Bệnh thường gặp trên một số loài cá nuôi & biện pháp phòng trị
29/11/2016
Nuôi cá ao hồ và lồng bè là nghề truyền thống đã có từ lâu ở nước ta. Do lợi nhuận từ nghề nuôi cá mang lại khá cao nên trong những năm gần đây số lượng ao, bè nuôi tăng lên một cách đáng kể và trở thành nguồn thu nhập chính của nhiều hộ gia đình. Các loài cá nuôi nước ngọt như: cá tra, cá basa, cá rô phi, cá điều hồng (cá rô phi đỏ), cá lóc, hoặc các loài cá nuôi nước mặn, lợ như: cá mú, cá chẽm... 

đã trở thành đối tượng nuôi chính. Tuy nhiên, do phát triển một cách tự phát nên bệnh vẫn thường bộc phát trong quá trình nuôi, sản lượng thu được không cao. Một số bệnh nhiễm khuẩn thường gặp trên các đối tượng này như: lở loét, đốm đỏ, đốm trắng, hoại tử và xuất huyết các vây,... hoặc một số bệnh ký sinh trùng như: bệnh trùng bánh xe (trùng mặt trời), sán lá, giun tròn, đỉa cá, rận cá,... đã ảnh hưởng không nhỏ đến sản lượng và năng suất thu hoạch.

I. Bệnh nhiễm khuẩn

1. Bệnh trên các loài cá nuôi nước ngọt.

Vi khuẩn là một trong những tác nhân gây bệnh khá quan trọng, là trở lực chủ yếu kìm hãm phát triển và mở rộng sản xuâấ trong nuôi trồng thuỷ sản. Hầu hết các vi khuẩn gây bệnh là một phân của hệ vi sinh vật bình thường trong môi trường (nước biển, ao, hồ, sông rạch) và nói chung các vi khuẩn này được xem là tác nhận gây bệnh thứ cấp hoặc tác nhân gây bệnh cơ hội. Tuy nhiên cũng có một số ít các loài vi khuẩn là tác nhân khởi phát, bệnh xảy ra thường là do biến động các yếu tố môi trường hoặc do stress nhưng cũng có thể gây chết cao.

Tỷ lệ chết do nhiễm khuẩn có thể lên đến 100%, bệnh có thể xảy ra dưới dạng mãn tính, bán cấp tính và cấp tính.

Hầu hết các vi khuẩn gây bệnh trên thủy sản đều có những triệu chứng giống nhau, đặc biệt là trên cá.

1.1 Bệnh nhiễm khuẩn huyết do Aeromonas.

Tác nhân gây bệnh:

Nhóm vi khuẩn gây bệnh chủ yếu thuộc giống Aeromonas:

+ A. hydrophila.

+ A. caviae.

+ A. sobria.

Vi khuẩn hiện diện bình thường trong nước, đặc biệt khi trong nước có nhiều chất hữu cơ. Nó cũng có thể không gây bệnh khi khu trú trong ruột cá.

Đối tượng nhiễm bệnh:

Các loại cá nuôi nước ngọt; cá tra, cá  basa, cá trê, cá điêu hồng, cá bống tượng, cá tai tượng...

Lứa tuổi mắc bệnh:

Cá con dễ mẫn cảm hơn cá trưởng thành, có thể gây chết đến 80%.

Dấu hiệu bệnh lý:

* Cá bệnh bị sẫm màu từng vùng ở bụng.

* Xuất hiện từng mảng đỏ trên cơ thể.

* Hoại tử đuôi, vây, xuất hiện các vết thương trên lưng, các khối u trên bề mặt cơ thể, vảy dễ rơi rụng.

* Mắt lồi, mờ đục và phù ra.

* Xoang bụng chứa dịch, nội tạng hoại tử.

Phòng trị:

+ Tránh tạo ra các tác nhân cơ hội như nhiễm ký sinh trùng (Nhóm nguyên sinh động vật), tránh làm xây xát cá, vệ sinh không đúng qui định, nước giàu chất hữu cơ (môi trường nuôi nhiễm bẩn), mật độ nuôi quá dày, hàm lượng ôxy thấp, ô nhiễm từ các nguồn nước thải công nghiệp...

