1. Chọn thỏ giống
Việc lựa chọn mua con giống rất quan trọng, chúng ta nên mua thỏ giống từ những gia đình mà mình quen biết, đáng tin cậy là những người nuôi thỏ có nhiều kinh nghiệm, quản lý đàn giống tốt, chăm sóc thỏ cẩn thận.
Với hầu hết các giống thỏ, từ 5 tháng tuổi trở lên chúng ta có thể cho thỏ phối giống, con đực thì thường muộn hơn khoảng một tháng, vào lúc 6 tháng tuổi trở lên. Cho nên với những gia đình mới nuôi thỏ, nên mua thỏ giống đang ở lứa tuổi hậu bị, khi chúng bắt đầu biểu hiện rõ đặc điểm ngoại hình, có thể chọn và phối giống được ngay để nhanh chóng có thỏ con. Khi mu thỏ giống cần lưu ý thỏ cái và thỏ đực giống phải khác bố mẹ để tránh việc cận huyết.
Với những chú thỏ chọn làm giống phải đảm bảo cơ thăn, lưng phẳng, khoẻ mạnh, bắp đùi, mông phải chắc chắn và đầy đặn. Mua thỏ giống chỉ chọn mua những con thỏ linh hoạt, có thể lực tốt, nhạy cảm, mũi khô, mắt sáng sủa, chân và tai sạch sẽ không có vẩy; răng cửa mọ bình thường, long óng mượt và mềm mại.
Ta nên chọn những con thỏ từ đàn 5-6 con/đàn trở lên để làm giống. Để chọn những con thỏ có khả năng sinh trưởng tốt ta cần cân thỏ lên, với những con thỏ đạt 1,4 – 1,8 kg lúc 3 tháng tuổi thì ta chọn làm giống. Để chọn con cái giống, con cái phải có 8 vú xếp thẳng đều ở hai hàng để thỏ mẹ có thể nuôi được 8 con thỏ con. Và càn theo dõi thỏ mẹ qua ba lứa đẻ, nếu thỏ mẹ để không quá 5 con/lứa hoặc hay cắn con thì sẽ loại bỏ. Thỏ cái giống nên chọn từ đàn đẻ 6-7 con/lứa, chân tay to, nở, đầu nhỏ, phần hông nở nang, thân hình thon.
Chọn giống thỏ đực thì tìm những con chân tay to, ngực nở, mập mạp, đầu to đặc biệt chú ý rằng thỏ đực phải có dương vật thẳng và hai quả cà (tinh hoàn) đều nhau, nở nang (không bị lép).
Thỏ giống
2. Làm Chuồng trại
Lồng, chuồng thỏ có thể được làm bằng những vật liệu khác nhau như: sắt, tre gỗ nhưng phải đảm bảo các loại tre, gỗ phải chắc và bố trí hợp lý sao cho thỏ không gặm được mòn vì thỏ là loại động vật gặm nhấm.
Quy cách làm chuồng: Mỗi ô dài 90 cm, cao 45 cm, rộng 60 cm, 4 chân cao 50 cm, một chuồng có thể làm nhiều ô như vậy, mỗi ô có thể nhốt được một thỏ giống sinh sản, 5 – 6 con sau cai sữa hoặc 2 con hậu bị giống.
Kích thước lồng nuôi thỏ
Đáy lồng phải phẳng, nhẵn, sao cho thỏ không thể gặm được, phải có khe hở để lọt phân và nước tiểu xuống sàn.
– Lưu ý: Để thuận lợi cho việc vệ sinh thì nên để đáy lồng có thể tháo lắp được.
Ở xung quanh chuồng và các ngăn giữa các ô lồng có thể đóng bằng các thanh tre vót tròn hoặc làm bằng lưới sắt. Đảm bảo việc không có khe để thỏ lọt ra ngoài và đặc biệt không cho các loài khác vào cắn thỏ như chuột bọ, rắn.
Trong mỗi ô lồng bố trí một máng thức ăn tinh làm bằng sứ, sắt, tôn, sành và một giá để thức ăn xanh. Máng nước uống có thể là máng chậu đổ bằng xi măng rộng 10 – 15 cm, cao 8 – 10 cm để thỏ không lật đổ được.
Với những ô để cho thỏ đẻ thì làm bằng gỗ mỏng có khung nẹp chắc chắn quy cách rộng 35 cm, dài 50 cm, cao 20 cm.
Lồng nuôi thể nên đặt trong nhà có mái che, tránh mưa gió, nắng, lạnh… Để thỏ được khỏe mạnh và tránh bị bệnh dịch.
3. Thức ăn cho thỏ
Thức ăn xanh: Thức ăn cho thỏ thường là các loại lá, cây củ quả sẵn có ở gia đình nông thô như: Lá ngô, bắp cải, xu hào, bèo tây, lá cây đậu, lá xung, lá mít, lạc, lá xoan, lá đu đủ, đậu lạc, lá chuối, cỏ voi. Nên cho thỏ ăn thức ăn đa dạng, thỏ ăn nhiều thì cứ cho ăn, thấy thỏ ăn ít thì thôi.
