Cây đinh lăng, vị thuốc quý
Cây Đinh lăng (Polyscias fruticosa) thuộc họ Ngũ gia bì, trồng không quá khó. Loài cây này là một loại dược liệu quý bởi con người có thể sử dụng được toàn bộ cây từ rễ, củ, cành và lá để làm thuốc trị Bệnh, bồi bổ sức khỏe và làm gia vị cho các món ăn như gỏi cá, thịt chó...
Kỹ thuật trồng cây đinh lăng không quá phức tạp
Đinh lăng thuộc loại cây nhỏ, cao khoảng 0,8-1,5m, thường được trồng làm cây cảnh trước nhà hoặc chùa, miếu. Cây có lá kép, mọc so le, lá 3 lần xẻ lông Chim, mép khía có răng cưa. Hoa nhỏ màu tRắng, mọc thành tán. Quả dẹt, dài 3-4mm, dày khoảng 1mm. Lá đinh lăng phơi khô, nấu lên có mùi thơm đặc trưng, dân gian gọi nôm na là mùi "thuốc bắc". Lá tươi không có mùi thơm này.
Đinh lăng là cây sống nhiều năm, ưa ẩm, ưa sáng nhưng cũng chịu hạn, chịu bóng nhưng không chịu úng ngập. Cây có biên độ sinh thái rộng, phân bố trên khắp các vùng sinh thái, có thể phát triển trên nhiều loại đất nhưng tốt nhất là đất pha cát. Cây phát triển mạnh khi nhiệt độ dưới 25 độ C (từ giữa thu đến cuối xuân).
Phân loại cây đinh lăng
Đây là loài đang sử dụng nhiều nhất: đinh lăng lá tròn (Polyscias balfouriana Baill), đinh lăng trổ( Đinh lăng viền bạc), đinh lăng lá to (Đinh lăng ráng Polyscias filicifolia (Merr) Baill, đinh lăng đĩa (Polyscias scutellarius (Burm f) Merr), đinh lăng rang (lá 2 lần kép, thân màu xám trắng, tên gọi khác là Polyscias serrata Balf).
Theo dân gian, đinh lăng lá nhỏ có hai loại chính: Đinh lăng nếp và đinh lăng tẻ, kỹ thuật trồng loài cây này không quá khó
Đinh lăng nếp là loại lá nhỏ, xoăn, thân nhẵn, củ to, rễ nhiều và mềm, vỏ bì dày cho năng suất cao và chất lượng tốt, đây là loại hay được chọn để làm giống. Đinh lăng tẻ là loại lá sẻ thùy to, vỏ thân xù xì, màu xanh nhạt, củ nhỏ, rễ ít và cứng, vỏ bì mỏng, năng suất thấp. Loại này người dân không nên trồng.
Chuẩn bị trồng
Đinh lăng là loại cây chịu hạn, không ưa đọng nước, phát triển tốt ở vùng đất pha cát, tơi xốp, có độ ẩm trung bình. Khi trồng đại trà, diện rộng, người dân phải cày bừa làm đất tơi, lên luống cao 20cm, rộng 50cm. Nếu ở vùng đồi, người trồng phải cuốc hốc sâu 20cm, đường kính hố 40cm. Đinh lăng trồng bằng cách giâm cành và có thể trồng được cả bốn mùa nhưng tốt nhất là giữa xuân.
Cây đinh lăng đem lại hiệu quả kinh tế cao
Thời vụ: Người nông dân nên trồng vào mùa xuân, từ tháng 1-4. Vào mùa hè, cây được trồng cần phải giâm hom giống 20-25 ngày cho ra rễ mới đem trồng. Người trồng có thể giâm cành bằng cách đem hom cắm xuống đống cát để trong bóng mát, khoảng cách trồng: 40 x 50 cm hoặc 50x50 cm. Mật độ của cây là khoảng 40.000 đến 50.000 cây/ha.
Phân bón và kỹ thuật bón phân
Bón lót: Mỗi hecta, người dân nên bón lót 10- 15 tấn phân chuồng, 400- 500 kg phân NPK, bón toàn bộ lượng phân lót, tránh bón sát và hôm giống.
Bón thúc: Ở năm đầu, vào tháng 6 sau khi trồng, cây cần được bón thúc 8kg urê/sào bằng cách rắc vào má luống rồi lấp kín. Cuối năm thứ 2, vào tháng 9 sau đợt tỉa cành, cây nên được bón thêm phân chuồng 6 tấn/ha và 300 kg NPK+100 kg kali. Ngoài ra người trồng cần bón thúc vào mùa thu, vun đất phủ kín phân bón để cây có điều kiện phát triển mạnh vào năm sau
Kỹ thuật trồng
Người trồng đặt hom giống cách nhau 50cm, đặt nghiêng hom theo chiều luống, giữa các hom bón lót bằng phân chuồng 4kg/sào và 20kg phân NPK (tránh bỏ phân sát hom giống), sau đó lấp hom, để hở đầu hom trên mặt đất 5cm. Khi trồng xong, người dân nên phủ rơm rạ hoặc bèo tây lên mặt luống để giữ độ ẩm và tạo mùn cho đất tơi xốp. Nếu đất khô, người nông dân phải bơm nước ngập 2/3 luống hoặc tưới nước đảm bảo độ ẩm cho đất trong vòng 25 ngày nhưng không được để ngập nước, nếu trời mưa liên tục phải thoát nước ngay để tránh thối hom giống. Có hai cách trồng.
Một là kết hợp làm cảnh và thu dược liệu: Người dân có thể trồng thành từng hốc hoặc từng hàng thẳng tắp hoặc theo hình dáng tuỳ thích (hình thoi, vòng tròn, vòng ô voan...)
