TRANG CHỦ Tổng quan về xã Hoạt động địa phương Cải cách hành chính Lịch công tác tuần SƠ ĐỒ WEB Liên hệ Tìm kiếm
Thứ Bảy, 20/4/2024
Hỏi-đáp
Tin hoạt động-KHCN
Dịch vụ
PHÔNG UNICODE
Gương làm kinh tế giỏi
Sản phẩmPhim KH&CN
Tài liệu KHCN
Văn bản pháp quy
Sức Khỏe và Đời Sống
Gương Người tốt việc tốt
WEBSITE CÁC XÃ
Trao đổi trực tuyến
longttkhcn
quangnv2k
WEBSITE KHÁC
HÌNH ẢNH
 

Biển Hồ Cốc

Vườn thanh long xã Bưng Riềng

Mô hình trồng cây hồ tiêu

dự án trồng thanh long ruột đỏ theo tiêu chuẩn VietGap tại xã Bưng Riềng (huyện Xuyên Mộc).

Lượt truy cập: 383049
  TÀI LIỆU KHCN

  Cách bón phân cho cây sầu riêng đạt sản lượng cao
16/05/2018

Bón phân là giai đoạn quan trọng và cần thiết trong quá trình chăm sóc để cây sầu riêng sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh cho năng suất cao ổn định qua nhiều năm, giúp cây tăng sức đề kháng cùng khả năng chống chịu sâu bệnh tốt.

Việc bón phân ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng đậu trái của sầu riêng nhất là trước và sau thời điểm thu hoạch 1 tháng. Lúc này hộ trồng cần phải bón bổ sung thêm kali cho cây trồng để nâng cao chất lượng trái, không chỉ có kali mà một sô loại phân khác cũng cần được bón kết hợp cùng đó là những loại nào và cách bón ra sao hãy cùng tìm hiểu với chongiong.com nhé.

Kỹ thuật bón phân sầu riêng cho năng suất cao

Vào những năm đầu khi cây chưa cho trái bà con hãy bón thêm phân hữu cơ để cây sinh trưởng mạnh và phát triển tốt, cứ mỗi năm nên bón từ 10 – 20 kg phân hữu cơ/ gốc khi bón kết hợp thêm phân vô cơ bón theo liều lượng được hướng dẫn chi tiết ở bảng bên dưới.

Từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển khác nhau của cây mà thời kì đậu trái trước và sau thu hoạch cũng sẽ khác nhau.

Công thức lẫn số lần bón như sau:

+ Lần 1: Khi thu hoạch trái xong bà con nông dân nên bón thêm phân chuồng đã hoai mục từ 20 – 30 kg/1 cây công đoạn bón được thực hiện sau khi đã tỉa bỏ hết những cành sâu bệnh hay những cành mọc hướng bên trong. Bón bổ sung thêm phân vô cơ có hàm lượng đạm cao với công thức M:P:K:Mg tỷ lệ 18:11:5:3 hoặc 15:15:6:4. Khu vực bón là xung quanh rìa tán, tưới nước sau khi bón nhầm mục đích giúp cây hấp thụ được tốt hơn. Khi bón càng nhiều đạm cây càng nhanh chóng phục hồi cho cành lá sum xuê lấy lại sức hứa hẹn cho một mùa bội thu nữa.

+ Lần 2: Bón vào thời cây ra hoa khoảng 30 – 40 ngày đầu bón bổ sung thêm phân vô cơ có hàm lượng lân cao nhầm tăng tỷ lệ ra hoa và đậu trái cho cây. Công thức bón hợp lý N:P:K với tỷ lệ 10:50:17.

+ Lần 3: Để quả nhanh phát triển và đạt kích thước lớn, ngăn ngừa quả rụng non bà con nên bón thêm phân kali cho cây khi trái lớn bằng quả chôm chôm. Bón theo công thức N:P:K:Mg và tỷ lệ 12:12:17:2.

+ Lần 4: Chính là đợt bón phân quan trọng nhất cần chú ý bổ sung thêm một lượng kali vừa đủ để tăng chất lượng trái khi bán ra thị trường sẽ bán được với giá thành cao. Đối với những gốc sầu riêng đã thành thục có đường kính tán 6 – 8 m nên bón 3 – 4 kg/ cây/ lần bón, lượng K2SO4 từ 1 – 1,5 kg tương đương với 10 – 13,5 kg/ năm.

 

Để chất lượng quả ổn định không bị sượng hay cơm bị nhão bà con nên bón bổ sung thêm một số loại phân bón lá bên trong có chứa hàm lượng kali cao. Thời điểm phun phân bón lá là sau tuần thứ 5 kể từ thời điểm cây đậu quả mỗi tuần phun một lần một vụ có thể phun 5 lần. Không nên sử dụng những loại phân bón lá có chứa hàm lượng đạm cao vì đạm cao sẽ kích thích lá phát triển và phẩm chất của trái sẽ bị ảnh hưởng.

Lưu ý với bà con trồng sầu riêng rằng phân bón là chỉ là sản phẩm dùng phụ để tăng thêm phẩm chất cho cây sầu riêng. Bà con nông dân không nên sử dụng chúng để thây thế cho những loại phân bón gốc, không lạm dụng, tuyệt đối không được sử dụng những loại phân mà thành phần của chúng có chứa Clo để bón cho sầu riêng vì Clo làm ảnh hưởng trực tiếp đến phẩm chất của quả.

 

|

  
Trang KHCN phục vụ nông thôn
LOGO
Bản quyền thuộc Uỷ Ban Nhân Dân xã Bưng Riềng, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Điện thoại: (84.064) 3 878 111 - Fax: (84.064) 3 878 111
Đơn vị thiết kế: Trung tâm Tin học và Thông tin KHCN Bà Rịa - Vũng Tàu