1. Nguyên tắc sử dụng thức ăn có bổ sung chế phẩm vi sinh
- Chế phẩm vi sinh bao gồm chế phẩm probiotic (lợi khuẩn) và enzyme.
- Khi bổ sung chế phẩm vi sinh là probiotic thì không nên dùng kháng sinh vì kháng sinh làm mất tác dụng của vi sinh vật và giảm hiệu quả sử dụng thức ăn.
- Cơ sở chăn nuôi có thể tự trộn thức ăn tại trại hoặc sử dụng thức ăn công nghiệp mua từ cơ sở sản xuất có uy tín, đảm bảo chất lượng và có thể truy xuất nguồn gốc.
- Các biện pháp an toàn sinh học phải luôn đảm bảo theo quy trình hướng dẫn của cơ quan chuyên môn hoặc nhà cung cấp sản phẩm.
2. Hướng dẫn sử dụng thức ăn có bổ sung chế phẩm vi sinh
2.1. Giai đoạn 1 (lợn có khối lượng dưới 20 kg):
Ở giai đoạn này, cơ sở chăn nuôi nên sử dụng thức ăn công nghiệp mua từ những cơ sở sản xuất có uy tín, đảm bảo chất lượng và an toàn. Bổ sung chế phẩm vi sinh theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
2.2. Giai đoạn 2 (lợn có khối lượng từ 20 kg trở lên):
Ở giai đoạn này có thể sử dụng thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh hoặc thức ăn tự phối trộn.
Thức ăn tự phối trộn từ những nguyên liệu thông dụng, sẵn có tại địa phương, không nên sử dụng nguyên liệu thức ăn có nguồn gốc động vật (ngoại trừ bột cá). Trước khi chế biến, cơ sở cần lập công thức thức ăn (khẩu phần cơ sở) theo từng giai đoạn sinh trưởng đảm bảo đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho lợn.
Dưới đây là hướng dẫn các bước tự sản xuất thức ăn chăn nuôi (khẩu phần cơ sở) và sử dụng chế phẩm vi sinh trong thức ăn chăn nuôi tại cơ sở chăn nuôi:
Bước 1: Lựa chọn nguyên liệu thức ăn trước khi sản xuất
- Cần chọn nguyên liệu đảm bảo chất lượng, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Nguyên liệu phải mới, khô, không bị mốc. Không mua quá nhiều nguyên liệu để dự trữ tại cơ sở chăn nuôi.
- Nguyên liệu bảo quản ở nơi khô ráo, cách xa chuồng nuôi. Kiểm tra chất lượng nguyên liệu theo định kỳ.
Bước 2: Phối trộn thức ăn (khẩu phần cơ sở)
Tùy theo loại nguyên liệu thức ăn sử dụng, cơ sở lập công thức thức ăn theo nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi theo các giai đoạn sinh trưởng và phát triển phù hợp hoặc từ khi bắt đầu cho ăn thức ăn có bổ sung chế phẩm vi sinh đến khi xuất chuồng.
Dưới đây là khuyến cáo một số công thức thức ăn (khẩu phần cơ sở) giai đoạn lợn có khối lượng từ 20 kg đến khi xuất chuồng:
Bảng 1: Khẩu phần cơ sở cho lợn thịt
TT |
Nội Dung |
Khẩu Phần Cơ Sở |
|
Công thức 1 (%) |
Công thức 2 (%) |
||
I |
TÊN NGUYÊN LIỆU |
|
|
1 |
Ngô |
63,5 |
51,5 |
2 |
Khô dầu đậu tương |
20,0 |
22,0 |
3 |
Cám gạo/cám mỳ/cám mạch |
10,0 |
10,0 |
4 |
Bột cá (cá khô) |
5,0 |
5,0 |
5 |
Sắn khô |
- |
10 |
6 |
Thức ăn bổ sung khoáng, vitamin (premix) |
1,5 |
1,5 |
II |
THÀNH PHẦN HÓA HỌC |
|
|
1 |
Năng lượng trao đổi (ME, Kcal/kg) |
3.100 |
|
2 |
Protein thô (%) |
18,5 |
|
3 |
Lysine (%) |
0,94 |
|
4 |
Methioine + Cysteine (%) |
0,58 |
Bước 3: Sử dụng chế phâm vi sinh trong khâu phần cơ sở
Tùy theo khuyến cáo của nhà sản xuất về sử dụng chế phẩm vi sinh trong khẩu phần cơ sở mà cơ sở chăn nuôi có thể áp dụng quy trình ủ thức ăn trước khi cho ăn hoặc cho ăn trực tiếp. Dưới đây là khuyến cáo sử dụng một số chế phẩm vi sinh trong khẩu phần cơ sở:
* Sử dụng chế phẩm vi sinh là nấm men hoạt tính Saccharomyces trong khâu phần cơ sở:
Thức ăn hỗn hợp theo công thức ở Bảng 1 được trộn đều với nước sạch và chế phẩm theo tỷ lệ 800 kg thức ăn hỗn hợp + 200 kg nước sạch + 2 kg chế phẩm vi sinh Fodder Yeast. Hỗn hợp này sau đó được đưa vào thùng nhựa hoặc thùng phuy đậy kín (trường hợp không có thùng nhựa/phuy thì dùng túi ni lông buộc kín) để ủ trong nhà thông thoáng, đảm bảo tránh mưa, nắng. Sau khi ủ ít nhất 07 ngày (mùa hè) và 10 ngày (mùa đông) thì bắt đầu sử dụng. Sản phẩm sau khi ủ có thể sử dụng trong 03 - 06 tháng.
