Với những lợi ích kinh tế và sức khỏe mà nấm linh chi mang lại thì không ít gia đình đã đua nhau gieo trồng loại nấm này. Tuy nhiên thì kỹ thuật trồng nấm linh chi không hề đơn giản, nếu không biết cách, bạn sẽ khó có thể thu về được những cây nấm chất lượng với năng suất cao. Bên cạnh nhiều hình thức gieo trồng khác thì cách trồng nấm linh chi trên bã míađược xem là một cách thức khá đơn giản mà lại có khả năng cho năng suất cao hơn 15% so với việc gieo trồng trên mùn cưa.
Cách trồng nấm linh chi trên bã mía cho năng suất tăng 15%
Sau đây, hãy cùng với Lamsao tìm hiểu ngay về cách trồng loại cây kinh tế này để áp dụng ngay tại gia đình của mình nhé.
Cách trồng nấm linh chi năng suất trên bã mía:
-
1
Chuẩn bị nguyên liệu
Cùng với mùn cưa thì bã mía sau khi sử dụng có thể được dùng làm nguyên liệu để gây trồng nấm linh chi. Tuy nhiên, trước khi trồng, bạn cần sàng lọc và xử lý nguyên liệu đã nhé.
-
2
Xử lý nguyên liệu
Để xử lý bã mía, bạn ngâm chúng trong dung dịch nước vôi có độ pH khoảng 13 – 14, cứ 1 kg bã mía thì bạn ngâm trong 2,2 lít nước vôi. Sau khi ngâm thì chất đống chúng lên kệ, đồng thời phủ kín bằng ni lông trong khoảng 7 – 8 ngày để bã mía thấm đều nước vôi.
-
3
Đảo trộn và điều chỉnh độ ẩm cho nguyên liệu
Cách trồng nấm linh chi trên bã mía cần phải đáp ứng đúng các kỹ thuật từ cơ bản nhất. Bã mía sau khi ủ xử lý trong 7 – 8 ngày thì cần được kiểm tra độ ẩm, nhiệt độ để có những điều chỉnh phù hợp. Nếu không có bất thường gì thì đống bã mía được ủ sẽ đạt nhiệt độ 45 – 50 độ C, độ ẩm là 60 – 65%, đồng thời ngã sang màu nâu. Sau khi kiểm tra và đảo trộn nguyên liệu, bạn lại tiếp tục chất đống và đậy kín bằng ni lông để ủ tiếp trong 7 – 8 ngày nữa.
-
4
Phối trộn nguyên liệu và đóng thành bịch để trồng nấm linh chi
Để trồng nấm linh chi, bạn không thể chỉ trồng trên bã mía ngâm nước vôi không được mà phải phối trộn nó với một số nguyên liệu khác nữa để đảm bảo đủ dưỡng chất. Công thức phối trộn bao gồm 83,5% bã mía đủ ẩm, 1,3% bột CaCO3, 5% cám gạo và 10% cám ngô. Sau khi trộn, bạn cần điều chỉnh đảm bảo cho độ ẩm của hỗn hợp đạt 60 – 65% nhé.
Đóng bịch nguyên liệu để trồng nấm linh chi
Sau khi đã có hỗn hợp dinh dưỡng, bạn tiến hành đóng bịch để chuẩn bị trồng nấm theo các bước sau:
- Chuẩn bị 10 kg túi ni lông kích thước 25 cm x 35 cm và lồng vào thành 2 lớp; 4 kg cổ nút nhựa; 5 kg bông nút (dùng cho 1 tấn nguyên liệu); 4 kg nắp đậy (dùng cho 1000 bịch) và 1 gói chun buộc khoảng 0,5 kg.
- Sau khi chuẩn bị đầy đủ các thứ trên thì bạn tiến hành cho hỗn hợp nguyên liệu đã phối trộn vào các túi ni lông hai lớp, ấn chặt chúng một cách vừa phải để túi nguyên liệu cao khoảng 10 – 13 cm. Sau đó, bạn làm cổ nút để đặt nút bông và nắp đậy. Sau khi hoàn thành, mỗi bịch nguyên liệu nặng khoảng 1,1 – 1,3 kg nhé.
-
5
Hấp thanh trùng là bước quan trọng trong cách trồng nấm linh chi trên bã mía
Các túi nguyên liệu trước khi cấy giống cần phải được hấp thanh trùng bằng cách hấp bằng nồi áp suất với 1,3 - 1,4 at (tương đương 123 – 125 độ C) trong khoảng 3 – 4 giờ; hoặc hấp bằng lò hấp cách thủy ở nhiệt độ 100 độ C trở lên trong 10 – 12 tiếng kể từ khi nước sôi.
Sau khi hấp thanh trùng xong, bạn tiến hành chuyển các bịch nguyên liệu vào phòng cấy đã đươc vô trùng từ trước bằng vôi bột và lưu huỳnh, sau đó đợi cho nguyên liệu nguội trở lại (có thể mất khoảng 12 – 16 tiếng).
