TRANG CHỦ Tổng quan về xã Hoạt động địa phương Cải cách hành chính Lịch công tác tuần SƠ ĐỒ WEB Liên hệ Tìm kiếm
Thứ Sáu, 26/4/2024
Hỏi-đáp
Tin hoạt động-KHCN
Dịch vụ
PHÔNG UNICODE
Gương làm kinh tế giỏi
Sản phẩmPhim KH&CN
Tài liệu KHCN
Văn bản pháp quy
Sức Khỏe và Đời Sống
Gương Người tốt việc tốt
WEBSITE CÁC XÃ
Trao đổi trực tuyến
longttkhcn
quangnv2k
WEBSITE KHÁC
HÌNH ẢNH
 

Biển Hồ Cốc

Vườn thanh long xã Bưng Riềng

Mô hình trồng cây hồ tiêu

dự án trồng thanh long ruột đỏ theo tiêu chuẩn VietGap tại xã Bưng Riềng (huyện Xuyên Mộc).

Lượt truy cập: 384374
  TÀI LIỆU KHCN

  Quy trình trồng ớt đạt năng suất cao
10/12/2014

Cây ớt là cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao, thời gian trồng đến khi thu hoạch ngắn nên dễ thu hồi vốn đầu tư. Hiện nay diện tích trồng ớt tại nước ta đang được mở rộng trên nhiều tỉnh thành như Tiền Giang, Long An,Lâm Đồng, Vĩnh Phúc, Thái Bình, Nam Định…. Tuy nhiên, để đạt được lợi nhuận cao nhất, ngoài việc chọn đúng giống tốt, bà con cũng phải tuân thủ một số yêu cầu kỹ thuật chăm sóc như sau.

 

 

 

GIỐNG: Hiện tại trên thị trường có rất nhiều giống ớt cho năng suất phẩm chất khác nhau như: Giống ớt Chỉ thiên 907 (cho thu hoạch sau trồng 70-75 ngày); Giống ớt Cay 2048 (cho thu hoạch 80-85 ngày sau trồng); Ớt Chìa Vôi Ấn Độ (cho thu hoạch sau trồng 70-75 ngày). Đó là các giống ớt cay đang có ưu thế cho năng suất cao, kháng bệnh tốt…

CHUẨN BỊ ĐẤT: Đất phải cày bừa kỹ, làm sạch cỏ trước khi trồng, trong khi làm đất bà con nên kết hợp bón vôi với lượng 100 kg/sào (1000m2). Lên liếp cao 20-25 cm so với rãnh, mặt liếp rộng 0,6-1,4m tuỳ theo trồng hàng đơn hay hàng đôi.

- Trồng hàng đôi theo kiểu nanh sấu hàng cách hàng 80cm, cây cách cây 60cm.

- Trồng hàng đơn theo hàng cách hàng 1m, cây cách cây 50cm.

Để hạn chế sâu bệnh và cỏ dại, sau khi lên luống xong bà con nên trải bạt (loại 2 mặt đen và trắng) rồi đục lỗ theo mật độ trồng như trên.

GIEO HẠT: Để tiết kiệm hạt giống, dễ chăm sóc lúc cây còn nhỏ và độ đồng đều của cây khi đem trồng, bà con nên gieo hạt trong vườn ươm. Lượng giống cần cho 1 công (1000m2) khoảng 20 gam. Trước khi gieo nên ngâm vào nước ấm (3 sôi 2 lạnh) từ 1-2 giờ, sau đó vớt ra rửa sạch rồi ủ trong khăn ẩm khoảng 30-36 tiếng khi hạt nứt mép thì đem gieo vào bầu trong vườn ươm, gieo xong lấp một lớp đất mỏng rồi tưới nhẹ.

Khi cây có lá thật, cứ 4-5 ngày tưới phân bón cho cây một lần (với liều lượng 200gr Sitto Phat 20-5-5/20 lít nước, quậy đều cho phân tan hết trước khi tưới), chăm sóc đến khi cây có 4-5 lá thật thì đem trồng.

Chú ý: Tưới nước cho vườn ươm không nên để quá ẩm sẽ làm cây chết rạp, trước khi đưa cây ra trồng thì giỡ bỏ dàn che và hạn chế tưới nước, giúp cây quen dần với môi trường.Sau khi trồng xong cứ mỗi chiều phải kiểm tra ruộng, nếu cây chết phải dặm ngay.

