TRANG CHỦ Tổng quan về xã Hoạt động địa phương Cải cách hành chính Lịch công tác tuần SƠ ĐỒ WEB Liên hệ Tìm kiếm
Thứ Bảy, 27/4/2024
Hỏi-đáp
Tin hoạt động-KHCN
Dịch vụ
PHÔNG UNICODE
Gương làm kinh tế giỏi
Sản phẩmPhim KH&CN
Tài liệu KHCN
Văn bản pháp quy
Sức Khỏe và Đời Sống
Gương Người tốt việc tốt
WEBSITE CÁC XÃ
Trao đổi trực tuyến
longttkhcn
quangnv2k
WEBSITE KHÁC
HÌNH ẢNH
 

Biển Hồ Cốc

Vườn thanh long xã Bưng Riềng

Mô hình trồng cây hồ tiêu

dự án trồng thanh long ruột đỏ theo tiêu chuẩn VietGap tại xã Bưng Riềng (huyện Xuyên Mộc).

Lượt truy cập: 384684
  TÀI LIỆU KHCN

  TIÊU ƯƠM RỤNG ĐỌT
08/03/2015

Hiện nay đang có rất nhiều vườn ươm tiêu giống đang gặp một vấn đề là tiêu trong vườn ươm bị rụng đọt non, rụng lóng làm cho dây tiêu ươm chết đi gây thiệt hại cho các hộ ươm tiêu giống bằng hom lươn .

Có thể xác định một số nguyên nhân chính có thể gây ra tình trạng trên như sau:

Do giống: có thể do bà con lây giống ở những vườn bị bệnh, hoặc  lấy giống ở những vườn mới bón phân ( dư lượng chất dinh dưỡng trong hom còn nhiều ) làm cho dây không dủ sức chống chịu với nấm bệnh.

Nguồn đất: Đất không được xử lý kỹ ( đất phù sa lẩn nhiều tạp chất, lấy đất ở những nơi có nguồn bệnh…)Hoặc Trong các vườn ươm, khi các bầu cây con sắp quá dày,hoặc không xử lý hom kỹ, vườn ươm ẩm độ quá cao tạo điều kiện thuận lợi cho nấm phát triển làm cho các lá và đọt non thối đen, gây rụng lóng và làm cho dây tiêu chết.

Tác nhân gây bệnh:Bệnh rụng đọt non trên vườn tiêu ươm giống  thường do nấm Rhizoctonia solani, hoặc nấm Phytophthora, collectotrichum…gây nên. Với nấm Rhizoctonia solani, phytophthoral…. thì trong mùa mưa hay ở điều kiện ẩm độ cao chúng phát triển rất mạnh, thường làm cho các lá và đọt non bị thối, sũng đen , bệnh lan dần vào lóng (đốt), làm cho các lóng (đốt) bị rụng dần từ trên xuống dưới. Khi lóng rụng thì hai đấu mắt lóng bị thâm đen, phần giữa lóng có thể vẫn còn màu xanh.

Trên thân, bệnh có thể gây nên những vết sưng nứt ở thân làm cho các mô bị cháy ngả sang màu xám các bó mạch trong thân rời rạc Vết nứt ăn sâu có thể làm cho dây tiêu chết.

Phòng trị: Để phòng bệnh nên giữ cho vườn ươm tiêu được thoáng mát, không úng nước. Cấu tạo của bầu ươm nên có nhiều chất hữu cơ để được tơi xốp.

Bà con có thể phòng ngừa bằng cách dùng  Pseudomonas  + NAGOID  pha với tỉ lệ 1%, Nên pha trước , rồi cắt hom đến đâu cho hom vào ngâm tới đó, Lưu ý chỉ cân ngâm hom ngập 2/3 là được và thời gian ngâm từ 10 đến 15 phút . Mục đích để khử sạch nấm bệnh còn sót lại ở hom giống, cung cấp cho hom một lượng dung dịch giúp ra rễ tốt.

Không dùng các loại đất như đất phù sa hay đất ở các khu vực nhiễm bệnh để đóng bầu ươm.

Nên ủ đất với phân chuồng và trichoderma trước khi đóng vào bầu ươm để đảm bảo sạch sẽ nấm bệnh.

Những cây bị bệnh (hoặc chết) ta nên thu dọn và đem đi tiêu hủy, để tránh lây lan qua những cây khác ( Nên đem cả bầu đất ra ngoài, không được nhổ hom đi để cấy lại cây khác)

 Khi bị bệnh có thể dùng các loại thuốc sau; ALIETTE, RIDOMIL, RIDOXANIL… Phun cho vườn ươm. Nên phun liên tục 2-3 lần cách nhau 7 ngày. Sau đó dùng Pseudomonas pha loãng rồi tưới ngang bầu ươm để phòng ngừa lâu dài cho cây .

 

Bảo Châu (Sưu tầm)
|

  
Trang KHCN phục vụ nông thôn
LOGO
Bản quyền thuộc Uỷ Ban Nhân Dân xã Bưng Riềng, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Điện thoại: (84.064) 3 878 111 - Fax: (84.064) 3 878 111
Đơn vị thiết kế: Trung tâm Tin học và Thông tin KHCN Bà Rịa - Vũng Tàu