Trồng từng hốc: Người trồng đào hốc có đường kính 1m, sâu 35-40cm, lót đáy hố bằng miếng PE hay nilon cũ (để rễ cây tập trung trong hố, khi thu hoạch sẽ lấy gọn cả bộ rễ một cách dễ dàng). Sau đó, người dân trộn đất với phân chuồng hoai mục (10kg) cho đầy hố, nén đất xuống rồi trồng cây đã ươm vào, ba cây một hố theo hình tam giác đều, cây cách cây 50cm. Cây cần được tưới nước và ấn chặt đất xung quanh gốc, người chăm nên vun đất tạo thành vồng có rãnh thoát nước xung quanh. Nếu có, bèo tây ủ vào gốc để giữ ẩm là tốt nhất.
Loài cây này là một vị thuốc quý
Trồng theo hàng thẳng hoặc tạo hình dáng: Bước đầu tiên là người trồng đào băng rộng 40cm, sâu 35-40cm, lót nilon cũ hoặc PE cũ xuống đáy và trồng cây như trên (không đặt cây theo hình tam giác đều mà chỉnh theo hàng thẳng hoặc hình dáng định trồng).
Hai là trồng trên diện tích lớn: Người nông dân cần làm luống rộng 60cm, cao 35-40cm, bổ hốc thành hai hàng lệch nhau, cây cách cây 50cm. Bước tiếp theo là người dân cho phân hoai mục xuống, lấp đất mỏng, đặt cây đã ươm vào trồng, tưới nước rồi ấn chặt đất quanh gốc. Nếu cây được trồng trên đất dốc, người trồng phải làm luống theo đường đồng mức để tránh trôi màu, hạn chế thoát nước nhanh sau khi mưa.
Chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh
Đinh lăng là cây phát triển quanh năm, chịu hạn, ít sâu bệnh. Hầu như không cần sử dụng thuốc BVTV. Từ năm thứ 2 trở đi, người chăm cần tỉa bớt lá và cành, mỗi năm 2 đợt vào tháng 4 và tháng 9. Mỗi gốc chỉ nên để 1-2 cành to.
Đinh Lăng là cây phát triển quanh năm, chịu hạn và ít bị sâu bệnh hại. Giai đoạn đầu mới trồng, cây thường bị sâu xám cắt lá mầm và ăn vỏ thân, giai đoạn cây phát triển mạnh hầu như không bị sâu hại.
Tất cả các bộ phận của cây đều có công dụng trong y học
Trong giai đoạn đầu, người trồng cần chú ý phòng từ kịp thời tránh ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của cây. Người chăm bón có thể dùng thuốc hoặc bắt sâu bằng tay vào sáng sớm hoặc chiều muộn. Ngoài ra, người dân có thể dùng một số loại thuốc phòng trừ sâu xám như sau: Dùng thuốc đơn TP-Pentin 18EC, Basudin 50EC; Shecpain 36EC, Gottoc 250EC hoặc phối hợp hai loại thuốc khác nhau: Diptere 80WP + Karate 2,5EC, Sevin 40% + Sherpa 25EC, Ganoi 95SP + Abamectin 36EC, Regent 800WG + Sokupi 0,36AS… hoặc dùng một trong các loại thuốc sâu dạng hạt, bột như: Basudin 10H, Vibasu 10G, Furadan 3G, Regent 3G… trộn một phần thuốc với 10 phần đất bột khô rắc vào quanh gốc cây khi cấy trồng có tác dụng phòng trừ sâu xám rất tốt.
Thu hái, chế biến, bảo quản
Lá: Khi chăm sóc, người trồng cần tỉa bớt lá chỗ quá dầy. Khi thu vỏ rễ, vỏ thân , người thu nên thu hoạch lá trước, sau đó mới chọn hom giống. Lá thu được đem hong gió cho khô là tốt nhất (âm can), cuối cùng sấy cho thật khô.
Vỏ rễ, vỏ thân: Người nông dân có thể thu hoạch vào cuối thu năm thứ 2 (cây trồng 5 năm có năng suất vỏ rễ vỏ thân cao nhất). Rễ và thân câycần được rửa sạch đất cát, cắt rời rễ lớn, hong gió một ngày cho ráo nước (giúp bóc vỏ dễ hơn) để riêng từng loại vỏ thân, vỏ rễ sau khi bóc. Rễ nhỏ có đường kính dưới 10mm không nên bóc vỏ, loại đường kính dưới 5mm nên để riêng. Rễ cần được phơi, sấy liên tục đến khi khô giòn.
Phân loại: Loại I là vỏ, rễ cây loại có đường kính (lúc tươi) từ 10mm trở lên. Loại II là vỏ thân và vỏ rễ có đường kính dưới 10mm (vỏ thân gần gốc dày trên 2mm). Loại III là các loại rễ và vỏ thân mỏng dưới 2mm.
- Chú ý bệnh sưng rễ cải bắp (30/11/2016)
- Trồng rau cải ngọt an toàn (30/11/2016)
- Quy trình trồng cải xanh ngọt an toàn (30/11/2016)
- Quy trình sản xuất rau bắp cải an toàn (30/11/2016)
- Các biện pháp quản lý sâu và dịch hại trong sản xuất rau hữu cơ (30/11/2016)
- Kỹ thuật trồng cây kinh giới (30/11/2016)
- Pha chế thuốc trừ sâu thảo mộc cho rau an toàn (07/09/2016)
- Cách trồng rau trong thùng xốp (07/09/2016)
- Cách trồng và chăm sóc rau mồng tơi tại nhà (07/09/2016)
- Cách trồng rau mầm (07/09/2016)