PHÂN BÓN: Cây ớt yêu cầu phân bón liên tục trong suốt quá trình sinh trưởng, đặc biệt là thời kỳ cây cho trái rộ. Với mỗi loại giống ớt và khu vực trồng khác nhau bà con có thể áp dụng cách bón thích hợp nhất.

Bón lót ( trước khi trồng): Sử dụng bón cho 1000m2 với lượng phân bón: 100kg vôi + 1000kg phân chuồng hoai + 50kg Super lân + 3kg kali + 10kg SITTO PHAT 20-20-15-3SiO2+TE. Bón xong nên trải màng phủ nông nghiệp để hạn chế hao hụt phân bón, cỏ dại và sâu bệnh.

Bón thúc (nên chia nhỏ số lần bón thúc để cung cấp dinh dưỡng cho cây đều và kéo dài hơn, thường thì bón 4-5 lần là thích hợp nhất):

- Lần 1 (sau trồng 20-25 ngày) 10kg Sitto Phat 20-20-15-3SiO2+TE + 0,5kg SITTO-V Siêu Calci-Bo/ 1000m2.

- Lần 2 (khi ớt đậu trái đều) 10kg Sitto Phat 17-9-17-12SiO2+TE + 0,5kg SITTO-V Siêu Calci-Bo/ 1000m2.

- Lần 3 (khi bắt đầu thu hoạch trái) 12kg Sitto Phat 17-9-17-12SiO2+TE + 1kg SITTO-V Siêu Calci-Bo/ 1000m2.

- Lần 4 và 5 ( khi cây thu hoạch rộ) 10kg Sitto Phat 20-20-15-3SiO2+TE + 1kg SITTO-V Siêu Calci-Bo/1000m2.

PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH: Sâu hại: (gồm bọ trĩ, nhện đỏ,rầy xanh,rầy mềm, sâu xanh, sâu khoang,sâu đục trái …) thường xuất hiện nhiều khi cây ớt bắt đầu cho trái, đến khi thu hoạch và đến lúc cây tàn; chúng tập trung vào mặt dưới lá và ngọn, chích hút nhựa cây và là môi giới truyền bệnh virut. Vậy ta phải thường xuyên theo dõi kịp thời lúc sâu còn nhỏ để phun xịt có hiệu quả, nếu sâu phát triển thành dịch thì phun liên tục 2 lần cách nhau 2-3 ngày.

Bệnh hại: Trên cây ớt thường xuất hiện một số bệnh như bệnh chết cây con nên dùng các thuốc như Metaxyl.…

Bệnh héo xanh vi khuẩn có hiện tượng cây thường héo ban ngày, xanh lại vào ban đêm, vài ngày sau thì chết; không nên trồng ớt trên ruộng đã trồng các cây họ cà, thuốc lá, dưa. Nên làm luống cao, thoáng, không đọng nước, phun các loại thuốc trị nấm Aliette 80WP…

Bệnh chết cây thường xuất hiện khi cây bắt đầu cho trái, bệnh làm lá vàng rồi lan nhanh làm cho cây chết.

Bệnh thán thư lá và trái là bệnh làm giảm năng suất đáng kể của cây ớt. Vậy bà con nên chú ý dùng một số loại thuốc sau để phòng trừ: Antracol, Aliette 80WP…Ngoài ra còn một số bệnh nguy hiểm khác như bệnh chết nhánh, bệnh đốm khuẩn,.. bà con nên chú ý theo dõi đồng ruộng thường xuyên và có biện pháp phòng trị kịp thời.

THU HOẠCH ỚT: Thu hoạch khi trái bắt đầu chuyển màu, ngắt cả cuống trái để bảo quản được lâu hơn, tránh làm gãy nhánh. Ớt cay cho thu hoạch 35-40 ngày sau khi nở hoa. Khi cây ớt cho thu hoạch rộ thường 1-2 ngày thu 1 lần. Nếu chăm sóc tốt thời gian thu hoạch của cây ớt có thể kéo dài hơn 3 tháng.

 

|

  
Trang KHCN phục vụ nông thôn
LOGO
Bản quyền thuộc Uỷ Ban Nhân Dân xã Bưng Riềng, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Điện thoại: (84.064) 3 878 111 - Fax: (84.064) 3 878 111
Đơn vị thiết kế: Trung tâm Tin học và Thông tin KHCN Bà Rịa - Vũng Tàu