+ Dùng thuốc tím ( KmnO) tắm cá, liều dùng là 4 ppm (4g/ m3 nước) đối với cá nuôi ao và 10 ppm (10g/ m3 nước) đối với cá nuôi bè. Xử lý lập lại sau 3 ngày, định kỳ tắm cá một tuần, hai tuần hoặc một tháng/lần tuỳ thuộc vào tình trạng sức khỏe cá.

Dùng thuốc trộn vào thức ăn:

+ Oxytetracyline: 55-77 mg/kg thể trọng cá nuôi, cho ăn 7-10 ngày (nên hạn chế sử dụng.

+ Enrofloxacin: 20 mg/kg thể trọng cá nuôi, cho ăn 7-10 ngày.

+ Streptomycin: 50-75 mg/kg thể trọng cá nuôi, cho ăn 5-7 ngày.

+ Kanamycin: 50 mg/kg thể trọng cá nuôi, cho ăn 7 ngày.

+ Nhóm Sulfamid: 100-200 mg/kg, cho ăn 10-20 ngày.

1.2. bệnh nhiễm khuẩn do Pseudomonas (bệnh đốm đỏ).

Tác nhân gây bệnh:

+ Pseudomonas fluorescens

+ P. anguilliseptica

+ P. chlororaphis,...

Đối tượng nhiễm bệnh:

Các loài cá nuôi nước ngọt: cá tra, cá basa, cá trê, cá bống tượng, cá tai tượng...

Dấu hiệu bệnh lý:

+ Xuất huyết từng đốm nhỏ trên da, chung quanh miệng và nắp mang, phía mặt bụng.

+ Bề mặt cơ thể có thể chảy máu, tuột nhớt nhưng không xuất huyết vây và hậu môn.

+ Pseudomonas spp. gây nhiễm khuẩn huyết thường liên quan đến các stess, các thương tổn da, vẩy do các tác nhân cơ học, nuôi với mật độ cao, dinh dưỡng kém, hàm lượng ôxy giảm...

+ Pseudomonas spp.  xâm nhập vào cơ thể cá qua các thương tổn ở mang, da...

Phòng trị:

* Dùng vaccin phòng bệnh.

* Giảm mật độ nuôi.

* Cung cấp nguồn nước tốt.

* Tắm 3-5 ppm ( KMnO) không qui định thời gian.

* Có thể dùng các loại kháng sinh để điều khi như trong bệnh nhiễm khuẩn huyết do Aeromonas.

1.3. Bệnh nhiễm khuẩn huyết do Edwardsiella (Edwarsiellosis).

Tác nhân gây bệnh: bệnh do vi khuẩn Edwardsiella tarda.

Đối tượng nhiễm bệnh:

Các loài cá nuôi nước ngọt: cá tra, cá basa, cá trê, cá điêu hồng (cá rô phi đỏ), cá rô phi, cá bống tượng, cá tai tượng, cá chép...

Dấu hiệu bệnh lý:

+ Xuất hiện những vết thương nhỏ trên da (phía mặt lưng), đương kính khoảng 3-5mm, những vết thương này sẽ phát triển thành những khối u rỗng bên trong cơ, da bị mất sắc tố.

+ Cá mắc bệnh sẽ mất chức năng vận động do vây đuôi bị tưa rách. Có thể xuất hiện những vết thương bên dưới biểu bi, cơ, khi ấn vào sẽ phát ra khí có mùi hôi, các vết thương này sẽ gây hoại tử vùng cơ chung quanh.

+ Bệnh thường xảy ra trên cá lớn.

+ Trong ruột một vài loài rắn, cá và một vài loài bò sát, ếch nhái có thể là nguồn lây nhiễm mầm bệnh E. tarda.

+ Bệnh xuất hiện khi chất lượng nước trong môi trường nuôi xấu, nuôi với mật độ dày, nhiệt độ thích hợp để bệnh phát triển khoảng 30 độ. Tuy nhiên bệnh cũng xuất hiện khi nhiệt độ nước thấp hơn và dao động bất thường.