Thức ăn ho thỏ phải lấy từ những nguồn sạch sẽ, không lấy thức ăn từ những nơi có gia cầm gia súc đã ăn để tránh giun sán gây bệnh cho thỏ. Không nên cho thỏ ăn những thức ăn đã hỏng, ẩm mốc, lên men như vậy sẽ gây cho hỏ bị đau bung, đầy hơi, đi ỉa.
Những thức ăn thô xanh khi cắt về nên rải đều ra, phơi cho ráo nước rồi mới cho thỏ ăn..
Những ngày mưa, mua đông hiếm thức ăn xanh thì ta nên làm giàn phơi để phơi cỏ khô thật kĩ rồi bó lại treo lên để làm thức ăn dự trữ.
Thức ăn tinh: Tất cả củ quả, ngô, khoai, sắn, cùng để nuôi kiểu công nghiệp. Không nên cho ăn ngô lúa ngâm. Nên nuôi theo mô hình công nghiệp đem lại hiệu quả cao, năng suất nhanh. Có thể cho thỏ ăn cám Con Cò C16 (loại dành cho lợn từ 30 kg trở lên). Chú ý không nên cho ăn cám nhiều đạm mà chỉ cần cho thức ăn khoảng 15-16% đạm. Hạn chế cho thỏ ăn thức ăn đậm đặc, chỉ cho ở mức vừa phải.
Nên nấu cơm trộn cùng với cám cho thỏ ăn và không nên ho thỏ ăn ngô khô cứng.
Cách chế biến thức ăn tinh viên: Cách pha trộn thức ăn tinh cho 10 kg cám như sau: 10 kg cám pha trộn trong đó có 6 kg bột ngô (60%), còn lại cám gạo, cám sắn (10 – 15%), có thêm 15% cám đậm đặc (Cám C20) trộn với nước, đưa máy ép thành viên (độ ẩm vừa phải), phơi khô và bảo quản cho thỏ ăn trong nhiều tháng. Cho thỏ ăn cám viên cho trực tiếp.
Thức ăn cho thỏ
4. Chăm sóc nuôi dưỡng
* Nuôi dưỡng thỏ hậu bị giống và thỏ chửa
– Chọn thỏ đực, thỏ cái làm giống phải đạt tiêu chuẩn về phảm cấp và ngoại hình như đã nói ở phần chọn giống. Phải nhốt riêng thỏ khi thỏ đạt 3 tháng tuổi để tránh thỏ cắn nhau và để thỏ giao phối tự nhiên. Để tránh thỏ cái không động giục thì trong giai đoạn này không không nên cho thỏ cái ăn nhiều tinh bọt hoặc các thức ăn giàu năng lượng.
– Tỷ lệ thỏ đực, thỏ cái trong đàn: Nuôi ghép 1 thỏ đực với 5 – 10 thỏ cái để bảo đảm tỷ lệ thụ thai cao thông thường trong đàn.
– Có thể phối giống lần đầu cho thỏ khi thỏ đạt 5 – 6 tháng tuổi ta.
– Phối giống cho thỏ nên thực hiện vào sáng sớm bằng cách đưa thỏ cái sang lồng thỏ đực. Muốn đạt được tỷ lệ thụ thai cao, cho thỏ phối lại lần thứ 2 sau lần thứ nhất 6 tiếng.
– Thời gian chửa đẻ của thỏ cái là 28 – 32 ngày có thể xác định thỏ chửa bằng quan sát ngoại hình hoặc cho thỏ đực phối thử sau 10 – 14 ngày. Nếu thỏ chửa thì không chịu phối nữa.
Trong thời gian thỏ chửa cần cho ăn thức ăn nhiều sinh tố A, D, E và tăng thức ăn giàu protein để dưỡng thai tốt.
* Nuôi dưỡng thỏ đẻ và thỏ nuôi con
– Trước khi thỏ đẻ 2- 3 ngày nên chuẩn bị ổ đẻ sạch sẽ, chu đáo.
– Thỏ thường đẻ vào ban đêm, thỏ đẻ mỗi lứa từ 6-10 con hoặc có thể nhiều hơn nữa. Ta nên thu gọn ổ để và lót đệm cho thỏ trước khi thỏ đẻ vì thỏ cái thường nhổ long bụng trước khi đẻ.
– Thỏ mẹ có thể động dục và phối giống đực sau đẻ khoảng 3 – 4 ngày.
Thời gian này cần đảm bảo dinh dưỡng tốt, nước uống day đủ cho thỏ mẹ vì thỏ mẹ cần tiết sữa nuôi con. Cần cho thỏ mẹ an mía hoặc uống nước đường để cho thỏ mẹ nhanh khỏe lại và tiết sữa nhiều.