Yêu cầu thức ăn sau khi ủ: Thức ăn đảm bảo đồng đều, ẩm, tơi xốp, giữ được màu sắc ban đầu và có mùi thơm.
* Sử dụng chế phâm sinh học là vi khuẩn Lactic trong khẩu phần cơ sở:
- Thức ăn hỗn hợp theo công thức ở Bảng 1 được trộn đều với chế phẩm vi sinh “Lacto Powder T” theo tỷ lệ 2 kg/tấn. Bảo quản thức ăn ở nơi khô thoáng tối đa là 02 tháng. Hằng ngày trộn thức ăn hỗn hợp (đã bổ sung chế phẩm vi sinh) với nước sạch theo tỷ lệ 20 kg thức ăn với 10 kg nước sạch (2:1), sau đó đặt vào thùng, ủ 24 - 36 giờ trước khi sử dụng. Sản phẩm sau khi ủ nên sử dụng trong ngày.
Yêu cầu sản phẩm: Sản phẩm đồng đều, giữ được màu sản phẩm, có mùi thơm.
* Sử dụng chế phẩm sinh học là bào tử Bacillus trong khâu phân cơ sở: Nguyên tắc sử dụng chế phẩm vi sinh có chứa bào tử Bacillus theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
Dưới đây là ví dụ một số chế phẩm vi sinh chứa bào tử Bacillus:
- Chế phẩm “Powerzyme 100”: có nguồn gốc từ Korea, bổ sung 0,5 kg/tấn
- Một số chế phẩm vi sinh chứa bào tử Bacillus được sản xuất trong nước:
+ Chế phẩm “Bacillus Weaner”: bổ sung 0,2-0,4 kg/tấn.
+ Chế phẩm “NeoPig Top Gold”: bổ sung 0,5 kg/tấn.
+ Chế phẩm “NeoEnvi”: bổ sung 0,5 kg/tấn.
* Sử dụng chế phẩm sinh học là enzyme trong khẩu phần cơ sở:
- Chế phẩm Kangjuntai chứa enzyme Lysozym: Cách sử dụng theo hướng dẫn của nhà sản xuất, bổ sung 1 -2 kg/tấn
- Chế phẩm enzyme tiêu hóa: Ví dụ sản phẩm “Natuzyme Feed Enzyme for Pig and poultry”, bổ sung 0,5 kg/tấn.
3. Một số lưu ý
- Ngoài khẩu phần cơ sở ở Bảng 1, các cơ sở chăn nuôi có thể lập khẩu phần thức ăn theo điều kiện của cơ sở và nguồn thức ăn sẵn có tại địa phương theo một giai đoạn hoặc nhiều giai đoạn nuôi dưỡng. Trường hợp không tự phối trộn thức ăn thì có thể sử dụng thức ăn công nghiệp đảm bảo nguyên tắc không có kháng sinh, chất lượng tốt và truy xuất được nguồn gốc.
- Chế phẩm vi sinh chỉ phát huy tác dụng khi nó được sử dụng đúng yêu cầu kỹ thuật của nhà sản xuất vì bản chất chúng là vi sinh vật nên phải có một môi trường phù hợp (ví dụ không dùng chung với kháng sinh).
- Ngoài các chế phẩm vi sinh ví dụ nêu trên, các cơ sở chăn nuôi có thể tìm mua các sản phẩm vi sinh khác được phép lưu hành tại Việt Nam, đảm bảo chất lượng và có nguồn gốc rõ ràng.
- Chế phẩm vi sinh ngoài việc bổ sung vào thức ăn còn có thể sử dụng bổ sung vào nước uống, đệm lót và phun trong không khí chuồng nuôi khi có dịch bệnh theo khuyến cáo của nhà sản xuất.
- Ứng dụng công nghệ sinh học không dùng kháng sinh, hóa chất trong nuôi tôm (18/11/2019)
- Đèn Led chuyên dụng cho cây hoa cúc (18/11/2019)
- Phòng trừ bệnh bạc lá hại lúa (18/11/2019)
- Kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng thỏ sinh sản (18/11/2019)
- Biện pháp xử lý, tiêu hủy lợn mắc bệnh DTLCP bằng phương pháp đốt (18/11/2019)
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá theo hình thức "sông trong ao" (18/11/2019)
- Kỹ thuật trồng nấm rơm trong nhà tại Nghệ An (18/11/2019)
- Lưu ý trồng rau màu trong nhà lưới (18/11/2019)
- Đường ruột khỏe mạnh giúp gia cầm đạt hiệu suất tối ưu (18/11/2019)
- Vật liệu có khả năng "thu giữ" carbon dioxide và biến thành vật chất hữu cơ (05/11/2019)