngày nuôi có thể thu được 2 đến 3 kg giun. Nếu thả giống với mật độ 3 – 4 kg/ m2, sẽ cho thu hoạch 6 – 10 kg/ m– lần, mỗi năm có thể thu hoạch 6 – 7 lần.

Giun và phân giun với nhiều tác dụng như: Là nguồn thức ăn chăng nuôi chất lượng cao và nhiều công dụng cho nhiều loại gia súc, gia cầm thủy sản; Là nguồn phân hữu cơ sạch và quý đối với cây trồng (nhất là hoa và cây cảnh…); Giun còn là nguồn nguyên liệu để sản xuất và chế biến thực phẩm, thực phẩn chức năng, dược phẩm, mỹ phẩm… với nhu cầu rất lớn cả với thị trường trong nước và xuất khẩu. Chính vì vậy, đầu ra cho việc nuôi giun hàng hóa là vô cùng thuận lợi.

2. Triển vọng vững chắc của nghề nuôi và chế biến giun quế:

Nghề nuôi giun (giun đất, giun Quế…) đã hình thành từ hằng trăm năm nay. Do lợi ích của giun đất nên nhiều nước đã quan tâm nuôi và sử dụng giun, chọn lọc và lai tạo một số giống  giun có năng suất và chất lượng cao, chủ yếu là giun Quế. Mỹ đã có lịch sử nuôi và sử dụng giun từ 80 năm nay. Năm 1980, ở Mỹ đã có hơn 90.000 trang trại nuôi giun, Ở Manila (Philipin) có hơn 50.000 hộ nuôi giun. Trung Quốc bắt đầu nuôi giun từ cuối thập kỷ 70.

Ở Việt Nam, việc nuôi giun và sử dụng giun có từ những năm 80. Một số cơ quan đã tiến hành nghiên cứu và triển khai việc nuôi giun đất để tạo nguồn đạm động vật cho chăn nuôi gia súc, gia cầm như gà, vịt, lợn, tôm, baba, cá, lươn, ếch… Ngoài ra, nuôi giun còn tại nguồn phân hữu cơ sạch cho cây trồng và góp phần làm sạch môi trường.

Nuôi giun quế tuy là một nghề mới phát triển nhưng rất hữu ích và phù hợp với điều kiện mọi gia đình.Người nông dân nuôi giun để sử dụng làm thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm, thuỷ sản đạt hiệu quả kinh tế cao và cũng có thể sử dụng giun để tự chế biến thành các thức ăn giàu đạm ngay trong gia đình, góp phần chống suy dinh dưỡng. Giun và phân giun có thể cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu để sản xuất thức ăn chăn nuôi, chế biến thực phẩm, dược mĩ phẩm, làm phân bón…với nhu cầu lớn và ổn định. Vì vậy Việc ứng dụng thành công mô hình nuôi giun sẽ giúp người nông dân có thêm biện pháp tạo nguồn thức ăn mới cho chăn nuôi, tiết kiệm chi phí, tăng hiệu quả kinh tế, bảo đảm cho người dùng sản phẩm chăn nuôi.

Nghề nuôi giun sẽ là 1 nghề góp phẩn thiết thực để xoá đói giảm nghèo ở nông thôn, kể cả vùng sâu vùng xa. Thực tế trong vài năm gần đây, một số người nuôi giun trong TP Hồ Chí Minh và các thành phố khác đã trở thành tý phú.

Rất tiêc, nhiều bà con nông dân chưa được biết hoặc chưa thấy rõ cơ hội làm giàu này nên việc nuôi giun chưa thành phong trào phổ biến! Khi phong trào nuôi giun và sử dụng giun cùng với các loại hình sản xuất nông nghiệp sinh thái hữu cơ bền vững, khép kín với quy mô công nghiệp trở thành phổ biến- thì nông nghiệp nông thôn Việt Nam chắc chắn sẽ có sự phát triển đột biến; nông dân sẽ không còn nghéo khó như bao đời nay!

Nhận thức được giá trị to lớn của giun quế, Bộ Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn, đài truyền hình Việt Nam cùng trung tâm  quốc gia và các trung tâm  ở các tỉnh thành đang đẩy mạnh việc vận động nuôi giun quế. Nguyên phó thủ tướng Nguyễn Công Tạn, giáo sư Nguyễn Lân Hùng cũng là những người tích cực vận động phong trào này nhất là trong lĩch vực công nghiệp và y tế.

Phần 2. MÔ HÌNH VÀ KỸ THUẬT NUÔI GIUN QUẾ

I. CÁC MÔ HÌNH NUÔI GIUN QUẾ

Hiện nay, trên thế giới có nhiều mô hình nuôi giun quế: từ đơn giản như nuôi trong khay, chậu trên một diện tích nhỏ, đến nuôi trên đồng ruộng (có hoặc không có mái che), hay nuôi trong những nhà nuôi kiên cố… Nhưng nhìn chung, các mô hình này đều phải đảm bảo được những yêu cầu kỹ thuật phù hợp với đặc điểm sinh lý của con giun quế.

1. Nuôi trong khay chậu:

Áp dụng cho những hộ gia đình không có đất sản xuất hoặc muốn tận dụng tối đa các diện tích trống có thể sử dụng được. Mô hình này có thể sử dụng các dụng cụ đơn giản và rẻ tiền như các thùng gỗ, thau chậu, thùng xô… Các thùng gỗ chỉ nên có kích cỡ vừa phải (vào khoảng 0,2 đến 0,4m2 với chiều cao khoảng 0,3m).

