Và việc bổ sung dưỡng chất cho rau cải khi trồng thủy canh cũng không nằm ngoài yêu cầu ấy. Hãy cùng Lisado tìm hiểu nồng độ dung dịch thủy canh phù hợp ở dòng cây họ cải.
Các loại rau họ cải được trồng theo phương pháp thủy canh
Các loại rau họ cải như các giống cải trong nước (cải ngọt, cải bắp, cải bẹ nhún, cải thìa, súp lơ, cải dưa, cải ngồng), các giống cải nước ngoài: cải Nhật… rất phù hợp để trồng bằng phương pháp thủy canhbởi nó có khả năng thích ứng tốt với khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, mưa nhiều của nước ta.
Loại rau này có thể trồng bằng cây con hoặc ươm gieo hạt giống trên các giá thể như xơ dừa, mùn cưa, than bùn, trấu hun… để hạt nảy mầm và phát triển thành cây. Khi cây đã lên từ 3 đến 5 lá thật có thể đưa chúng vào rọ nhựa thủy canh trên giàn, cung cấp dung dịch thủy canh đều đặn và đúng nồng độ để nuôi cây phát triển. Trong điều kiện thuận lợi, cây phát triển nhanh trong nước, cho năng suất rau trồng cao.
Nồng độ dung dịch thủy canh phù hợp cho các loại rau họ cải
Tên rau cải | Độ pH | Nồng độ ppm |
Cải bắp | 6.5-7 | 1750-2100 |
Súp lơ (Bông cải xanh) | 6.0-6.8 | 1960-2450 |
Rau cải Bina (cải trời) | 6-7 | 1260-1610 |
Cải củ | 6-7 | 840-1540 |
Cải Xanh | 6 – 6.8 | 1900 – 2450 |
Trên đây là bảng nồng độ dung dịch thủy canh của một số rau họ cải. Có thể thấy độ pH phù hợp với rau cải là từ 6 đến 7, còn nồng độ ppm khác nhau giữa mỗi loại rau.Vì thế, khi pha dung dịch thủy canh, cần kiểm tra bằng bút đo ppm để điều chỉnh nồng độ phù hợp cho rau trồng.
Pha dung dịch thủy canh đúng cách cho rau họ cải
Cách pha dung dịch thủy canh thay đổi theo thời tiết mỗi mùa, mỗi giống cải, nhu cầu và trang thiết bị. Ít nhất khi pha dung dịch thủy canh bạn cần có 2 lọ đựng dung dịch nhóm A và nhóm B. Tốt nhất bạn nên mua dung dịch pha sẵn để đảm bảo tính tiện lợi, an toàn và nhất là đảm bảo lượng dưỡng chất đúng chuẩn cho rau trồng.
Mua dung dịch thủy canh cho rau ăn lá, bạn có thể chọn dung dịch thủy canh Hydro Umat V, dung dịch thủy canh Hydro Greens… Nhìn chung, những loại dung dịch này đều chứa những dưỡng chất cần thiết cho sự sinh trưởng, phát triển của rau, có thể kể đến như Nitrat Nitrogen (NO3–, N); Cansium (Ca); Potassium Oxide (K2O); Phosphorus Pentoxide (P2O3); Ammonium Nitrogen (NH4 –N); Sulphur (S); Borum (B); Magnesium (Mg)…
Khi pha dung dịch, bạn có thể làm theo hướng dẫn trên mỗi chai hay vỏ hộp sản phẩm để pha đúng cách, phù hợp theo mỗi loại rau trồng. Đừng quên, sử dụng bút đo pH, bút đo ppm để kiểm tra, đảm bảo nồng độ đúng tiêu chuẩn.
Những lưu ý khi pha dung dịch thủy canh
Sử dụng gang tay, khẩu trang để đảm bảo an toàn cho cơ thể khi tiếp xúc với hóa chất. Chuẩn bi đầy đủ các dụng cụ pha chế bởi công việc pha chế khá phức tạp.
Cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng khi pha các loại dung dịch thủy canh
Hy vọng rằng với những thông tin chúng tôi cung cấp về dung dịch thủy canh trên, các bạn đã có thêm kiến thức để có được một giàn trồng rau cải thủy canh xanh tốt. Chúc bạn thành công.
- Cách trồng nấm linh chi (01/12/2016)
- Cách trồng nấm linh chi trên bã mía cho năng suất tăng 15% (01/12/2016)
- Kỹ thuật trồng nấm mỡ (01/12/2016)
- Những Kinh Nghiệm Mới Trong Kỹ Thuật Trồng Nấm Rơm Bằng Cách Không Đậy (01/12/2016)
- Trồng nấm rơm kiểu mới (01/12/2016)
- Làm meo nấm rơm (01/12/2016)
- Kỹ thuật trồng nấm sò đùi gà (30/11/2016)
- Kỹ thuật trồng đậu đũa (30/11/2016)
- Kéo dài thời gian thu hoạch đậu đũa (30/11/2016)
- Trồng ấu trên đất ruộng (30/11/2016)