-
6
Tiến hành cấy giống
Khi bịch nguyên liệu đã nguội và nhiệt độ chỉ còn khoảng dưới 28 độ C thì bạn có thể cấy giống trồng nấm linh chi được rồi nhé. Dụng cụ dùng để cấy gồm có que cấy, bàn cấy, đèn cồn và cồn sát trùng. Lưu ý là trong quá trình cấy, phòng cấy phải được vô trùng thường xuyên.
-
7
Ươm sợi và nới lỏng nút bông
Sau khi cấy giống, bạn chuyển bịch cấy vào nhà ươm đảm bảo điều kiện là phải sạch, thoáng, ánh sáng yếu, nhiệt độ 25 – 30 độ C và độ ẩm đạt 70 – 80%. Sau đó đặt bịch cấy lên sàn, giá sàn, hoặc dây treo đã chuẩn bị sẵn, sao cho các bịch cách nhau khoảng 2 – 3 cm.
Đưa bịch nguyên liệu lên giá sàn
Hoặc dây treo
Ươm sợi như thế trong 20 – 25 ngày cho đến khi sợi nấm đã phủ kín toàn bộ bề mặt bịch cấy, lúc đó, bạn cần nới lỏng nút bông trên từng bịch bằng cách thay thế bằng một nút bông nhỏ và tơi xốp hơn để quả thể nấm có thể mọc qua cổ nhựa.
Sau đó, bạn tiếp tục ươm sợi trong 20 – 25 ngày nữa, đồng thời kiểm tra thường xuyên, nếu phát hiện bịch nào bị hỏng thì phải loại bỏ ngay khỏi vườn ươm. Đó chính là cách trồng nấm linh chi trên bã mía chuẩn mà ai cũng phải thực hiện đúng.
-
8
Quá trình chăm sóc, thu hái và chế biến nấm linh chi
Nấm linh chi nhú mầm trắng
Trong quá trình chăm sóc, bạn luôn phải tưới nước, đảm bảo độ ẩm, ánh sáng và nhiệt độ duy trì trong khoảng 25 – 28 độ C. Cứ trồng như thế, mũ nấm màu trắng hồng sẽ xuất hiện trên cổ nắp nhựa khi sợi nấm săn sâu xuống khoảng 2/3 bịch cấy. Và chúng sẽ lớn dần lên đến lúc chuyển sang màu nâu đồng sau khoảng 70 – 85 ngày thì bạn tiến hàng thu hái đợt 1 bằng cách dùng dao cắt ngang chân nấm rồi bôi vôi vào vết cắt. Tiếp tục chăm sóc như ban đầu thì sau khoảng 15 – 20 ngày tiếp theo, nấm linh chi sẽ mọc quả thể mới. Mỗi một bịch giá thể như thế có khả năng cho bạn thu hoạch 3 – 4 đợi nấm linh chi đấy nhé.
Nấm linh chi đến giai đoạn có thể thu hoạch
Nấm linh chi sau khi thu hoạch cần được sơ chế, bảo quản để đảm bảo giữ nguyên thành phần dưỡng chất trong nó. Cụ thể là bạn đem chúng rửa qua với nước cho sạch hết bụi và bào tử, sau đó phơi nắng hoặc sấy khô cho đến khi độ ẩm của nấm chỉ còn khoảng 13 – 14% là được. Thành phẩm nấm linh chi khô có thể được dùng bằng cách thái lát hoặc nghiền thành bột và hãm trà uống hằng ngày sẽ rất tốt cho sức khỏe.
Thật tuyệt vời phải không? Trên đây chính là cách trồng nấm linh chi trên bã mía không hề khó, bạn có thể đầu tư và áp dụng ngay tại nhà để có được những cây nấm linh chi quý hiếm với chất lượng tốt nhất đấy nhé.
Chúc bạn thành công!
- 4 LOẠI RAU TỐT CHO SỨC KHỎE VÀ NHỮNG LƯU Ý KHI ĂN (12/05/2017)
- Cung cấp hệ thống thuỷ canh trụ đứng trồng rau sạch (12/05/2017)
- TRỒNG RAU THỦY CANH TRỤ ĐỨNG (12/05/2017)
- GIÁ THỂ TRỒNG RAU TẠI NHÀ CÓ TÁI SỬ DỤNG ĐƯỢC KHÔNG? (12/05/2017)
- CÁCH TRỒNG RAU ĐAY THỦY CANH CHO HƯƠNG VỊ THƠM NGON NHẤT (12/05/2017)
- Aquaponic có thực sự tốt hơn thủy canh? (12/04/2017)
- 10 cách để giải nhiệt cho aquaponic trong nhà kính – nhà lưới (12/04/2017)
- Công thức dung dịch thủy canh đơn giản - Làm từ phân NPK (12/04/2017)
- [DIY] Hướng dẫn tự làm nhà kính mini (12/04/2017)
- DIY hệ thống thủy canh mini - Hydroponic PVC (12/04/2017)