TRANG CHỦ Tổng quan về xã Hoạt động địa phương Cải cách hành chính Lịch công tác tuần SƠ ĐỒ WEB Liên hệ Tìm kiếm
Thứ Năm, 25/4/2024
Hỏi-đáp
Tin hoạt động-KHCN
Dịch vụ
PHÔNG UNICODE
Gương làm kinh tế giỏi
Sản phẩmPhim KH&CN
Tài liệu KHCN
Văn bản pháp quy
Sức Khỏe và Đời Sống
Gương Người tốt việc tốt
WEBSITE CÁC XÃ
Trao đổi trực tuyến
longttkhcn
quangnv2k
WEBSITE KHÁC
HÌNH ẢNH
 

Biển Hồ Cốc

Vườn thanh long xã Bưng Riềng

Mô hình trồng cây hồ tiêu

dự án trồng thanh long ruột đỏ theo tiêu chuẩn VietGap tại xã Bưng Riềng (huyện Xuyên Mộc).

Lượt truy cập: 384078
  TÀI LIỆU KHCN

  Kỹ thuật trồng, chăm sóc dưa hấu đón noel và tết nguyên đán
04/12/2014

Dưa hấu là một loại rau quả được nhiều người ưa chuộng vì vị ngon ngọt, thanh mát và đặc biệt không thể thiếu trong dịp Tết cổ truyền của người dân Việt Nam. Mặc dù hiện nay dưa hấu có thể trồng quanh năm, song dưa Tết vẫn được nông dân trồng nhiều nhất và được tiêu thụ mạnh nhất trong năm. Ngoài những loại dưa dùng để ăn trong những ngày tết thì việc sử dụng dưa hấu để chưng trong mâm ngủ quả là một phong tục của ông bà ta ngày xưa với mong muốn năm mới luôn có những điều tốt đẹp, may mắn nhất cho cả gia đình. Vì vậy, ngoài yếu tố phẩm chất thì người tiêu dùng còn quan tâm đến vẽ đẹp bên ngoài của dưa. Để có quả dưa hấu to, ngon và đẹp, thu hoạch đúng tết, nông dân cần chú ý đến nhiều yếu tố trong kỹ thuật canh tác dưa hấu.

 

Thời vụ trồng: Dưa có khả năng thích nghi rất lớn với điều kiện thời tiết nên có thể mở rộng thời vụ gieo trồng quanh năm. Có hai thời điểm gieo trồng đón tết như sau:

 

- Dưa thu hoạch vào dịp Noel: Gieo từ 20/9 đến 1/10 dương lịch, giai đoạn mới trồng gặp mưa cuối mùa dễ bị hư hại cây con.

 

- Dưa hấu thu hoạch vào dịp tết: Gieo hạt khoảng 5-15/10 âm lịch, năm nay tương ứng với 23/11-3/12 dương lịch, thu hoạch vào dịp tết Nguyên Đán. Vụ này thời tiết thuận lợi cho sự ra hoa, đậu quả nhưng dễ bị bọ trĩ gây hại do chúng lan truyền từ vụ dưa hấu Noel.

 

Chọn giống: Các giống dưa hấu phổ biến hiện nay có thể vừa ăn trong mấy ngày tết và dùng chưng mâm ngủ quả:

 

- Sugarbaby: Giống thụ phấn tự do, được trồng lâu đời, quả tròn nặng khoảng 3-7 kg, ruột đỏ, dễ bong ruột, hạt đen, vỏ mỏng chịu được chuyên chở xa, thời gian sinh trưởng 65-70 ngày.

 

- Dưa hấu An Tiêm: Các giống an tiêm đều sinh trưởng mạnh, thích nghi rộng chống chịu bệnh tốt, dễ ra hoa, đậu trái, năng suất cao và phẩm chất tốt, trọng lượng quả 6-9 kg, thời gian sinh trưởng 65-75 ngày, năng suất 25-45 tấn/ha tùy giống dưa. Hiện nay đã có các giống An Tiêm 94, An Tiêm 95, An Tiêm 98, An Tiêm 100. Các giống dưa An Tiêm đang dần thay thế dưa sugarbaby. Thích nghi rộng với điều kiện thời tiết, đất đai khác nhau, nên rất thích hợp canh tác trong vụ Noel và dưa sau tết.

