Rau sạch được bán trên thị trường hiện nay chỉ chú trọng yếu tố sạch qua vẻ bề ngoài của rau chứ chưa đánh giá đúng các nguyên nhân gây ô nhiễm cho rau trồng. Có 4 nguyên nhân chính gây ô nhiễm cho rau trồng.
Do thói quen sử dụng thuốc BVTV và hạn chế rủi ro nên các nhà vườn chỉ sử dụng một số thuốc BVTV quen thuộc mà chưa tìm hiểu kỹ về xuất xứ nguồn gốc nhà sản xuất, miễn sao thuốc BVTV vừa rẻ, vừa có hiệu lực cao, vừa dễ mua. Mặc khác sự tuân thủ thời gian cách ly an toàn cho rau trước khi thu hoạch không được thực hiện (7- 10 ngày).Thời gian người trồng cách ly phổ biến là 3 ngày không cần phân biệt thuốc BVTV gì.
2. Hàm lượng Nitrat( N03) trong rau quá cao gây ô nhiễm ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng
Lượng Nitrat vào cơ thể người ở mức bình thường không gây độc, nhưng khi hàm lượng Nitrat vượt quá quy định có thể làm giảm hô hấp tế bào rối loạn trao đổi chất, gây phát triển các khối u, giảm khả năng kháng bệnh của cơ thể…Vì thế các nước nhập khẩu rau tươi đều phải kiểm tra hàm lượng Nitrat trước khi nhập hàng.
Các nguyên nhân làm dư lượng Nitrat tích lũy cao trong rau trồng
– Thời gian cách ly khi bón phân đạm lần cuối cùng cho rau không đúng theo hướng dẫn.
– Bón phân vô cơ không hợp lý, khi bón phân đạm cần bổ sung thêm phân lân, phân kali để giúp rau không tích lũy nitrat.
– Thời tiết âm u ít nắng hay trở lạnh sẽ làm rau tích lũy nitrat cao hơn bình thường.
3. Kim loại nặng ( KLN) gây ô nhiễm cho rau trồng
Kim loại năng không tự phân hủy nên có sự tích lũy trong dây chuyền thức ăn của hệ sinh thái. Một số KLN trong rau sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe con người như sau:
– Độc tính chì ( Pb): Trẻ em nhiễm chì sẽ bị chậm lớn, kém phát triển, người lớn thì bị tăng huyết áp suy tim.
– Độc tính của thủy ngân ( Hg): Thủy ngân vào cơ thể nó hòa tan trong mỡ, chất béo màng tế bào, não tủy, qua màng phổi ảnh hưởng hệ thần kinh trung ương.
– Độc tính của Cadimi ( Cd): Do Cd có thể thay thế Zn trong một số enzim gây rối loạn trao đổi chất. Các hợp chất của Cd trong nước, trong không khí, dung dịch, thức ăn đều gây độc có thể dẫn đến ung thư. Nguyên nhân gây ô nhiễm do Cd xuất phát từ nguồn nước thải hay trong đất. Chính vì thế không trồng rau trên đất phân được chế biến từ rác thải sinh hoạt.
4. Vi sinh vật gây ô nhiễm cho rau trồng
– E.coli là trực khuẩn đường ruột gây bệnh kiết lỵ tiêu chảy cho người và động vật.
– Salmonella là vi khuẩn sống hoại sinh trong hệ tiêu hóa, có thể lan truyền ra ngoài môi trường qua nguồn phân thải.
Không nên dùng nguồn phân hữu cơ chưa qua xử lý vi sinh để trồng rau, không sử dụng phân gia súc gia cầm tươi bón cho rau. Cần thiết phải ủ phân hữu cơ đến khi hoai mục thì mới dùng bón lót trồng rau.
- Kỹ Thuật Trồng Nấm Linh Chi Trên Gỗ Khúc (01/12/2016)
- Cách trồng nấm linh chi (01/12/2016)
- Cách trồng nấm linh chi trên bã mía cho năng suất tăng 15% (01/12/2016)
- Kỹ thuật trồng nấm mỡ (01/12/2016)
- Những Kinh Nghiệm Mới Trong Kỹ Thuật Trồng Nấm Rơm Bằng Cách Không Đậy (01/12/2016)
- Trồng nấm rơm kiểu mới (01/12/2016)
- Làm meo nấm rơm (01/12/2016)
- Kỹ thuật trồng nấm sò đùi gà (30/11/2016)
- Kỹ thuật trồng đậu đũa (30/11/2016)
- Kéo dài thời gian thu hoạch đậu đũa (30/11/2016)