Kỹ thuật màng mỏng dinh dưỡng (h.1): rễ cây được tiếp xúc trực tiếp với chất dinh dưỡng. Màng mỏng (0,5 mm) cho dinh dưỡng chảy xuyên qua các kênh dẫn được làm bằng vật liệu dẻo. Hạt giống cùng với môi trường phát triển được đặt ở trung tâm của ống. Ở mép của hạt giống được kẹp vào màng mỏng để ngăn cản sự bốc hơi và ngăn không cho ánh sáng lọt qua. Môi trường cần cho sự phát triển hấp thu chất dinh dưỡng cung cấp cho cây với tốc độ dòng chảy của dung dịch dinh dưỡng khoảng 2 - 3 lít/phút và chảy dọc suốt chiều dài của kênh dẫn.
Kỹ thuật dòng sâu (h.2): ở độ sâu 2 - 3 cm, dung dịch dinh dưỡng chảy xuyên qua ống nhựa đến những túi lưới nhựa có chứa cây được gắn vào trong ống. Túi nhựa chứa vật liệu trồng cây và phần dưới cùng của chúng tiếp xúc với dịch dinh dưỡng chảy vào ống. Các ống nhựa được sắp xếp trên mặt phẳng ngang hoặc theo chiều đứng dạng zigzag.
Kỹ thuật ngâm rễ (hay còn gọi là nuôi cấy tĩnh) (h.3, 4): túi nhựa được đặt ở vị trí khoảng 3 cm, phần đáy của túi nhựa ngập trong dung dịch dinh dưỡng. Một số rễ được ngâm trong dung dịch dinh dưỡng và một số ít sẽ được treo ở khoảng không khí phía trên, có độ hút ẩm tương ứng.
Kỹ thuật nổi (h.5): thùng chứa có độ sâu khoảng 20 - 30 cm, được lót mặt trong với tấm kính polyethylen màu đen và dinh dưỡng. Cây trồng được thiết lập trong những túi nhựa nhỏ được gắn lên trên những tấm styrofoam hoặc bất kỳ đĩa mỏng nào và cho phép nổi trên dung dịch dinh dưỡng đã được chứa đầy trong thùng chứa. Dung dịch này được sục khí liên tục.
Kỹ thuật mao dẫn (h.6): dưới phần đáy chậu có các lỗ nhỏ. Những chậu này được đặt trong thùng chứa dung dịch dinh dưỡng. Dung dịch dinh dưỡng ngấm vào giá thể bằng kỹ thuật mao dẫn.
Kỹ thuật túi treo (h.7): chiều dài túi khoảng 1 m, dạng hình trụ, màu trắng, bằng nhựa polyethylen mỏng, đã được xử lý qua tia UV. Túi này được làm đầy bằng xơ dừa đã được tiệt trùng. Túi có cấu tạo phần trên cùng gồm móc sắt để treo vào giàn, đồng thời tiếp xúc với ống dẫn dinh dưỡng. Dinh dưỡng sẽ thấm qua xơ dừa bằng kỹ thuật mao dẫn, ở phía đáy của túi có máng hứng dịch dinh dưỡng chảy ra từ túi nhựa.
Kỹ thuật túi (h.8): gồm các túi có chiều dài từ 1 - 1,5 m, bên trên màu trắng, bên dưới màu đen, bên trong chứa cơ chất. Những túi này có chiều cao 6 cm, chiều rộng 18 cm và được đặt trên mặt phẳng nằm ngang. Trên bề mặt có khoét các lỗ nhỏ để gieo hạt hoặc trồng cây con trên đó. Kỹ thuật này gồm có hai túi đặt song song nhau, ở giữa có ống dẫn môi trường dinh dưỡng. Từ các ống này có các ống nhỏ cung cấp môi trường dinh dưỡng cho các lỗ trồng cây con.
Kỹ thuật rãnh (h.9): đây là hệ thống mở (không tuần hoàn). Cây trồng sẽ được trồng trong các khe chứa giá thể, khe này có độ sâu khoảng 30 cm. Giữa các khe chứa giá thể là một khe nhỏ cho đường ống cung cấp môi trường dinh dưỡng. Các ống này sẽ cho dinh dưỡng vào những vị trí có cây trồng. Dinh dưỡng sẽ thấm qua giá thể và giữa mặt đáy của khe chứa giá thể.
Kỹ thuật chậu (h.10): cũng tương tự như kỹ thuật rãnh. Ở đây môi trường làm giá thể được đựng trong các chậu nhựa có lỗ ở đáy. Có một đường ống lớn cung cấp dinh dưỡng, từ các ống này có các ống nhỏ cung cấp dinh dưỡng cho từng chậu.
- Phương pháp phòng trừ bệnh đạo ôn hại lúa (03/12/2018)
- Học hỏi cách trồng bí xanh không đất của anh nông dân Củ Chi (20/11/2018)
- Bà Rịa Vũng Tàu: Khởi nghiệp bằng trồng rau công nghệ cao (20/11/2018)
- Hòa Bình: Trồng khoai lang – Hướng thoát nghèo của người dân xã Phú Cường (20/11/2018)
- Hướng dẫn sử dụng sỏi nhẹ để trồng rau thủy canh (04/12/2017)
- Trồng rau xà lách thủy canh trên giá thể nào là tốt nhất? (04/12/2017)
- Một số lưu ý khi sử dụng đèn led trồng rau thủy canh (04/12/2017)
- Kiểm tra nồng độ dinh dưỡng của dung dịch thủy canh bằng thiết bị nào? (04/12/2017)
- Tìm hiểu quy trình trồng cà chua trong nhà kính của nước ngoài (04/12/2017)
- Hướng dẫn trồng rau dền theo phương pháp thủy canh (04/12/2017)