Mướp khía F1 Long NP - 13: Dễ trồng, cây phát triển rất khỏe, nhiều nhánh hữu hiệu, quả nù, suôn dài 40 - 35 cm, mùi thơm, không bị đắng, năng suất 15 - 20 kg/gốc và thời gian thu hoạch 40 - 50 ngày sau gieo. Mướp khía F1 Long NP - 14: Đặc tính tương tự như NP - 11, nhưng quả dài 50 - 55 cm, năng suất cao. Mướp khía TN 220: Quả thẳng dài 30 - 40 cm, màu xanh hấp dẫn, ruột trắng, mềm, ăn ngon ngọt và thời gian thu hoạch khoảng 50 ngày sau khi gieo…
Đất trồng phải tơi xốp, sạch cỏ. Mùa nắng nên lên líp thấp, mùa mưa phải được lên líp cao và có rãnh thoát nước tốt nhằm cây không bị úng chết (nếu có điều kiện nên phủ nylon trên mặt luống để chống cỏ dại, giữ ẩm mùa khô và chống úng trong mùa mưa). Khoảng cách, mật độ và cách trồng: Khoảng cách hàng đôi cách hàng đôi 4,5 - 5 m, cây cách cây trên hàng 1m. Mật độ trung bình 400 - 500 cây/1.000m2.
Làm giàn giống như mướp hương. Trước khi ngâm ủ hạt giống nên phơi nắng hạt giống 1 - 2 giờ để hạt hút nước mạnh, nẩy mầm tốt. Ngâm trong nước sạch khoảng 3 - 4 giờ, vớt hạt lên để ráo nước, dùng khăn sạch đã vắt nước, gói hạt lại và cho vào bao nylon cột kín miệng để tránh bốc thoát hơi nước, ủ ở nhiệt độ 28 - 30oC.
Làm bầu và ươm hạt: Bầu đất nên theo tỉ lệ 1 phần phân chuồng hoai + 1 phần tro trấu + 2 phần đất tơi xốp, trộn thêm phân vi sinh. Bầu thường làm bằng lá chuối hoặc bao nylon (kích thước 7 x 9 cm) có đục một số lỗ thoát nước ở đáy bầu, sau đó gieo hạt vào bầu. Khi cây được 1 - 2 lá thật có thể đem ra trồng ngay.
Phân bón (tính cho 1.000 m2): Bón lót khoảng 100 kg phân hữu cơ khoáng Vedagro dạng viên + 50 kg super lân. Bón thúc loại phân NPK 20-20-15, lần 1 sau gieo 30 ngày bón khoảng 40 kg. Lần 2 sau gieo 40 ngày khoảng 10 - 15 kg. Lần 3 sau gieo 50 ngày khoảng 10 - 15 kg và lần 4 sau gieo 60 ngày khoảng 10 - 15 kg. Ngoài ra có thể phun thêm phân bón lá có chứa các chất dinh dưỡng trung và vi lượng. Nếu chăm sóc tốt, thời gian thu hoạch có thể kéo dài khoảng 30 ngày và năng suất có thể đạt từ 3.500 - 4.000kg quả /1.000m2. Chú ý về mùa nắng, nhiệt độ cao nên tưới đủ nước để cho năng suất cao và chất lượng trái được ngon ngọt, nếu tưới không đủ nước trái sẽ bị đắng.
- 4 LOẠI RAU TỐT CHO SỨC KHỎE VÀ NHỮNG LƯU Ý KHI ĂN (12/05/2017)
- Cung cấp hệ thống thuỷ canh trụ đứng trồng rau sạch (12/05/2017)
- TRỒNG RAU THỦY CANH TRỤ ĐỨNG (12/05/2017)
- GIÁ THỂ TRỒNG RAU TẠI NHÀ CÓ TÁI SỬ DỤNG ĐƯỢC KHÔNG? (12/05/2017)
- CÁCH TRỒNG RAU ĐAY THỦY CANH CHO HƯƠNG VỊ THƠM NGON NHẤT (12/05/2017)
- Aquaponic có thực sự tốt hơn thủy canh? (12/04/2017)
- 10 cách để giải nhiệt cho aquaponic trong nhà kính – nhà lưới (12/04/2017)
- Công thức dung dịch thủy canh đơn giản - Làm từ phân NPK (12/04/2017)
- [DIY] Hướng dẫn tự làm nhà kính mini (12/04/2017)
- DIY hệ thống thủy canh mini - Hydroponic PVC (12/04/2017)