Số lượt truy cập: 3088910
Đang online: 15
Các nhà nghiên cứu cũng cảnh báo, việc chuyển đổi tế bào gốc thành tế bào xương không phải là giải pháp cho người mắc bệnh loãng xương, nhưng mang lại lợi ích cho các trường hợp gãy xương hoặc thay khớp háng, đặc biệt là đối với người già.
TS. Janet Rubin, Giáo sư y khoa tại trường Đại học North Carolina và là đồng tác giả nghiên cứu cho rằng những gì họ đã phát hiện thấy, có thể là phương thức tuyệt vời để khởi động quá trình hình thành xương tại vị trí cụ thể. Tuy nhiên, điều này sẽ không giải quyết được căn bệnh loãng xương, liên quan đến việc mất xương trong toàn bộ khung xương.
Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy loại protein có tên là actin, tạo thành các sợi trong phần tế bào chất, một bộ khung của tế bào. Họ hy vọng, khi đưa cytochalasin D vào một tế bào gốc, nó sẽ phá vỡ actin trong khung tế bào và cản trở khả năng trở thành tế bào xương của nó.
Tuy nhiên, các nhà khoa học đã phát hiện thấy actin di chuyển về phía hạt nhân của các tế bào, làm cho chúng trở thành nguyên bào xương. Các nhà nghiên cứu đã thử nghiệm hiện tượng này bằng cách phá hủy bộ khung tế bào, nhưng không cho phép actin đi vào nhân tế bào, do đó, các tế bào không trở thành tế bào xương.
Sau đó, nhóm nghiên cứu đã thử nghiệm tiêm các tế bào gốc mới vào chuột và kết quả là cytochalasin D kích thích sự phát triển của xương.
"Xương hình thành nhanh", GS. Rubin nói. "Các dữ liệu và hình ảnh vô cùng rõ nét, bạn không cần phải là một chuyên gia về xương để xem những gì cytochalasin D đã tác động trong một tuần trên chuột".