THÔNG TIN HỎI ĐÁP

Hình ảnh hoạt động

Website ngành

Thống kê truy cập

Số lượt truy cập: 3221914

Đang online: 331

Tin tức - Sự kiện

Áp dụng công nghệ xử lý chống lún cho đường bộ
23/07/2015

Hiện tượng hư hỏng hằn lún vệt bánh xe trên mặt đường bê tông nhựa mới chỉ xuất hiện tại Việt Nam từ khoảng năm 2008 đến nay khi lượng xe tải nặng xuất hiện nhiều trên đường, kết hợp với yếu tố biến đổi khí hậu. Hư hỏng này xảy ra phổ biến trên mặt đường bê tông nhựa tại các tuyến đường chính có lưu lượng xe lớn, nhiều xe tải nặng chạy qua khiến xã hội và người dân rất quan tâm.

Sau khi thi công với RE-ASCON

Hằn lún vệt bánh xe trên mặt đường bê tông nhựa

Thời gian qua, hiện tượng hư hỏng hằn lún vệt bánh xe trên mặt đường bê tông nhựa đã xảy ra cục bộ tại một số dự án, gây ảnh hưởng đến khả năng khai thác và tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông. 

Theo ông Bùi Ngọc Hưng, Viện Khoa học và Công nghệ Giao thông Vận tải, Bộ Giao thông Vận tải, năm 2014, có tới 10% chiều dài mặt đường tại các dự án trên Quốc lộ 1 đoạn Thanh Hóa – Hà Tĩnh bị hằn lún vệt bánh xe. Năm 2015 tỉ lệ này là 3,46%. Hiện tượng hằn lún vệt bánh xe bắt nguồn từ những điểm “chưa hợp lý” trong khâu lựa chọn vật liệu, trộn và thi công lớp bê tông nhựa hay thiết kế kết cấu mặt đường.

Ông Hưng cho biết, tại Việt Nam hiện nay, hằn lún vệt bánh xe chủ yếu là dạng chảy dẻo bê tông nhựa. Hầu hết nguyên nhân hằn lún vệt bánh xe xảy ra trong lớp bề mặt bê tông nhựa chủ yếu liên quan đến chất lượng thi công lớp mỏng và lớp bê tông nhựa, kiểm soát vật liệu đầu vào của hỗn hợp bê tông nhựa, lựa chọn vật liệu và thiết kế hỗn hợp bê tông nhựa và quản lý khai thác và bảo trì mặt đường. 

Cùng với đó là do nhiệt độ mặt đường cao vào mùa hè do biến đổi khí hậu, lượng xe lưu thông lớn, vẫn còn xe quá tải. Mặc dù đã có những giải pháp kiểm soát những xe quá tải nhưng vẫn chưa triệt để. 

Về lâu dài, theo ông Hưng, cần tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện các tiêu chuẩn về thiết kế và thi công cũng như kết cấu mặt đường phù hợp với điều kiện khí hậu, nhiệt độ, lưu lượng, tải trọng xe ở các vùng miền khác nhau.

Giải pháp từ công nghệ 

Từ thực tế trên, Bộ Giao thông Vận tải đã chỉ đạo các tổ chức liên quan tìm nguyên nhân và đề xuất các giải pháp khắc phục hư hỏng hằn lún vệt bánh xe. Nhiều văn bản đã được ban hành nhằm khắc phục hư hỏng hằn lún vệt bánh xe. Viện Khoa học và Công nghệ Giao thông Vận tải đã nghiên cứu đề xuất các giải pháp giảm thiểu hư hỏng hằn lún vệt bánh xe tại Việt Nam. Ví dụ như giải pháp phân khu khí hậu mặt đường mềm; nghiên cứu thực nghiệm, đánh giá, lựa chọn bê tông nhựa thích hợp cho đường có giao thông quy mô lớn, tải trọng nặng… 

Bộ Khoa học và Công nghệ đã chỉ đạo các đơn vị chức năng tìm kiếm giải pháp công nghệ phù hợp để xử lý nền đất yếu, chống lún cho các công trình giao thông, đặc biệt là giải pháp xử lý hư hỏng hằn lún vệt bánh xe mặt đường bê tông nhựa từ các kết quả nghiên cứu, áp dụng thành công tại Hàn Quốc và một số quốc gia giác.

Trước khi thi công với RE-ASCON

Tại Hội thảo giới thiệu về công nghệ xử lý chống lún cho các công trình đường bộ diễn ra mới đây tại Hà Nội, các chuyên gia Việt Nam và Hàn Quốc đã làm rõ các vấn đề về hiện trạng, khả năng áp dụng và chuyển giao công nghệ cho Việt Nam. 

Ông Hưng đề xuất, trước mắt, cần phải điều chỉnh thiết kế phù hợp cho các đoạn tuyến qua khu công nghiệp, khu đông dân cư – những khu vực có lưu lượng xe nặng và mật độ xe lớn cục bộ.

Chuyên gia đến từ Hàn Quốc đã đề xuất những giải pháp công nghệ nhằm đề phòng tai nạn giao thông do sự lún đường chịu quá tải, giúp loại bỏ các yếu tố gây mất cảm giác lái của phương tiện lưu thông. Đồng thời ngăn ngừa sự lão hóa, nhiệt hóa của lớp bề mặt nhựa đường, kéo dài tuổi thọ của nhựa đường.

Hai công nghệ được giới thiệu là công nghệ gia cố và phục hồi tầng đất yếu (GPCON) và công nghệ tái sinh bề mặt nhựa đường (RE-ASCON). GPCON là công nghệ sử dụng áp lực căng nở của Polyurethan cường độ cao, có tác dụng cân bằng, gia cố và phục hồi tính ổn định cho lớp nền đất yếu như cấu trúc bê tông, đê chắn quy mô lớn… So với công nghệ đang sử dụng phổ biến là kích bằng vữa xi măng, công nghệ GPCON có ưu điểm là thời gian hóa cứng nhanh (15 phút so với trên 3h), thời gian hạn chế lưu thông giảm (một ngày so với ba, bốn ngày), trọng lượng vật liệu nhẹ bằng 1/10 trọng lượng của xi măng, thời gian thi công ngắn. GPCON không ô nhiễm môi trường do sử dụng các vật liệu thân thiện với môi trường. Tại Hàn Quốc, GPCON được sử dụng cho đường cao tốc, cảng, đường sắt, sân bay, cầu, khu dân cư, thương mại, trong các khu công nghiệp.

RE-ASCON là công nghệ sửa chữa, gia cố nhựa đường giúp nâng cao hiệu quả chống thấm cho bề mặt nhựa đường đã bị lão hóa. RE-ASCON có ưu điểm là thân thiện với môi trường, tuổi thọ công trình cao (4-5 năm), thời gian phục hồi lưu thông nhanh (1-2 giờ), có khả năng ngăn chặn tia tử ngoại, khả năng chống thấm rất tốt. 

Áp dụng công nghệ mới, tiên tiến trong lĩnh vực xây dựng, phát triển hạ tầng giao thông vận tải của Hàn Quốc tại Việt Nam sẽ góp phần giải quyết các vấn đề cấp bách hiện nay trong lĩnh vực xây dựng và phát triển hạ tầng giao thông, nâng cao vai trò của khoa học và công nghệ đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của nước nhà. 

Tin khác

xã Tóc Tiên xã Long Tân xã Suối Nghệ xã Phước Long Thọ xã Phước Thuận xã An Ngãi xã Bình Châu Khu dân cư số 1 xã Cù Bị Huyện Xuyên Mộc xã Phước Hội xã Bàu Lâm