THÔNG TIN HỎI ĐÁP

Hình ảnh hoạt động

Website ngành

Thống kê truy cập

Số lượt truy cập: 3109747

Đang online: 9

Chi tiết hỏi đáp

Lĩnh vực: Chăn nuôi
  Hỏi: Kỹ thuật nuôi và chăm sóc chim sâm cầm?
  Đáp:

Đặc điểm 

Kỹ thuật nuôi chim sâm cầm hiện được nhiều người áp dụng bởi ngoài giá trị dinh dưỡng sâm cầm còn mang lại lợi ích kinh tế cực lớn cho bà con nông dân. 

Thực chất, chim sâm cầm là một loài chim vừa có thể bay vừa có thể bơi dưới nước. Ngoài tên sâm cầm chúng còn có tên gọi là cốc vộc, thân chỉ nhỉnh hơn con le le chút ít, nặng chừng dăm bảy lạng. Đầu và cổ chim có lông đen, mỏ nhọn màu vàng nhạt đặc biệt có mào là một cục thịt màu trắng ngà hơi nhú lên. Chân cao màu lục xám nhạt, có 4 ngón, 2 ngón giữa có 3 đốt, 2 ngón bên có 2 đốt; các ngón đều có màng mỏng khá rộng.

Khi thời tiết băng giá vào mùa đông, chim sâm cầm di cư về phía Nam và phía Tây. Loài chim này từng di cư về Việt Nam, là loài đặc sản của vùng hồ Tây, Hà Nội.

Kỹ thuật nuôi và chăm sóc Sâm cầm ‘vét túi’ đại gia Việt - ảnh 1

 Kỹ thuật nuôi chim sâm cầm cũng không khác so với gà, vịt. Ảnh minh họa

Kỹ thuật nuôi chim sâm cầm

Trong kỹ thuật nuôi chim sâm cầm việc xây dựng chuồng nuôi khá quan trọng. Nhưng cũng giống như nuôi gà nên chuồng nuôi không cần quá cầu kỳ có thể tận dụng chuồng nuôi cũ, nhà kho sau đó cải tạo lại thành một chuồng nuôi khép kín với những dây thép gai xung quanh. Nền chuồng phải đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, thoáng mát để giúp chim được vận động thoải mái.

Tùy thuộc vào số lượng cũng như chuồng trại của người nuôi mà thiết kế khác nhau. Thường mật độ nuôi thả từ khoảng 2 đến 3 con/m2. Nếu không nuôi dưới ao hồ mà nuôi trên cạn cần phải làm các bể nước cho chim. Bể nước không chỉ là nơi chim bay nhẩy, tắm còn là nơi đựng nước uống cho chim. Tuy nhiên cần phải giữ sạch sẽ, sử dụng nguồn nước không ô nhiễm và nên thay vài ngày một lần. Nếu thiết kế bể cần cho một số cây thủy sinh như bèo nhúm hoặc lục bình...Chuồng nuôi nên đặt ở dưới tán cây to để làm bóng mát cho sâm cầm nghỉ ngơi.

Vì đây là loài biết bay nên để hạn chế tối đa chi phí làm chuồng có nóc bạn chỉ cần cắt một phần cánh một bên để chúng không bay ra khỏi chuồng. Việc làm này cần thực hiện một năm vài lần nhưng phải trước thời kỳ chúng đẻ trứng.

Thức ăn

Nguồn dinh dưỡng chủ yếu của chim sâm cầm là thực vật dưới đáy ao hồ. Ngoài ra bạn còn phải cho chúng ăn các loại cây mầm như lúa, ngô, khoai, cỏ... Trong thời kỳ chúng đạt tỷ lệ vài lạng nên cho ăn thêm thức ăn công nghiệp. Đặc biệt nếu có điều kiện bạn cũng tẩm bổ sâm cho chúng để thịt được thơm ngon đặc trưng cũng là để tăng sức đề kháng cho chim. Nếu không có điều kiện mua sâm có thể cho chim ăn rể cây đinh lăng cũng khá tốt.

Kỹ thuật nuôi và chăm sóc Sâm cầm ‘vét túi’ đại gia Việt - ảnh 3

Kỹ thuật nuôi chim sâm cầm cũng cần phải đề phòng dịch cúm gia cầm. Ảnh minh họa 

Phòng bệnh

Nuôi chim sâm cầm cũng rất dễ bị tiêu chảy, dịch cúm gia cầm và viêm phổi. Do đó bạn cần áp dụng các biện pháp phòng bệnh bằng cách tiêm chủng phòng dịch bệnh cho chim từ khí chúng còn nhỏ. 

Giá trị dinh dưỡng

Thịt chim sâm cầm mềm, màu đỏ tươi, được chế biến rất cầu kỳ thành những món ăn ngon đặc sắc như quay, rán, hầm, nướng quả. Rượu sâm cầm dùng làm thuốc mạnh gân xương, chân tay cứng cáp, bớt đau mỏi, lao động khỏe và dai sức, đặc biệt rất tốt cho những người cao tuổi.

Từ xưa, chim sâm cầm là một trong những cống phẩm hàng đầu để tiến vua. Vì là một món ăn thượng hạng nên loại chim di cư từ phương Bắc này có giá không hề mềm. Hiện, một con sâm cầm được nuôi trong các trang trại nặng khoảng 0,5kg có giá khoảng 900.000 đồng. Chim đánh bắt trong tự nhiên sẽ có giá cao hơn. 

Nguồn tư liệu: Vietq.vn

Câu hỏi cùng lĩnh vực

xã Tóc Tiên xã Long Tân xã Suối Nghệ xã Phước Long Thọ xã Phước Thuận xã An Ngãi xã Bình Châu Khu dân cư số 1 xã Cù Bị Huyện Xuyên Mộc xã Phước Hội xã Bàu Lâm