* Nuôi dưỡng thỏ con theo mẹ
Thỏ con đẻ được khoảng 15 tiếng thì bắt đầu bú sữa me. Trong vòng khoảng 20 ngày đầu tiên thỏ con sống và phát triển phụ thuộc hoàn toàn vào thỏ mẹ.
Trong thời gian này, thường xuyên kiểm tra xem thỏ con có được bú no hay không, nếu thỏ con được bú no thì da căng, phẳng, nằm yên tĩnh trong ổ ấm, nếu thỏ con đói thì da nhăn nheo và nằm cựa quậy liên tục. Trong trường hợp này cần theo dõi kỹ lý do thỏ con không được bú để có biện pháp khắc phục.
Khi đàn con phát triển được 18 – 21 ngày tuổi thì ra ổ, chúng bắt đầu biết ăn thức ăn với mẹ. Lúc 23 – 25 ngày tuổi có thể hấp thu được khoảng 50% nhu cầu dinh dưỡng từ thức ăn của mẹ. Từ ngày thứ 26 trở đi sữa mẹ chỉ đáp ứng được 20 – 30% nhu cầu dinh dưỡng của thỏ con. Vì vậy khi thỏ con ra ổ cần chú ý tới đàn con bú mẹ và ăn được thức ăn bao nhiêu để cung cấp thêm khẩu phần cho thỏ mẹ để đảm bảo dinh dưỡng cho thỏ con, thức ăn thô xanh giai đoạn này phải là loại rau cỏ non để thỏ con tập ăn.
Sản lượng sữa của thỏ mẹ cao nhất vào ngày 15 – 21 của chu kỳ và giảm dần đến ngày thứ 35 – 42 thì cạn hẳn. Cho nên có thể cai sữa thỏ con vào lúc 28 – 42 ngày tuổi.
5. Vệ sinh phòng bệnh
Hàng ngày dọn vệ sinh lồng chuồng cho thỏ, quan sát cách ăn uống của thỏ.
– Nếu thấy thỏ có hiện tượng phân hôi, nhão sau đó lỏng dần thấm dính đét lông quanh hậu môn, thỏ kém ăn, lờ đờ uống nước nhiều đó là bệnh tiêu chảy.
Cách phòng bệnh: Cho ăn chế độ ăn hợp lý đặc biệt khi chuyển thức ăn phải chuyển từ từ, thức ăn chứa nhiều nước cần phơi hao bớt nước trước khi cho ăn. Nếu thỏ bị nặng thì cho uống Sulfaguanidin với liều 0,1 g/kg thể trọng/ngày. Uống 3 ngày liên tục.
– Nếu thấy thỏ xù lông, kém ăn, gầy dần đôi khi ỉa chảy phân có màu đỏ thì đó là bệnh cầu trùng. Bệnh này rất phổ biến ở thỏ.
Tiêm phòng bệnh cho thỏ
Cách phòng trị: Hàng ngày quét dọn đáy lồng, rửa máng ăn, máng uống, không để thức ăn thô trực tiếp xuống đáy lồng. Các loại thức ăn phải sạch sẽ, không bị ôi, mốc hay bị biến chất đảm bảo chế độ dinh dưỡng và số lượng thức ăn theo nhu cầu của từng thời kỳ, đặc biệt là nhu cầu Vitamin, khoáng, muối. Sau khi cai sữa dùng các loại thuốc: ESB3, Cocstop – Sb3 trộn vào thức ăn tinh cho thỏ ăn 7 ngày liên tục rồi nghỉ 5 ngày lại cho ăn tiếp 7 ngày nữa.
– Nếu thỏ ngứa, rụng lông và bong vẩy: Thỏ ngứa lấy 2 chân trước cào vuốt vào mồm, lắc đầu, rúc đầu vào thành lồng hoặc đồ vật xung quanh, hai chân sau dậm dật xuống đáy lồng đó là thỏ bị ghẻ.
Cách phòng trị: Ta có thể dùng thuốc ghẻ lvemectin tiêm dưới da 1 lần cho thỏ từ 2 tháng tuổi với liều 0,5 ml/2 kg thể trọng, hoặc dùng Đepterex để bôi.
Tinnongnghiep.vn chúc bà con thành công!
- Mô hình nuôi cá lóc bằng thức ăn công nghiệp (28/11/2016)
- Một số đặc điểm chính của cá rô đồng (28/11/2016)
- Kỹ thuật nuôi cá nước ngọt (25/11/2016)
- Kỹ thuật nuôi cá trong ao đất (25/11/2016)
- Kỹ thuật cải tạo ao nuôi cá nước ngọt (25/11/2016)
- Nuôi ếch kết hợp với nuôi cá tăng thu nhập cao (25/11/2016)
- Nuôi lươn ao đất, “một vốn -bốn lời” (25/11/2016)
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi lươn đạt hiệu quả cao (25/11/2016)
- Một số phương pháp nuôi lươn đồng (25/11/2016)
- kỹ thuật nuôi giun quế đưa lại hiệu quả cho chăn nuôi (17/11/2016)