TRANG CHỦ Tổng quan về xã Hoạt động địa phương Cải cách hành chính Lịch công tác tuần SƠ ĐỒ WEB Liên hệ Tìm kiếm
Thứ Sáu, 29/3/2024
Hỏi-đáp
Tin hoạt động-KHCN
Dịch vụ
PHÔNG UNICODE
Gương làm kinh tế giỏi
Sản phẩmPhim KH&CN
Tài liệu KHCN
Văn bản pháp quy
Sức Khỏe và Đời Sống
Gương Người tốt việc tốt
WEBSITE CÁC XÃ
Trao đổi trực tuyến
longttkhcn
quangnv2k
WEBSITE KHÁC
HÌNH ẢNH
 

Biển Hồ Cốc

Vườn thanh long xã Bưng Riềng

Mô hình trồng cây hồ tiêu

dự án trồng thanh long ruột đỏ theo tiêu chuẩn VietGap tại xã Bưng Riềng (huyện Xuyên Mộc).

Lượt truy cập: 379683
  CHĂN NUÔI

  Phòng trị bệnh thương hàn ở lợn
17/02/2017

Khi nuôi lợn bà con nên nắm rõ những kiến thức thông tin cơ bản về một số các bệnh thường gặp của lợn để biết cách phòng bệnh tốt hơn cũng như tiết kiệm được chi phí cho dịch vụ thú y.

Triệu chứng:

- Bệnh xuất hiện nhiều ở lợn con từ 20 ngày đến 3 tháng tuổi, thường có triệu chứng giảm ăn, bú ít, uống nhiều nước lạnh, gặm tường, lông xù, đứng run run như bị sốt rét, ăn Rau, nổi da gà, sờ tai lợn lúc đầu thấy nóng hơn bình thường về sau thấy tai lợn lạnh do cơ thể sốt cao, kiểm tra nhiệt độ thấy sốt cao. Phân lúc đầu bị táo, có màng nhầy màu đen. Khoảng 3 – 6 ngày thấy rìa tai, góc tai màu tím đỏ có hiện tượng xuất huyết, sau đó lan đi khắp cơ thể. Không chữa trị kịp thời lợn sẽ bị ho, khó thở, tim đập yếu rồi chết, suy nhược.

- Trường hợp mãn tính con vật bị ỉa chảy, xen kẽ táo bón, thường phân lỏng vàng thối.



Phòng bệnh:

- Vệ sinh sạch sẽ chuồng trại, không nên nuôi lợn đã bị bệnh phó thương hàn.

- Khi trong chuồng có con bị bệnh thì phải cách ly điều trị, những con chưa bị bệnh phải dùng thuốc kháng sinh đặc trị.

- Chuông tại phải được phun thuốc sát trùng định kỳ.

- Phòng lợn bằng vacxin, thông thường nên tiêm cho lợn con lúc 21 ngày tuổi, tiêm nhắc lại khoảng sau 1 tháng. 

Điều trị:

- Bệnh phó thương hàn có triệu chứng rất giống với bệnh dịch tả và thường ghép với bệnh dịch tả. Mình phải dùng thuốc kháng sinh đặc trị để kiểm tra xem có phải bị bệnh dịch tả hay phó thương hàn. Những loại thuốc có hiệu quả với vi khuẩn salmonella sinh ra bệnh phó thương hàn bao gồm: Oxytetramycin (ít có tác dụng), Flumequin (rất tốt), Colistine (Tốt), Amoxylin (Tốt), Neomycin( kém), Enrofloxacin ( tốt), Ampicyclin (tốt), Flophenicol (tốt), Kanamycin (Trung bình).

- Lưu ý thuốc kháng sinh Streptomycin không có tác dụng với bệnh phó thương hàn.

 

http://kythuatnuoitrong.edu.vn/
|

  
Trang KHCN phục vụ nông thôn
LOGO
Bản quyền thuộc Uỷ Ban Nhân Dân xã Bưng Riềng, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Điện thoại: (84.064) 3 878 111 - Fax: (84.064) 3 878 111
Đơn vị thiết kế: Trung tâm Tin học và Thông tin KHCN Bà Rịa - Vũng Tàu