Các dụng cụ này nên được đặt trên những cái khung nhiều tầng để dễ chăm sóc và tận dụng được không gian. Các dụng cụ nuôi nên được che mưa gió, đặt ở nơi có ánh sáng hạn chế càng tốt. Chúng phải được đục lỗ thoát nước, những lỗ này được chặn bằng bong gòn, luới… để không bị thất thoát con giống . Mô hình nuôi này có ưu điểm dễ thực hiện có thể sử dụng lao động phụ trong gia đình hoặc tận dung thời gian rảnh rỗi. Công tác chăm sóc cũng thuận tiện vì dễ quan sát và gọn nhẹ. Tuy nhiên, nó có nhược điểm là tốn nhiều thời gian hơn các mô hình khác, số lượng sản phẩm có giới hạn, việc chăm sóc cho giun quế phải được chú ý cẩn thận hơn .

2. Nuôi trên đồng ruộng có mái che

Thích hợp cho quy mô gia đình vừa phải và mở rộng, thích hợp cho những vườn cây ăn quả, cây công nghiệp lâu năm có bong râm vừa phải. Các luống nuôi có thể là ô đào sâu trọng đất hoặc làm bằng các vật liệu nhẹ như bạt không thấm nước, gỗ… có bề ngang từ 1 đến 2m, độ sâu ( hoặc cao) khoảng 30 đến 40 cm, bảo đảm thoát được nước và thông thoáng. Mái che nên ở dạng cơ động để dễ di chuyển, thay đổi trong những thời tiết khác nhau . Độ dày chất nên ban đầu và thức ăn nên được bổ xung hang tuần. Luống nuôi cần được che phủ để giữ ẩm, kích thích hoạt động của giun quê và cần 1 diện tích tương đối lớn .

3. Nuôi trên đồng ruộng không có mái che

Đây là phương pháp nuôi truyền thống ở các nước đã phát triển chông nghệ nưôi giun quế như Mĩ, Úc… và có thể thực hiện được ở quy mô lớn . Luống nuôi có thể nổi hoặc âm vào mặt đất, bề ngang khoảng 1 đến 2m, chiều dài thường không giới hạn mà tuỳ theo diện tích nuôi. Với phương pháp này, người nuôi không phải làm lán trại, có thể sử dụng các trang thiết bị cơ giới để chăm sóc và thu hoạch sản phẩm.

Nếu cho lượng thức ăn ban đầu và bổ sung hang tuần thì việc thu hoặch cũng khá dễ dàng. Tuy nhiên, phuơng pháp nuôi này bị tác động mạnh bới các yếu  tố thời tiết, có thể gây tổn hại đến giun quế và cần một diện tích tương đối lớn.

4. Nuôi trong nhà với quy mô công nghiệp và bán công nghiệp

Là dạng Cải tiến và mở rộng của lướng nuôi có mái che trên đồng ruộng và nuôi trong thau  chậu . Các khung ( bồn ) nuôi có thể được xây dựng kiên cố trên  mặt đất có kích thước rộng hơn hoặc được sắp thành nhiều tầng. Việc chăm sóc có thể thực hiện  bằng  tay hoặc các hệ thống tự động tuỳ theo quy mô. Phương pháp này có nhiều ưu điểm là chủ động được điều kiện nuôi. Chăm sóc tốt, nuôi theo quy mô lớn nhưng chi phí xây dựng cơ bản và trang thiết bị cao.

Hiện nay, quy mô nuôi công nghiệp với những trang thiết bị hiện đại được áp dụng khá phổ biến ở các nước phát triển như Mĩ, Úc,  Canada…

II. YÊU CẦU VỚI NUÔI GIUN QUẾ

Muốn nuôi giun trong hộ gia đình trước hết cần 2 điều kiện sau:

– Có nguồn phân động vật tại chỗ:

Phân trâu bò, phân dê thỏ, phân gà, lơn; Các nguồn rác phải hữu cơ như: rơm rạ, rau qủ, bã trái cây đã ép lấy nước, xơ mít, vỏ dứa, xoài, than cây chuối…Đây là nguồn rất dễ kiếm đối với những hộ nông dân, đặc biệt là những hộ kinh tế VAC.

– Phái có một chuồng nuôi thích hợp:

Tất cả những dụng cụ đựng mà đảm bảo thoát nước, không úng ngập và chứa đựng được thì đều có thể là chuồng nuôi giun . Ví dụ như thùng phuy, can nhựa, khay, thùng, chậu, chuồng trại cũ bỏ không, lều lán…

Tuy nhiên trên thực tế việc nuôi giun tuỳ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Để nuôi giun quế thành công và đạt hiệu quả kinh tế cao, chúng ta cần tuân thủ những yêu cầu kĩ thuật sau:

1. Về người nuôi

– Nắm được một số đặc điểm đặc tính sinh lý, sinh thái cơ bản của con giun.

– Có kiến thức tối thiểu về quy trình, công nghệ nuôi giun.

– Thực hành đúng các yêu cầu kĩ thuật và quy trình công nghệ nuôi giun.

2. Về chuồng trại nuôi

Chuần trại nuôi phải đạt nơi thoáng mát, không bị ngập úng và không nên bị ánh sang mặt trời chiếu trực tiếp, có nguồn nước tưới thường xuyên, trung tính và sach; cần thoát nhiệt, thoát nước tôt. Bảo đảm các điều kiện vè nhiệt đọ và độ ẩm. Nên có biện phát ngăn ngừa các thiên địch (kiến, cóc, nhái…). Hố hoặc bế nuôi giun phái có mái che tránh mưa nắng. Ban đêm nên có đèn sáng, nhất là vào lúc mưa gió để tránh giun bò đi nơi khác.

