Nuôi Tắc Kè sản phẩm quý giá
17/11/2016
Tắc kè là loại động vật quý hiếm, có giá trị kinh tế cao.Có nhiều tác dụng không chỉ làm thức ăn bổ dưỡng mà nó còn có thể làm thuốc chữa rất nhiều chứng bệnh như ho kho trị, ho ra máu, hen suyễn,…

1. Thức    ăn
Tắc kè ăn các loại côn trùng còn sống như: dế mèn, gián, châu chấu, trùn quế, sâu, mối, nhện…

2. Công dụng

Theo sách: Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của GSTS Đỗ Tất Lợi có đoạn viết “Thịt tắc kè vị mặn, tính ôn, có tác dụng làm giảm mệt mỏi, cơ thể suy nhược, chữa nhiều chứng ho khó trị rất hiệu quả, tráng dương bổ thận, tăng cường sinh lực, trẻ em còi xương, suy dinh dưỡng, hen suyễn, người già đau lưng, đau khớp…” Còn theo nhiều sách y học cổ truyền, thịt tắc kè, rượu và thuốc bào chế từ con tắc kè có tác dụng trợ dương, ích âm, trị ho lâu, ho ra máu. Từ giá trị bổ dưỡng đó trong dân gian nhiều người đã coi tắc kè là một con vật quý hiếm, người dùng thường xuyên có thể nâng cao sức khỏe, tăng cường sự dẻo dai. Các kết quả phân tích cho thấy thân và đặc biệt là đuôi của nó có chứa nhiều axít amin và các chất béo có tác động kích thích sự hoạt động của hệ thần kinh, tăng cường sức khoẻ cho con người…
5. Cách làm chuồng nuôi    
Trước đây ở nước ta có rất nhiều tắc kè, mỗi năm bẫy bắt tới 2-3 trăm ngàn con vừa để đáp ứng nhu cầu nội tiêu vừa để xuất khẩu. Ngày nay do bị săn bắn quá nhiều đồng thời môi trường sống thích hợp của nó bị thu hẹp lại nên lượng tắc kè sống trong tự nhiên bị giảm sút mạnh. Vì vậy, người ta đã nghĩ ra cách nuôi tắc kè để có sản phẩm cung cấp cho thị trường. Căn cứ vào tập tính sinh hoạt, đặc biệt là tập tính tì có các cách là chuồng như:

– Chuồng nuôi tắc kè được quây bằng lưới nilon hoặc lưới sắt mắt cáo đường kính mắt lưới 0,3cm. Kích thước chuồng:      Dài 3m- rộng 2m- cao 2m.
– Làm cửa cao để người nuôi tiện ra vào.
– Bên trong chuồng đặt vài cây gỗ hoặc ống tre nứa cho chúng leo trèo và đẻ trứng.
Sau đó chúng ta chon những con tắc kè khỏe mạnh gần đến độ tuổi sinh sản thả vào chuồng để nuôi.Chỉ cần cho chúng ăn uống tốt là chúng tự sinh sản và phát triển rất tốt.

6. Phân biệt con đực và con cái:                      
Cầm con tắc kè ngửa bụng, giữ cho tư thế nằm yên và thẳng, xem các dấu hiệu sau:
– Con đực gốc đuôi phồng to, lỗ huyệt lồi có gờ cao, còn con cái gốc đuôi thon, lỗ huyệt lép hơn.
– Dưới lỗ huyệt có hai chấm gọi là chấm dưới huyệt. ở con đực chấm dưới huyệt to như hạt gạo, lồi và rất đen, còn con cái mờ và lép.
– Dùng ngón tay trỏ và ngón tay cái bóp vào chỗ phồng to của gốc đuôi, nếu là con đực thì có gai giao cấu lòi ra mầu đỏ thẫm, con cái không có.
7. Cách chế biến:  
Tắc kè sau khi bắt về nếu muốn dùng tươi thì chặt bỏ đầu và bốn bàn chân. Dùng dao khứa dọc sống lưng, lột da, mổ bụng bỏ ruột, chặt thành từng miếng đem ướp gia vị: Nước mắm, gừng tươi rồi đem nấu cháo. Hoặc sau khi làm thịt tắc kè xong, rửa sạch để ráo nước, tẩm nước gừng rồi sấy khô, tán thành bột. Bột tắc kè có thể trộn mật ong, làm thành viên để để dùng dần.
Muốn bảo quản tắc kè được lâu, nhất là tắc kè thương phẩm, cần chế biến tắc kè khô như sau: Đặt tắc kè nằm ngửa trên một miếng gỗ phẳng, đóng đinh ghim bốn bàn chân vào mặt gỗ, dùng dao sắc rạch một đường từ cổ cho đến đuôi, moi bỏ ruột, lau sạch máu và nhớt. Dùng hai que to, một que xiên ngang căng hai chân trước. Que nữa xuyên ngang căng hai chân sau. Dùng tiếp hai que ngắn và mềm hơn đặt chéo trong lòng bụng để căng cho phẳng. Cuối cùng dùng một que dài xuyên từ đầu xuống tận đuôi.
Cắt giấy bản thành từng giải quấn chặt đuôi vào que để khỏi bị đứt hoặc gãy, vì đuôi tắc kè vốn được coi là phần quý nhất. Sau khi đã xử lí xong đem phơi khô hoặc sấy khô. Dược liệu sau khi đã được sấy khô có hình dẹt phẳng. Đầu, đuôi, chân đều được căng trên một mặt phẳng. Lúc này, mắt tắc kè khô lõm xuống, miệng hơi há có hàm răng nhỏ, lưng có màu đen xám, sống lưng nhô rõ, toàn thân dược liệu có những hàng vảy nhỏ…


Số lượt đọc: 1853 Về trang trước Về đầu trang
Các tin khác