Dung dịch thủy canh là yếu tố quan trọng quyết định rất nhiều đến hiệu quả gieo trồng. Trong dung dịch dinh dưỡng thủy canh, mỗi nguyên tố lại có một vai trò khác nhau. Vậy bạn có biết vai trò của Silic trong trồng rau thủy canh là gì?
Tìm hiểu về silic
Silic nguyên chất là một chất hóa học, có màu xám, rất cứng, nguồn nguyên liệu này được sử dụng trong thép, gốm, men sứ, thủy tinh, vật liệu bán dẫn…. Chúng được khai thác từ bề mặt vỏ trái đất.
Trong nguồn đất tự nhiên, silic chiếm khoảng từ 50 đến 60% ngoài ra bên trong đá, cát cũng có silic nhưng silic dạng này không thể hoàn tan để giúp cây cối, rau quả có thể phát triển được. Sản phẩm khoáng chất có chứa silic thì có nhiều loại hòa tan được trong đất để cây trồng hấp thu như Clinoptiolite có chứa hàm lượng SiO2 cao có thể hòa tan trong nước tới 60% đến 80%. Tham khảo thêm: Chữa bệnh vàng lá cho rau cải thuỷ canh
Tác dụng của silic đối với cây trồng
Silic khi được cây hút vào sẽ tích lũy trong các tế bào của cây để ngăn chặn sự xâm nhập của nấm. Silic làm tăng tính kháng khuẩn, kháng bệnh của cây trồng đối với các loại nấm bằng cách xây dựng một vách ngăn cơ học chặn các tế bào nấm ở vòng ngoài nhờ việc tích tụ chất phenol có tác dụng như chất diệt nấm. Các nghiên cứu những năm gần đây của nhiều chuyên gia cho rằng, silic có khả năng kháng bệnh nấm phấn trắng, thối rễ, thối gốc trong trồng các loại rau trồng thủy canh mà đặc biệt là các loại rau thủy canh ăn quả như dưa chuột, su hào…
Bên cạnh đó, silic cũng giúp cây trồng tích nước, duy trì nước trong lá ở mức độ cao, tạo ra độ ngọt, độ đậm của rau. Silic giúp cây trồng thủy canh chống chịu được hạn mặn, mất cân bằng nồng độ pH, độ axit trong dung dịch thủy canh.
Silic giúp cây thải độc các kim loại nặng như sắt, nhôm, chì, mangan… giúp rau trồng không bị nhiễm độc, tạo ra nguồn rau ngon, chất lượng cho người dùng. Chúng cũng có tác dụng cân bằng nguồn dung dịch thủy canh trong hệ thống giàn trồng giữa các nguyên tố đa lượng và các nguyên tố vi lượng khác nhau.
Những cách bổ sung Silic cho hệ thống trồng rau thủy canh nhà bạn
Với vai trò quan trọng của silic trong hệ thống giàn trồng thủy canh, các nhà khoa học đã nghiên cứu và tìm ra phương pháp cung cấp đủ lượng silic cho rau trồng thủy canh. Ở nhiệt độ phù hợp và thời tiết tốt, nồng độ silic hợp lý nhất là ở 100mg/1ppm. Các hóa chất có chứa nhiều silic thì nên hòa tan chất Kali Silicate, cần hòa tan chúng ở điều kiện độ pH = 5.8 tới 6.2.
Hiện tại trên thị trường có bán nhiều sản phẩm dưỡng chất có chứa Silic. Rau trồng theo phương pháp thủy canh có thể được cung cấp silic từ các dung dịch thủy canh pha sẵn rất đơn giản, tiện dụng và hiệu quả. Hãy cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cây trồng và tận hưởng thành quả gieo trồng của bạn. Chắc chắn bạn sẽ được sở hữu nguồn rau xanh sạch, an toàn và giàu dinh dưỡng cho bữa ăn hàng ngày.
Nếu còn điều gì băn khoăn về dung dịch dinh dưỡng thủy canh, hãy liên hệ với Lisado để được tư vấn chi tiết hơn và chọn mua được loại dưỡng chất tốt nhất, phù hợp cho vườn rau thủy canh của gia đình.
- Phương pháp phòng trừ bệnh đạo ôn hại lúa (03/12/2018)
- Học hỏi cách trồng bí xanh không đất của anh nông dân Củ Chi (20/11/2018)
- Bà Rịa Vũng Tàu: Khởi nghiệp bằng trồng rau công nghệ cao (20/11/2018)
- Hòa Bình: Trồng khoai lang – Hướng thoát nghèo của người dân xã Phú Cường (20/11/2018)
- Hướng dẫn sử dụng sỏi nhẹ để trồng rau thủy canh (04/12/2017)
- Trồng rau xà lách thủy canh trên giá thể nào là tốt nhất? (04/12/2017)
- Một số lưu ý khi sử dụng đèn led trồng rau thủy canh (04/12/2017)
- Kiểm tra nồng độ dinh dưỡng của dung dịch thủy canh bằng thiết bị nào? (04/12/2017)
- Tìm hiểu quy trình trồng cà chua trong nhà kính của nước ngoài (04/12/2017)
- Hướng dẫn trồng rau dền theo phương pháp thủy canh (04/12/2017)