Nhóm nghiên cứu đã phát hiện ra trong các mô hình phòng thí nghiệm, các tín hiệu viêm mạnh do nhiễm sốt rét kích hoạt các phân tử sản xuất kháng thể mạnh để chống lại căn bệnh này.
Các nhà khoa học hi vọng sẽ sớm tìm ra phương pháp mới hơn trong việc điều trị HIV.
Các tín hiệu viêm tương tự được tìm thấy trong việc mắc bệnh sốt rét ở người, nhiễm virus mạn tính và rối loạn tự miễn dịch. Điều này cho thấy khám phá mới có thể được khai thác để phát triển các loại vắc-xin và liệu pháp mới có khả năng chống lại các bệnh như viêm gan C và HIV, lupus.
Nghiên cứu được dẫn dắt bởi nghiên cứu sinh tiến sĩ Ann Ly, bác sĩ Diana Hansen từ Viện nghiên cứu Y khoa Walter và Eliza Hall ở Melbourne, Úc, cùng với các cộng tác viên của Viện, tiến sĩ Yiang Liao và phó giáo sư Wei Shi, giáo sư Axel Kallies từ Viện Doherty.
Tiến sĩ Hansen và nhóm của cô cho biết đã dành cả thập kỷ qua để khám phá cách hệ thống miễn dịch của vật chủ đối phó với căn bệnh sốt rét.
"Mọi người đều biết rằng một cá nhân phải liên tục tiếp xúc với bệnh sốt rét trong nhiều thập kỷ để phát triển khả năng miễn dịch. Chúng tôi muốn biết điều gì làm cho bệnh sốt rét khác với rất nhiều bệnh khác, trong đó một lần phơi nhiễm duy nhất có khả năng miễn dịch suốt đời.
Chúng tôi đã xác định được “công tắc” phân tử điều khiển hệ thống miễn dịch tạo ra các kháng thể mạnh và các tín hiệu viêm ảnh hưởng đến chức năng của nó. Nhắm mục tiêu phân tử này hoặc các phân tử khác trong cùng một con đường, có thể đưa ra cách tiếp cận chính xác hơn để điều trị những bệnh này hơn hiện tại”, tiến sĩ Hansen nói.
Trong các bệnh nhiễm trùng mãn tính, bao gồm sốt rét và nhiễm virut như HIV hay viêm gan C mãn tính, tạo ra các kháng thể mạnh, chất lượng rất cao là rất quan trọng để làm sạch nhiễm trùng.
"Hi vọng là chúng tôi sẽ có thể tạo ra vắc-xin hoặc liệu pháp “bật” các phân tử giúp tạo ra các tế bào B ưu tú để chống lại nhiễm trùng mãn tính tốt hơn, hoặc “tắt” các phân tử tương tự trong các bệnh tự miễn để ngừng sản xuất các tế bào B, chẳng hạn như trong bệnh lupus”, tiến sĩ Hansen nói.
Trang Phạm - Theo Medicalxpress
- Kiểm tra thính giác có thể phát hiện chứng tự kỷ ở trẻ sơ sinh (21/11/2020)
- Loại đất mới có thể tự "tưới nước cho cây trồng (09/11/2020)
- Máy tính chuyển ý nghĩ của con người thành hình ảnh (09/11/2020)
- Trí tuệ nhân tạo làm gì trong đại dịch? (31/10/2020)
- Cẩn trọng khi đeo khẩu trang lúc trời mưa (24/10/2020)
- Công nghệ quét 3D lấy số đo cơ thể trong 5 giây (12/10/2020)
- Hệ thống thị giác nhân tạo với chip gắn thẳng vào não giúp người khiếm thị "nhìn" lại được (12/10/2020)
- Nga công bố phê duyệt vắcxin COVID-19 đầu tiên trên thế giới, chuẩn bị sản xuất hàng loạt (11/08/2020)
- Toàn dân cài ứng dụng Bluezone để phòng, chống dịch Covid-19 (05/08/2020)
- Chế tạo vật liệu mới thay thế nhựa (20/07/2020)