3. Về chất nền

Là yếu tố quan trọng cho giun trong thời gian đầu sinh sống, là nới trú ẩn khi giun tiếp xúc với môi trường mưói và phải đạt các yếu tố: tới xốp, sạch, giàu dinh dưỡng… Chất nền có cơ cấu xốp, kết cấu tương đối thô, có khả năng giữ ẩm tốt, không gây phản ứng nhiệt, pH không nằm ngoài phổ chịu đựng của giun, có thể là môi trường sống tạm thời khi giun gặp điều kiện bất lợi.

4. Về nhiêt độ

Nhiệt độ thích hợp nhất cho giun phát triển là từ 20oC đến  30oC . Đối với bà con ở một số khu vực phía bắc cần chú ý: Vào mùa dông nhiệt độ xuống thấp, lúc này chúng ta cần che chắn kĩ, tháp đèn điện vào ban đêm sao cho luôn giữ nhiệt dộ ở mức thích hợp, tránh trường hợp giun bị ngủ đông hoặc chết cóng.

5. Về độ ẩm

Phải thường xuyên tưới nước cho giun (vào mùa hè và mùa khô ít nhất là 2 lần/ ngày) . Có thể nhận biết độ ẩm thích hợp bằng 2 cách: lấy tay nắm phần sinh khối trong chuồng, sau đó thả ra, nếu thấy phân sinh khối còn giữ nguyên và tay ta chỉ ướt là đủ, nhưng nếu nước chảy ra hoặc phần sinh khối vỡ và rơi xuống như vậy là quá ướt hoặc quá khô.

Nên chú ý tưới giữ ẩm ngay từ khi mới thả giống vì giun đã bị sốc khi di chuyển. Hằng ngày kiểm tra độ ẩm và tưới bổ sung, tốt nhất là tưới nhiều lần trong ngày khi trời nóng, lượng nước cho mỗi lần tuới ít. Nước tưới nên có pH trung tính, không bị nhiễm mặn hoặc phèn . Nếu sử dụng chất nền có kết cấu hạt xốp và to thì độ ẩm có thể duy trì ở mức cao hoặc ngược lại .

6. Về ánh sáng

Giun rất sợ ánh sang nên ta chỉ phải che chắn chuồng thật kĩ vào ban ngày để trách tia tử ngoại lọt vào chuồng. Tốt nhất là có tầm phủ trên mặt luống nuôi . Tuy nhiên cần phải giữ cho chuồng thoáng  mát  .

7. Về không khí

Khí CO2, H2S, SO3, NH4 …. là kẻ thù của giun nên thức ăn cho giun phải sạch và không có các thành phần hoá học gây bất lợi cho giun.

8. Về thức ăn

Mỗi ngày giun tiêu một lượng thức ăn tương đương với trọng lưưọng cơ thể chúng, nên chúng ta phải chắc rằng đủ lượng thức ăn cần thiết để nuôi giun. Thức ăn giun gồm: phân trâu, bò, dê, gà, heo, rơm rạ, rác hữu cơ… Trong đó phân trâu bò tươi là thức ăn khoái khẩu nhất của giun, còn lại phân gà, phân lơn, phân vịt, cần phải ủ cho hoai trước khi cho ăn. Thức ăn là chất thải hữu cơ nên có dạng đang phân huỷ, không nên có hàm lượng muối hoặc ammoniac quá cao; chủng loại tương đối đa dạng nhưng thích hợp nhất là những chất liệu có tỷ lệ C/ N vào khoảng 10:1 như phân gia súc, hấp dẫn giun hơn là các loại phân khô hoặc đã qua giai đoạn ủ.

Có thể chế biến thức ăn giun gồm rơm rạ, bã mía, mùn cưa… 50%; là xanh, rau các loạ, vỏ chuối…20% và phân gia súc, gia cầm 30%. Trong đó phân trâu bò là tốt nhất . Cứ 2kg giun giống ( khoảng  5000 con ) tiêu thụ mỗi ngày 1 đến 2 kg phân ủ, cứ 1.000 con hằng tháng ăn hết 100kg phân ủ. Trộn đều các loại nguyên liệu theo tỷ lệ 70% nước, 30% phân rác…(cất nguyên liêu rơm rạ) đem ủ như ủ phân đống ngoài trát bùn chặt kín, nhiệt độ tăng cao cho đến 3-4 tuần lễ. Khi nhiệt độ hạ xuống bằng nhiệt độ môi trường thì cho giun ăn.

III. QUY TRÌNH KỸ THUẬT NUÔI GIUN QUẾ

1. Chọn giống

Ở Việt Nam, giống và chủng loại giun khá phong phú. Tuy nhiên, cho đến nay, các cơ sở nghiên cứu và sản xuất giống giun phù hợp với điều kiện thời tiết khí hậu, cho năng suất cao còn rất hạn chế. Nên liên hệ với các trại chăn nuôi giun chuyên nghiệp để có được nguồn giống khoẻ, chất lượng cao.

Giun đất có nhiều loại, hiện có ba giống giun được nuôi phổ biến nhất là: giun Quế, giun Nhật Bản và giun Đại Bình 3. Ba giống giun kể trên có hàm lượng dinh dưỡng rất cao, thích hợp với việc làm thức ăn cho gia súc, gia cầm, thủy sản, cho hiệu quả kinh tế cao. Chúng ta thường nuôi giun Quế, vì nó sinh sản rất nhanh, dễ nuôi, cho năng suất cao và thích hợp với những vùng nhiệt đới. Có thể nói về việc tăng số lượng, giun là loại động vật sinh sản nhanh nhất.

