1. Giống
Hiện nay có các loại giống Wax 44, HN88, AG500, Max 68, …
2. Thời vụ gieo trồng
Vụ xuân: gieo trồng quanh tiết lập xuân từ 20/1 – 25/2; Vụ thu đông: trồng 1-15/9; Vụ đông trồng: 20/9 – 15/10.
3. Kỹ thuật ngâm ủ
– Để đảm bảo được tỷ lệ nảy mầm cao, cần phơi ngô giống qua nắng nhẹ nhằm phá sự ngủ nghỉ của hạt.
– Ngâm hạt trong nước ấm 2 sôi 3 lạnh từ 3 – 5 tiếng, sau đó ủ trong khăn ẩm hoặc tra trực tiếp xuống đất cát rồi giữ ẩm cho đến khi mầm mọc khỏi mặt đất.
4. Mật độ, cách thức gieo trồng
– Tùy thuộc vào thời gian sinh trưởng của giống và đặc tính của giống ngô, mật độ trồng 6 – 7 vạn cây/ha. Khoảng cách: hàng cách hàng: 60cm – 70cm; Cây cách cây: 25cm – 30cm.
– Về cách thức gieo: có nhiều hình thức gieo khác nhau, có thể gieo trực tiếp 1 hạt/hốc hoặc gieo trong bầu, khi ngô đạt từ 2 – 3 lá sẽ đưa ra ngoài ruộng. Đối với làm bầu, chỉ nên áp dụng đối với các giống ngô có tỷ lệ nảy mầm thấp, cây con yếu hoặc trồng trên chân đất sau lúa mùa chưa được gặt (do tốn nhiều công).
5. Bón phân và cách bón
Lượng phân bón:
+ Đạm Ure: 10 – 12 kg/sào.
+ Supe lân: 12 – 15 kg/sào.
+ Kali: 5 – 7 kg/sào.
Nên sử dụng phân NPK với lượng tương đương theo khuyến cáo của nhà sản xuất.
Cách bón:
+ Bón lót: bón toàn bộ phân chuồng, phân vi sinh + toàn bộ lân (bón vào rãnh hoặc vào hốc lấp 1 lớp đất mỏng rồi mới gieo hạt).
+ Bón thúc: bón làm 3 đợt:
Đợt 1: khi ngô 3 – 4 lá bón 1/3 đạm + 1/3 kali
Đợt 2: khi ngô 7 – 9 lá bón 1/3 đạm + 1/3 kali
Đợt 3: bón trước trổ cờ: 1/3 kali + lượng đạm còn lại
6. Chăm sóc
– Vun gốc kết hợp làm cỏ sau khi bón thúc đợt 1.
– Vun cao gốc kết hợp làm cơ lần cuối cho ngô khi bón thúc lần 2.
– Tưới nước: dựa vào nhu cầu sinh trưởng của cây tưới nước 3 lần:
+ Lần 1: khi cây 7 – 9 lá tưới ngập 1/3 luống sau khi bón thúc
+ Lần 2: trước trổ cờ 10 – 15 ngày tưới ngập 2/3 luống thấm đều rồi rút cạn.
+ Lần 3: sau khi cây thụ tinh xong tưới ngập 1/3 luống rồi rút cạn.
Sau khi cây trổ cờ phun râu, ta có thể tiến hành rút 10 – 15% cờ trên cây xấu hoặc bẻ cờ sau khi thụ phấn xong để tập trung dinh dưỡng về bắp.
7. Phòng trừ sâu bệnh hại ngô
Cây ngô có các loại sâu bệnh hại thường gặp là: sâu xám, sâu đục thân và đục bắp, rệp cờ, bệnh khô vằn, đốm lá, bệnh phấn đen… Thường xuyên kiểm tra và xử lý kịp thời các đối tượng sâu bệnh hại.
Lưu ý: phòng bệnh huyết dụ cây con hoặc sau mưa lớn, đất bị ngập nước, bằng cách ngâm 5 – 7kg lân supe hòa loãng với nước lã tưới 1 – 2 lần trong 7 – 10 ngày sau trồng
- CÂU HỎI THƯỜNG GẶP VỀ TRỒNG THỦY CANH (04/04/2017)
- Tìm hiểu về bộ lọc vi sinh trong aquaponics (04/04/2017)
- [Hướng Dẫn] Trồng rau ăn bằng thùng xốp bằng phương pháp thủy canh (16/03/2017)
- Hướng dẫn tự làm giàn thủy canh hồi lưu (16/03/2017)
- Bảng nồng độ ppm cho các loại rau trồng thủy canh (16/03/2017)
- Các giai đoạn phát triển của rau thủy canh (16/03/2017)
- Hướng dẫn làm Aquaponics trồng rau nuôi cá với những vật liệu dễ tìm (16/03/2017)
- Hệ thống thủy canh hồi lưu cải tiến (16/03/2017)
- Cách trồng rau muống, cải sạch thủy canh trong thùng xốp tại nhà (16/03/2017)
- Hướng dẫn làm thùng trồng cây dạng thuỷ canh cải tiến (01/03/2017)