 

Khoảng cách trồng: Khoảng cách trồng có ảnh hưởng trực tiếp đến độ lớn của trái. Không nên trồng quá dày. Khoảng cách thường áp dụng trong sản xuất là 2,5-3m (hàng cách hàng) x 0,4-0,7m (cây cách cây). Mật độ thay đổi từ 500-1.000 cây/m2 đất. Dưa hấu Tết cần trái lớn để chưng nên trồng thưa 500-650 cây/m2.

 

Chăm sóc sau khi trồng

 

- Bón phân: Phân bón ảnh hưởng rất lớn đến phẩm chất trái dưa. Để dưa hấu có năng suất và phẩm chất cao cần chú ý đến thời kỳ bón phân và số lượng phân bón một cách cân đối hợp lý. Tùy vào độ màu mỡ của đất mà lượng phân bón khác nhau.

 

- Rải phân lót: 50-80 kg vôi + 1-2 tấn phân chuồng (hoặc 50-100 kg phân hữu cơ vi sinh) + 30 kg phân Sitto Phat 16-16-8-15SiO2+TE.

 

- Sau khi đặt bầu 3-4 ngày (gieo hạt 5-7 ngày): dùng DAP hoặc urê pha loãng (0,2-0,3%) tưới vào buổi chiều, 2 ngày/lần, tăng lượng phân vào các lần tưới sau.

 

- Bón thúc lần 1 (18 - 20 ngày sau khi gieo): rải 30 kg phân Sitto Phat 16-16-8-15SiO2+TE phía dây dưa bò, vén màng phủ cách gốc 20 cm đến bìa luống, tưới nước đậy màng phủ lại. Kết hợp 5 - 7 kg Urê 2 lần trước và sau rải phân.

 

- Bón thúc lần 2 (35 - 40 ngày sau khi gieo): rải 30 kg 16-8-16-12SiO2+TE phía ngược lại (phía không có dây dưa bò), cũng tưới nước cho ướt phân rồi đậy màng phủ.

 

- Bón thúc lần 3 (48-55 ngày sau khi gieo): Tưới 5 - 7 kg Kali nitrate hoặc Kali Clorua.

 

- Sửa dây và tỉa nhánh

 

Sửa dây cũng là một kỹ thuật cần thiết trong việc trồng dưa hấu. Việc sửa dây cho dưa hấu được tiến hành khi dây bắt đầu bỏ vòi (khoảng 20 ngày sau khi xuống bầu). Cho các dây bò song song nhau theo thứ tự thẳng gốc với hàng trồng. Không để dây quấn chồng lên nhau, gây khó khăn trong việc chấm nụ, tuyển trái và ảnh hưởng khả năng quang hợp của cây, đồng thời tạo điều kiện cho sâu bệnh phát triển. Khi ngọn dưa chưa bò ra khỏi màng phủ cần chặt nhánh bằng cây có chặn ba ghim xuống đất thủng màng phủ để giữ ngọn dưa

 

Trước khi lấy quả, mỗi cây nên tỉa chừa lại 1 thân chính và 1 đến 2 dây nhánh phụ (dây chèo). Nên tỉa nhánh sớm khi mới vừa lú ra 5-7 cm. Tỉa bỏ tất cả các dây chèo và các dây bơi ra sau để tập trung dinh dưỡng nuôi quả, cũng có thể ngắt ngọn sau khi đã để quả có chu vi cở 2 gang tay .

 

- Úp nụ (thụ phấn bổ sung)

 

Trong thời kỳ ra hoa rộ, khi dây dưa dài khoảng 1,5m (35-40 ngày sau khi gieo) thường tiến hành thụ phấn nhân tạo (nông dân còn gọi là úp nụ). Đây là kỹ thuật rất cần thiết trong canh tác dưa hấu, giúp cho trái có độ đồng đều cao, dễ chăm sóc. Trồng dưa hấu thì phải úp nụ, vì mỗi cây dưa hấu chỉ giữ một trái, trái càng to thì càng có giá trị nên người trồng dưa phải chủ động úp nụ, lấy trái đúng vị trí trên thân, trái sẽ phát triển như mong muốn. Úp nụ thường được tập trung 4-7 ngày. Chọn hoa đực tốt úp vào nướm nhụy của hoa cái. Thời gian úp nụ càng ngắn càng tốt, tiến hành vào 7-9 giờ sáng trong thời kỳ hoa trổ rộ.