Giống giun chọn thả phải đảm bảo về hình dáng và kích thước đặc trưng của giống, đa số trùn có màu đỏ đậm, chui xuống luống nuôi hoặc vận động không quá chậm khi bị bắt.

Khi mua giống, tốt nhất là mua ở dạng sinh khối (có lẫn cả giun bố mẹ, giun con, trứng kén giun chưa nở và cơ chất mà giun đang sống quen), để giun không bị “sốc” trong môi trường mới lạ và sinh sản nhanh.

2. Chỗ nuôi

Tùy theo khả năng và quy mô kinh doanh mà chúng ta làm chuồng trại. Có các phương thức như: Nuôi giun trong hố đất, nuôi trong thùng hộp và nuôi trong bể xây.

a. Nuôi giun trong hố, luống đất:

Chọn nơi cao ráo, đào hố nuôi sâu 0,4 – 0,5 m, rộng 1 – 1,2 m, dài 2, 3, 4 m tùy yêu cầu. Xung quanh hố có rãnh thoát nước. Cũng có thể nuôi giun theo kiểu đắp luống trên mặt đất. Luống nuôi cao 0,3 – 0,4 m, rộng 1 m, dài từ 2 – 4 m. Xung quanh luống quây ván, thân cây chuối, bao bì đựng thức ăn, xếp gạch, xây bằng gạch để ngăn phân nuôi không tràn ra ngoài. Trong điều kiện chưa có vốn, chúng ta có thể quây mê bồ là có thể nuôi được. Trên luống có mái che, mái cách mặt luống khoảng 1 m. Luống nuôi giun rất thích hợp ở nông thôn vì có mặt bằng.

b. Nuôi trong thùng, hộp:

Nếu nuôi giun vào mục đích lấy giun nhằm tăng thành phần dinh dưỡng trong khẩu phần ăn của gia súc, gia cầm, thủy hải sản hoặc xử lý rác thải nhà bếp, thì việc làm chuồng cũng hết sức đơn giản. Có thể tận dụng những vật có sẵn để nuôi như: chum, chậu, thùng phuy, can nhựa, xô nhựa, những bể nước không còn sử dụng v.v… Cũng có thể đóng thùng nuôi giun gồm nhiều tầng chồng lên nhau.

Tùy theo qui mô lớn nhỏ và tùy theo điều kiện tận dụng nguyên vật liệu của mỗi nơi, mà thiết kế thùng nuôi có kích thước phù hợp. Thùng nuôi giun phải đảm bảo có thể chứa được thức ăn cho giun và không làm thay đổi nhiệt độ của thức ăn. Nước trong thức ăn khi lắng xuống phải có chỗ thoát, để phần thức ăn bên dưới không quá ẩm. Đóng thùng nuôi giun phải đảm bảo kín, không cho giun bò ra ngoài, bỏ trốn khỏi nơi nuôi. Thông thường các thùng làm bằng gỗ hoặc nhựa.

Trong điều kiện chật hẹp như ở đô thị hoặc nhà cao tầng, người ta sử dụng hộp nuôi giun. Hộp nuôi giun có kích thước 50 x 35 x 20 cm. Đáy hộp có khoan nhiều lỗ thoát nước đường kính khoảng 5 mm và được lót dưới chất dẻo ngăn không cho giun bò ra ngoài. Bên trong hộp phủ giấy màu đen hoặc lá chuối để tạo ra môi trường tối. Bốn góc hộp có chân cao khoảng 5 cm, để khi chồng lên nhau vẫn có kẽ hở cho thông không khí. Dưới mỗi chồng hộp đặt một cái chậu để hứng nước từ các hộp trên chảy xuống.

Nếu quy mô lớn hơn ta có thể làm chuồng bằng tấm bạt nilon. Nuôi giun trong gia đình với qui mô nhỏ, có thể làm những thùng nuôi vuông 70 x 70 cm và cao 45 cm. Với kích thước này có thể nuôi được 10.000 con giun. Các thùng có thể xếp chồng lên nhau và đặt trong nhà có mái che mưa che nắng.

c. Nuôi trong chuồng có ngăn bể xây:

Nếu nuôi giun qui mô lớn nhằm kinh doanh thì nên xây chuồng. Có thể làm lán mái riêng để che mưa, che nắng hoặc tận dụng gian nhà sẵn có để làm chuồng. Tùy theo diện tích đất ta có thể xây chuồng dài rộng tùy ý. Thông thường chuồng xây ngang 1 m 50, cao 0,50 m, dài 2 m trở lên. Có thể xây các ô liền nhau thành từng dãy dài. Ở hai mặt đối diện mỗi ô nuôi chứa mỗi bên một cặp lỗ nhỏ để thoát nước. Chuồng nuôi giun được quây bằng gạch hoặc bằng gỗ ván.

Tuỳ theo lượng giun giống ban đầu mà quây ô chuồng nuôi giun rộng, hẹp khác nhau với mức 3 – 4 kg giun giống / m2. Chiều cao của ô chuồng ban đầu là 30 – 40 cm, sau đó nâng cao dần theo lượng phân cho vào nhiều lên. Chuồng được che phủ bởi lá dừa, lá cọ, rơm, rạ là tốt nhất, vì tạo được bóng mát và giữ được độ ẩm cao. Tuy nhiên chuồng trại phải bảo đảm sự thông thoáng, không khí phải ra vào lưu thông.