Phòng trị:

+ Cải tiến chất lượng nước trong môi trường nuôi.

+ Giảm thấp mật độ nuôi.

+ Dùng vaccin phòng bệnh.

+ Có thể dùng các loại kháng sinh để điều trị như trong bệnh nhiễm khuẩn huyết do Aeromonas.

2. Bệnh trên các loài cá nuôi nước mặn do nhóm Vibrio (Vibriosis).

Tác nhân gây bệnh:

Vibriosis là những bệnh do nhóm Vibrio gây ra, các loại cá  nuôi nước mặn thường nhiễm những loài Virio sau đây:

+ V. alginolyticus.

+ V. anguillarum.

+ V. vulnificus.

Đối tượng mắc bệnh:

* Các  loài cá nuôi nước mặn như: cá mú, cá chẽm, cá măng...

* Khi bệnh bùng nổ, có thể gây chết cá đến 50% hoặc cao hơn ở cá nhỏ và tỷ lệ này sẽ giảm đối với cá lớn, tuy nhiên cá mắc bệnh sẽ bỏ ăn và kém tăng trưởng.

Dấu hiệu bệnh lý:

* Cá nhiễm các loài Vibrio thường bỏ ăn hoặc ăn kém.

* Từng vùng trên lưng cá hoặc toàn bộ biến màu sẫm.

* Xuất huyết điểm trên từng vùng của cơ thể, hoại tử vây.

* Mắt đục, lồi.

* Trong những trường hợp cấp tính cá có thể chết khi chưa có biểu hiện  bệnh lý, ngoài trừ bụng trướng to.

* Cá nhiễm bệnh một thời gian dài thì mang cá bị bạc màu, xuất hiện những vết thương có thể ăn sâu vào trong cơ thể.

* Ở trại giống thì khi thấy cá trong bể ương xuất hiện những đốm đỏ thì đó là dấu hiệu của nhiễm Vibrio.

Phân bố:

* Các loài Vibrio phân bố rộng trong các thuỷ vực nước mặn và cửa sông. Bệnh thường xuất hiện nhiều trong mùa nước ấm và khi nồng độ muô`i trong nước cao, chất hữu cơ nhiều. Cá bị stress dễ đưa đến nhiễm Vibrio.

Phòng trị:

+ Dùng vaccin.

+ Quản lý chất lượng nước tốt.

+ Giảm mật độ nuôi.

+ Có thể dùng OTC với liều 77 mg/kg thể trọng cá, duùg trong 10 ngày (nên hạn chế sử dụng).

+ Flumequine: 6mg/kg thể trọng cá nuôi, dùng trong 6 ngày.

+ Kanamycine: 50 mg/kg thể trọngcá nuôi, dùng trong 7 ngày.

+ Nhóm Sulfamid: 100 - 200 mg/kg thể trọng cá nuôi, dùng từ 10-20 ngày.

Ngoài ra còn một vài nhóm vi khuẩn có khả năng gây bệnh cho một số loài cá nuôi:

+ Flexibacter columnaris, Edwarsiella tarda, Acinetobacter sp. ... đây là các vi khẩn có dạng hình que, gram âm, không sinh bào tử, hiếu khí.

+ Clostridium botulinum vi khuẩn hình que, gram dương, tạo bào tử, kỵ khí tuyệt đối.

+ Streptococcus sp. vi khuẩn hình cầu kết thành chuỗi, gram dương, đường kính 0,7 - 1,4um, không di động, không capsule, không tạo bào tử.

II. Bệnh do giáp xác ký sinh

2.1. Bệnh do trùng mỏ neo.

- Tác nhân gây bệnh:

Trùng gây bệnh có tên Lernaea, có dạng giống mỏ neo, cơ thể có chiều dài 8-16mm, giống như cái que, đầu có mấu 16mm, giống mỏ neo cắm sâu vào cơ thể cá.

- Triệu chứng:

Cá nhiễm bệnh kém ăn, gầy yếu, chung quanh các chỗ trùng bám viên và xuất huyết. Nơi trùng mỏ neo bám  là điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và phát triển.