 

Để tăng hiệu quả thụ phấn, trước khi úp nụ bà con nên phun sản phẩm Calcium Boron nhằm tăng sức sống hạt phấn hoa đực và khả năng nhận phấn của hoa cái, đồng thời phòng ngừa nấm bệnh tấn công.

 

- Tuyển quả

 

Để cho trái dưa hấu to, chỉ nên để một trái/dây. Việc tuyển trái tiến hành khoảng 40-45 ngày sau khi gieo. Khi trái bằng trái chanh, chọn trái thứ ba trên dây chính. Nếu trên dây chính không tuyển trái được thì chọn trái thứ hai trên dây nhánh (vị trí lá thứ 8-14). Chọn trái đầy đặn, cuống to dài, có nhiều lông tơ thẳng, không sâu bệnh.

 

Ngoài ra, chăm sóc trong giai đoạn mang trái cũng là yếu tố giúp trái dưa hấu đẹp, tăng giá trị thương phẩm. Khi trái lớn bằng trái cam, nếu giống dưa trái tròn, trong mùa nắng thì nên sửa cho trái đứng để trái phát triển đồng đều. Còn trong mùa mưa, nên để trái nằm ngang, tránh đít trái tiếp xúc với mặt đất ẩm ướt dễ bị nấm bệnh tấn công. Trong quá trình trái phát triển thỉnh thoảng trở bề để trái đẹp và màu vỏ trái xanh đều. Chỉ để trái đứng khoảng 10 ngày trước khi thu hoạch.

 

Thận trọng trong việc sử dụng phân bón lá và thuốc kích thích sinh trưởng. Những loại này có tác dụng giúp thân, lá, trái phát triển nhanh nhưng thường làm phẩm chất trái giảm và cây chống chịu kém với điều kiện bất lợi của ngoại cảnh. Giúp trái dưa hấu đẹp, tăng giá trị thương phẩm và chống nứt trái nên sử dụng Nông Phú 666 hoặc Calcium Boron định kỳ theo khuyến cáo của sản phẩm.

 

Thu hoạch: Dưa hấu được thu hoạch khi có độ chín 80-90%, khoảng 60-70 ngày sau khi trồng tuỳ theo điều kiện vận chuyển đến thị trường tiêu thụ xa hay gần. Thường khoảng 25-30 ngày sau khi chấm dứt thụ phấn. Cần ngưng nước 4-5 ngày trước khi thu hoạch giúp dưa ngon ngọt, để dành được lâu và ít bị bể khi vận chuyển. Việc ngưng tưới phân và phun thuốc 10 ngày trước khi thu hoạch nhằm bảo đảm phẩm chất dưa sạch cho người tiêu dùng.

 

Phòng trừ sâu bệnh: Đối với dưa hấu tết cần chú ý các loại sâu bệnh hại như sau: Rầy lửa, bọ trĩ (Bù lạch); Rệp dưa, rầy nhớt; Sâu ăn tạp, sâu ổ, sâu đàn; Sâu ăn lá. Bệnh chạy dây, ngủ ngày, chết muộn, héo rũ; Bệnh héo cây con, héo tóp thân; Bệnh thán thư; Bệnh bả trầu, nứt thân chảy nhựa; Bệnh đốm phấn. Cần ngưng phun thuốc khoảng 7-10 ngày trước khi thu hoạch quả.

 

|

  
Trang KHCN phục vụ nông thôn
LOGO
Bản quyền thuộc Uỷ Ban Nhân Dân xã Bưng Riềng, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Điện thoại: (84.064) 3 878 111 - Fax: (84.064) 3 878 111
Đơn vị thiết kế: Trung tâm Tin học và Thông tin KHCN Bà Rịa - Vũng Tàu