Giun thường có tập tính sống trong môi trường tối. Hễ gặp ánh sáng là giun rút sâu xuống dưới mặt luống. Che phủ mặt luống là biện pháp tạo bóng tối cho giun lên mặt luống ăn thức ăn và giao phối sinh sản cả ngày lẫn đêm. Tấm che phủ còn có tác dụng giữ độ ẩm luống nuôi. Sau khi thả giun giống, lấy bao tải cũ hoặc chiếu cói rách, bìa các tông, lá chuối, lá cọ …đậy tạo thoáng, tối lên bề mặt ô chuồng giun để cho giun nhanh chóng quen nơi ở mới.

Yêu cầu chỗ nuôi giun cần hai điều kiện:

– Một là, có một nền cứng hoặc một nền ngăn cách với mặt đất;

– Hai là, có mái che.

Hai điều kiện này cần được vận dụng linh hoặt tùy từng nơi.

Ở đồng bằng bắc bộ, bà con thường bố trí nơi nuôi giun ở một nền chuồng lợn bỏ không hoặc ngay trên sân gạch. Nền xi măng cứng sẽ ngăn cách với mặt đất, chỉ việc lợp cho chúng một cái mái.

Đa số bà con nông dân nuôi giun để làm thức ăn cho cá, gà, vịt, ngan và cả cho lợn. Vì vậy diện tích nuôi cần phải lớn. Nên thu xếp để có được một diện tích thật hợp lý, thông dụng nhất là nuôi bằng luống.

Luống nuôi giun được bố trí ở nơi có nền cứng. Ta có thể dùng gạch, dùng ván bìa, dùng thân cây chuối quây lại thành luống. Có người cho rằng phải xây kín, phải vững chắc, suy nghĩ như vậy không đúng. Vật liệu quây thành luống chỉ có nhiệm vụ giữ cho phân khỏi tràn ra ngoài. Thậm chí, khi tưới quá nhiều nước, nước có thể thoát ra ngoài dễ dàng chứ không bị ứ đọng trong luống.

Luống lên cao từ 25 – 30cm, rộng 1m và dài tùy ý (kinh nghiệm nhiều người nuôi cho rằng luống chỉ lên dài 3 – 5m là tiện chăm sóc). Trên luống phải lợp mái che. Tuyệt đối không để mưa xối vào luống nuôi. Giun có thể sống với độ ẩm rất cao nhưng không chịu được điều kiện mưa xối xả. Bản năng của chúng là nếu mưa to tạt vào nơi ở, chúng sẽ bỏ chạy. Do đó, cần phải có mái che cho luống nuôi.

Mái che có thể bằng rơm rạ, bằng tranh  hay bằng giấy dầu, bằng ni lông đều được. Mái che lên cách mặt luống từ 1m trở lên. Nếu thấp quá, khó thao tác khi chăm sóc thu hoạch. Nếu cao quá mưa có thể hắt vào. Luống nuôi được quây trong nhà là tốt nhất. Nếu bố trí luống nuôi ở giữa vườn hoặc cạnh ao, hồ thì phải quây ni lông hoặc lưới xung quanh để bảo vệ vì cóc, nhái, nghóe, chẫu chàng…rất thích ăn giun.

3. Chuẩn bị dụng cụ

– Cây chĩa 6 răng: Đây là dụng cụ dùng để xới, thu hoạch và chăm sóc giun. Không dùng các dụng cụ khác có thể làm giun bị thương.

– Tấm che phủ: Thường làm bằng bao tải đay hoặc chiếu cói là tốt nhất. Đặc điểm của giun là ăn và cặp đôi sinh sản thường ở trên bề mặt luống giun, nhưng phải ẩm và tối. Do đó người ta dùng tấm che phủ, vừa tạo bóng tối để giun liên tục ở trên bề mặt luống, ăn thức ăn và sinh sản, tăng năng suất nuôi giun; Mặt khác cũng dùng để giữ độ ẩm cho luống giun.

– Thùng tưới: Sử dụng các loại thùng có vòi sen như thùng tưới rau. Nếu không có thùng tưới thì có thể vẫy nước qua sàn rổ.

– Gáo múc thức ăn: Có thể dùng ca múc nước bằng nhựa có cán (loại 1 – 2 lít) hoặc mũ bảo hộ lao động bằng nhựa, có buộc thêm cán bằng tre trúc, dài khoảng 1 – 1,5 m.

4. Chế biến chất nền

Chất nền là nơi cư trú ban đầu của giun. Khi bắt đầu nuôi hoặc sau mỗi lần thu hoạch giun và phân giun, chuẩn bị cho đợt nuôi tiếp phải rải chất nền vào luống giun.

Vì vậy thao tác đầu tiên là phải chuẩn bị chất nền. Chất nền tốt nhất là phân bò cũ. Có 3 phương pháp chế biến chất nền:

a. Phương pháp ủ nóng:

Để chế biến chất nền cần có phân trâu bò, phân lợn và chất độn như cỏ, rơm rạ, bèo, dây lang, thân cây lạc… hoặc lá cây khô (trừ lá xoan, lá lim, lá sắn có độc tố cao). Giun quế rất sợ nước tiểu gia súc. Nếu phân có lẫn nước tiểu phải phun rửa để loại bỏ nước tiểu. Chất độn băm nhỏ. Chọn mặt nền cứng rải một lớp phân dày 10 – 15 cm, tiếp theo rải lên một lớp chất độn dày 10 cm có trộn vôi bột. Tiếp tục rải phân và chất độn theo thứ tự trên cho đến khi đống chất độn cao 1 – 1,5 m. Ở giữa đống ủ cắm một đoạn tre thông khí. Khi đánh đống xong (tỉ lệ: 7 phần phân trâu, bò để hoại ủ với 3 phần chất độn chặt ngắn), phủ lên đống phân một lớp che mưa nắng bằng vật liệu sẵn có như lá chuối, tấm tranh lợp. Đống ủ nên có kích thước sau: dài 1 m, rộng 1 m, cao 1 – 1,3 m. Cứ 5 – 7 ngày tưới nước và đảo đống chất nền 1 lần để đảm bảo chất nền luôn ẩm và có đủ không khí. Sau 3 – 4 tuần ủ, chất nền đã có thể sử dụng.

b. Phương pháp ủ nguội:

Phân gia súc và chất độn xếp lớp và đánh đống như đã mô tả trong phương pháp ủ nóng (không dùng vôi bột). Sau khi đánh đống xong phủ một lớp rơm, rạ mỏng và tưới nước cho ẩm. Tiếp theo lấy bùn trát kín đống ủ. Sau 3 tháng có thể đem sử dụng.

c. Phương pháp ủ hỗn hợp:

Phân chất độn xếp lớp và đánh đống như phương pháp ủ nóng. Sau 4 – 6 ngày nhiệt độ trong đống phân lên cao 700C. Tưới nước cho ẩm rồi lấy bùn trát kín. Sau 2 tháng có thể đem sử dụng.

Sau khi đã chuẩn bị xong chất nền, rải chất nền vào luống nuôi hoặc ô nuôi một lớp dày từ 10 – 20 cm, tưới ẩm, xới chất nền rồi san bằng. Chất nền rải trước lúc thả giun 2 – 3 ngày. Nếu thả giống bằng giun sinh khối thì có thể không cần rải chất nền.

5. Chuẩn bị thức ăn cho giun quế

Thức ăn thích hợp nhất cho giun quế là phân trâu bò

+ Phân trâu, bò được ngâm trong thùng hoặc trong bể khoảng từ 3 – 5 ngày mới cho giun ăn. Tỷ lệ phân nước là 1:1. Phân cần được trộn nhuyễn trong nước.

+ Phân heo, gà cũng ủ tương tự như phân trâu, bò nhưng thời gian ủ phân heo, gà dài hơn khoảng 10 – 15 ngày.

Với rác thải hữu cơ như: Rau, củ, quả, …cần băm nhỏ và trộn với phân theo tỷ lệ 1:1 thời gian ủ khoảng 21 ngày.

Ngoài phân tươi của gia súc ăn cỏ là có thể cho giun ăn trực tiếp, ta có thể ngâm phân tươi đó với phân chuồng đã ủ hoại làm thức ăn cho giun bằng các hỗn hợp sau:

+ 50 kg cỏ khô hay rơm rạ, thân đậu, bã mía, mạt cưa, giấy vụn, …

+ 30 kg phân gia súc (trâu, bò, heo, … )

+ 20 kg thực vật tươi (rau, cỏ, vỏ chuối, …)

Tổng cộng được 100 kg vật chất thô, ở giữa hố ủ cắm một thanh tre hay khúc gỗ dài từ đáy hố nhô lên khỏi mặt hố. Mỗi ngày tưới nước vừa, khi tưới lắc thanh tre, nhằm mục đích cho nước ngấm đều hố ủ. Sau thời gian khoảng 03 tháng thì phân hoai. Riêng rơm đã mủn sẵn thì thời gian ủ sẽ ngắn hơn.

6. Thả giun giống

Tốt nhất thả giống giun thường vào buổi sáng. Khi chuẩn bị ô chuồng xong thì thả giun giống bằng cách rải sinh khối vào theo một đường thẳng giữa ô luống đó hoặc rải giun giống thành từng đám giữa mặt luống, khoảng 5 – 7 phút sau, giun sẽ chui hết xuống lớp sâu. Quan sát mặt luống, loại bỏ những con giun ngọ nguậy tại chỗ, không có khả năng di chuyển xuống lớp đất sâu, đó là những con bị thương trong quá trình gom giống, chuyên chở giống.

Sau khi nhặt bỏ hết giun bị thương, dùng doa tưới cây, tưới ẩm nhẹ lên luống nuôi là xong. Hàng ngày phải tưới ẩm mặt luống, nếu trời nóng quá 34 – 350C nên tưới nhiều lần để giảm nhiệt độ.

Mật độ thả quyết định năng suất thu hoạch. Mật độ thích hợp khoảng 8 – 12 kg sinh khối /m2,  tương đương 1,5 – 2 kg giun tinh /m2 (giun Quăn khoảng 5.000 con/ m2, giun Quế khoảng 10.000 con/ m2), mới đảm bảo được sau 30 ngày cho 1 lần thu hoạch.

7. Che phủ luống giun

Giun thường có tập tính sống trong môi trường tối. Hễ gặp ánh sáng là giun rút sâu xuống dưới mặt luống. Che phủ mặt luống là biện pháp tạo bóng tối cho giun lên mặt luống ăn thức ăn và giao phối sinh sản cả ngày lẫn đêm. Tấm che phủ còn có tác dụng giữ độ ẩm luống nuôi. Sau khi thả giun giống, lấy bao tải cũ hoặc chiếu cói rách, bìa các tông, lá chuối, lá cọ …đậy tạo thoáng, tối lên bề mặt ô chuồng giun để cho giun nhanh chóng quen nơi ở mới.