- Tác hại và phân bố bệnh:

Bệnh gây tác hại lớn cho cá giống và cá hương.

Đối với cá lớn, trùng mỏ neo làm thành vết thương tạo điều kiện cho các tác nhân khác gây bệnh như: nấm, ký sinh trùng, vi khuẩn,... xâm nhập.

Trùng thường ký sinh ở da, mang, vây, mắt, ... trên các loài cá như: cá lóc bông, cá bống tượng, cá chép, cá mè, cá tai tượng...

- Phòng trị:

Kiểm tra cá trước khi thả nuôi, nếu phát hiện có trùng mỏ neo ký sinh dùng thuốc tím 10-25g/ m3 tắm trong một giờ. Trị bệnh có thể dùng lá xoan liều lượng 0,3-0,5kg/ m3 nước.

Hoặc dùng Dipterex (Dipterex la thuoc thu y thuy san da duoc bo thuy san cam su dung trong san xuat kinh doanh thuy san theo quyet dinh 07/2005/QD-BTS ngay 24/02/2005)50 g /( m3)  cho vào túi treo (cá nuôi bè) hoặc hòa thuốc phun vào bè hoặc ao 1g/ ( m3), mỗi tuần 2 lần.

3.2 Bệnh rận cá.

- Tác nhân gây bệnh:

Trùng thường gây thuộc giống Argulus, màu trắng ngà, có hình dạng giống con rệp nên còn gọi là rận cá hoặc bọ cá, bọ vè, nhận thấy dđược bằng mắt thường.

- Dấu hiệu bệnh:

Trùng ký sinh bám trên da cá hút máu cá đồng thời phá huỷ da, làm viêm loét tạo điều kiện cho các sinh vật khác tấn công.

- Phòng trị:

Áp dụng cách phòng trị giống trùng mỏ neo hoặc dùng thuốc tím ( KmnO4) với nồng độ 10 g/( m3) trong một giờ.

2.3. Bệnh nấm thuỷ mi.

- Tác nhận gây bệnh

Do hai giống nấm là Saprolegnia và Achlya.

- Dấu hiệu bệnh lý.

Trên da cá xuất hiện những vùng trắng xám, có những sợi nấm nhỏ nhìn trong nước giống như sợi bông trên thân cá.

- Phân bố và lan truyền bệnh.

Các giai đoạn phát triển của các loài cá nước ngọt, baba, ếch... đều có thể nhiễm nấm khi nuôi với mật độ dày.

Nhiệt độ nước 18-25 độ C, thích hợp cho nấm phát triển.

- Chẩn đoán bệnh:

Nhìn bằng mắt thường có thể thấy các sợi nấm nhỏ như sợi bông, mềm, tua tủa.

- Phòng trị bệnh: Áp dụng các giải pháp phòng bệnh tổng hợp.

Dùng xanh Malachite (Malachite green) (thuốc này đã bị cấm sử dụng theo QĐ 20/2003/QĐ-BTS)  với nồng dộ 0,15 g/(m3) phun trực tiếp xuống ao cá hoặc bè cá với liều lượng 1-3mg/lít nước/giờ (nên hạn chế sử dụng)

Hoặc dùng Potassium dichromate 20-24g/ ( m3) .

Nếu cá có vết thương có thể bôi trực tiếp dung dịch Potassium dichromate 5% hoặc iodine 5% (cá bố mẹ).

Muối: 25 kg/( m3) /10-15 phút hoặc 10 kg/ ( m3) /20 phút, 1-2  kg/ ( m3) không giới hạn thời gian.

Dung dịch ( KmnO4) với nồng độ 100g/( m3)  thời gian kéo dài cho đến khi cá xuất hiện sốc.

Formalin 0,4-0,5 ml/l trong một giờ.

( CuSO4) 100g/ ( m3) /10-30 phút. Đối với trứng có thể dùng 50 g/ ( m3) / 1 giờ.

Griseofulvin 10 ppm/ không giới hạn thời gian. 


Số lượt đọc: 3178 Về trang trước Về đầu trang
Các tin khác