8. Tưới ẩm luống giun

Những ngày hanh khô, nắng nóng nên tưới mát cho giun ngày khoảng 2-3 lần, ngày mùa đông tưới 1 -2 lần hoặc không cần tưới tùy điều kiện thời tiết.

Độ ẩm thích hợp luống nuôi là 70%, muốn kiểm tra độ ẩm, lấy một nắm thức ăn hay chất nền bóp nhẹ, nếu ứa nước ở kẽ ngón tay là vừa.

+ Nếu nước nhỏ giọt hoặc chảy thành dòng là quá ẩm, điều chỉnh bằng cách giảm số lần và lượng nước tưới.

+ Nếu bóp chặt mà không có nước là quá khô, điều chỉnh bằng cách tưới thêm nước.

9. Cho giun ăn và chăm sóc giun

Sau khi thả giun giống được 1 – 2 ngày thì nên cho giun ăn. Lượng thức ăn mỗi lần khoảng 5 cm trên mặt luống. Sau đó sẽ tiếp tục cho ăn khi thấy trên bề mặt luống đã xốp và không còn thức ăn cũ. Chú ý  không nên cho giun ăn khi lượng thức ăn cũ còn quá nhiều, vì lượng thức ăn bị tồn đọng phía dưới luống làm cho giun chỉ lo tập trung ăn và sống phía dưới luống mà không sống trên bề mặt. Điều này làm cho giun giảm khả năng sinh sản, năng suất nuôi giun sẽ bị giảm.

Các loại thức ăn của giun là phân tươi như phân trâu, bò, lợn, dê, thỏ, ngựa, hoặc thức ăn là rác thải hữu cơ đã hoai mục, được ủ theo các phương pháp nêu trên. Đều trộn lẫn và được ngâm vào bể có tưới nước sạch trong 1 – 2 ngày, thành dạng lỏng sền sệt, rồi mới múc vào cho giun ăn là tốt nhất. Lưu ý giun không chịu nước tiểu, vì vậy nếu phân có lẫn nước tiểu phải phun rửa sạch nước tiểu trước khi cho ăn. Phân trâu bò, phân lợn vón cục cần bóp vụn trước khi cho ăn.

Khi cho ăn, giở tấm phủ và múc thức ăn cho giun. Thức ăn rải trên mặt luống thành vệt dài hoặc từng đám mỏng cách đều nhau. Lượng thức ăn tùy thuộc vào sức tiêu thụ của từng luống cụ thể và tùy mùa.

+ Mùa hè, cứ 2 – 3 ngày cho giun ăn 1 lần. Lượng thức ăn bón trên bề mặt luống dày từ 2- 3 cm.

+ Mùa đông, lượng thức ăn bón nhiều hơn, dày khoảng 5 cm và bón phủ đầy luống giun. Thời gian cho ăn cũng thưa hơn mùa hè (3 – 4 ngày cho ăn 1 lần). Thức ăn phải bón thành từng ụ, hoặc theo từng dãy dài để khi nhiệt độ trong luống tăng cao hoặc trong thức ăn có chất gây sốc thì giun có khoảng trống chui lên thở. Sau khi bón xong, đậy tấm phủ lại và tưới ẩm.

10. Bảo vệ luống giun

Hàng ngày theo dõi luống giun, nếu thấy kiến phải tiêu diệt ngay. Diệt kiến có thể dùng cách đơn giản là đốt những vệt kiến bò vào luống giun, khi đốt đậy tấm phủ giun lại, hoặc cho nước ngập hố giun và kiến nổi lên mặt nước, dùng rọi đốt kiến trên mặt nước, sau đó tháo nước ra. Ngoài ra có thể dùng thuốc diệt kiến quét trên vách chuồng.

Lưu ý luống giun phải được che chắn hoặc bao lưới xung quanh để tránh gà, cóc, ếch nhái, rắn mối hoặc chuột ăn giun. Ngoài ra, các loại thuốc trừ sâu, hoá chất như xà phòng, nước rửa chén, muối ăn, nước giải, tro bếp, đất bột,  … rất độc hại đối với giun, giun sẽ lập tức chết khi tiếp xúc.

Giun có thể bò đi khỏi thùng, hộp, chuồng nuôi hoặc bị chết khi gặp những điều kiện bất lợi của môi trường sống như: Nhiệt độ, độ ẩm, độ pH quá cao hoặc quá thấp (do không tưới ẩm đúng kỹ thuật hoặc nước tưới không đảm bảo), thùng đậy nắp hoặc phủ nilon quá kín, trời quá nắng, bị nước mưa tạt vào, tiếng ồn và tiếng động xung quanh quá  lớn v.v

11. Nhân luống

Thời gian đầu luống còn ít kén và giun chưa thích nghi được môi trường mới, nên sau 2 tháng đầu thì số giống chúng ta mới được nhân đôi, những lần sau chỉ 1 tháng. Lúc này chúng ta có thể tách giun để nhân luống hoặc cho gia súc, gia cầm ăn. Trước khi nhân luống 2 ngày, ta cho giun ăn. Khi đó giun tập trung trên bề mặt luống, bốc lấy phần sinh khối phía trên của luống, thành những rãnh cách đều khoảng 20 cm rồi rải vào luống mới (cũng thành từng rãnh 20 cm) và tiếp tục cho ăn vào những chỗ rãnh trống, cả trên luống cũ và mới, cho đến khi đầy luống.

12. Kỹ thuật thu hoạch, vận chuyển

a. Kỹ thuật thu hoạch

Sản lượng tùy thuộc vào mật độ thả giống, chất lượng thức ăn và kỹ thuật chăm sóc. Mật độ thả giống giun càng dầy thì năng suất càng cao, thức ăn đầy đủ, chất lượng đảm bảo ngoài ra việc chăm sóc giun đúng cách sẽ giúp giun nhanh lớn và sinh sản nhiều. Ngược lại, thức ăn không đầy đủ môi trường sống gặp nhiều bất lợi giun có thể bò đi nơi khác hoặc chết, năng suất sẽ giảm.

Sau khi thả giun được 2 tháng ta bắt đầu thu hoach tỉa dần. Trung bình mỗi tháng có thể thu được 3 – 4kg/m2. Giun có tập tính không thích sống nhiều thế hệ trong cùng một chổ. Khi giun con đã trưởng thành thì giun bố mẹ di chuyển đi nơi khác. Vì vậy sau 1-2 tháng nếu không thu hoạch để sử dụng thì cũng nên nhân luống nếu không giun cũng tự bò đi. Ngoài ra khi bỏ thức ăn vào các rảnh trống giun bố mẹ thường chuyển sang đó sinh sống nhường nơi ở cũ cho giun con.

Thường luống giun có 3 lớp: Lớp trên cùng là thức ăn có lẫn trứng và kén giun, lớp giữa là nơi giun sinh sống, lớp đáy là phân giun.

Có nhiều phương pháp thu hoạch, phổ biến là các phương pháp sau:

Phương pháp thu hoạch tươi bằng cách dẫn dụ:

Nhằm thu được nguồn giống mà không làm cho chúng bị sốc và thu phân giun. Trước khi thu hoạch khoảng một tuần, cho một tấm lưới vào khoảng giống mới đã dọn ở giữa luống (hoặc trên bề mặt luống) có chứa thức ăn mới đã được bổ sung nước ở mức bão hòa, không tưới trên phần phân chũ ở hai bên. Thức ăn tươi và ẩm độ sẽ hấp dẫn giun và chúng sẽ tập trung cao độ ở đây. Để thu được trên 90% con giống, nên thực hiện động tác này 2 lần.

+ Phương pháp thu hoạch khô:

Thu hoạch giun thịt làm thức ăn gia súc và thu tưới giữ ẩm, nên xới xáo nhiều lần giúp bốc thoát hơi nước. Khi thấy hạt phân tương đối rời rạc, dùng cào gom phân vào giữa, giun có khuynh hướng chui xuống, cuộn tròn dưới lớp đáy của luống. Hốt lớp phân bên trên và tiếp tục gom phân lại. Thực hiện thao tác này sẽ tách riêng được phân và trùn

Cũng giống như nhân luống trước khi thu hoạch 2 ngày ta cho giun ăn. Sau đó hốt lấy phần sinh khối trên bề mặt cho vào bạt nilon và đem ra phơi dưới mặt trời, ta cứ gạt phần sinh khối trên mặt, giun sợ ánh sáng và sẽ chui xuống dưới. Cứ làm như vậy đến khi chỉ còn giun.

Phần sinh khối đó không vứt mà có thể sử dụng để nhân sinh khối tiếp vì trong đó còn rất nhiều kén giun. Nếu diện tích đã hết thì ta có thể làm phân bón cho cây trồng hoặc giá thể để trồng cây.

Đối với bà con nuôi giun với mục đích cải thiện cải tạo đạm cho vật nuôi ở nhà, bà con nên áp dụng hình thức thu hoạch cuốn chiếu để có thể có nguồn đạm cung cấp nhiều ngày cho vật nuôi.

 

b. Kỹ thuật vận chuyển

Nguyên tắc chung là, khi vận chuyển không để giun quá chật, tránh gây xây xát và ánh sáng chiếu. Giun chứa ở chỗ thông thoáng, chung với một lượng chất nền nhất định. Trung bình 2.000 – 3.000 con giun cần 1-2 dm3 chất nền.

– Tốt nhất là để giun trong các thùng gỗ, túi vải, cói, nilon thông thóang. Lượng giun và chất nền chỉ chiếm khoảng 1/3-1/2 không gian của thùng, phía trên có phủ lớp bèo hay lá ẩm ướt. Đề phòng giun không bò đi mất.

– Trước khi chuyên chở, cần cho giun đủ no.

13. Cách phòng và chữa bệnh cho giun

a. Bệnh no hơi:

– Nguyên nhân: Do giun ăn những loại thức ăn quá nhiều chất đạm như: Phân , heo,…làm phân có mùi chua

– Hiện tượng: Sau khi ăn giun có hiện tượng nổi lên trên mặt luống và trườn dài sau đó chuyển sang màu tím bầm và chết.

– Cách khắc phục: Khi phát hiện trường hợp naỳhốp hết phần phân thừa và tưới nước lên luống.

b. Bệnh trúng khí độc:

– Nguyên nhân: Do đáy chất nền đã bị thối rữa trong thời gian dài thiếu O2 làm cho khí CO2, H2S, NH4… chiếm toàn bộ chất nền.

– Hiện tượng: Giun lên trên mặt luống bất thường.

– Cách khắc phục: Dùng cuốc xới toàn bộ và tưới nước.

c. Bệnh do hóa chất:

Ngoài hai bệnh trên cần chú trọng với các loại thuốc trừ sâu, xà phòng, nước rữa chén, nước vôi… vì giun sẽ lập tức chết khi tiếp xúc hoặc ngoi lên và đi khỏi luống.


Số lượt đọc: 6177 Về trang trước Về đầu trang
Các tin khác