TRANG CHỦ Tổng quan về xã Hoạt động địa phương Cải cách hành chính Lịch công tác tuần SƠ ĐỒ WEB Liên hệ Tìm kiếm
Chủ Nhật, 6/10/2024
Hỏi-đáp
Tin hoạt động-KHCN
Dịch vụ
PHÔNG UNICODE
Gương làm kinh tế giỏi
Sản phẩmPhim KH&CN
Tài liệu KHCN
Văn bản pháp quy
Sức Khỏe và Đời Sống
Gương Người tốt việc tốt
WEBSITE CÁC XÃ
Trao đổi trực tuyến
longttkhcn
quangnv2k
WEBSITE KHÁC
HÌNH ẢNH
 

Biển Hồ Cốc

Vườn thanh long xã Bưng Riềng

Mô hình trồng cây hồ tiêu

dự án trồng thanh long ruột đỏ theo tiêu chuẩn VietGap tại xã Bưng Riềng (huyện Xuyên Mộc).

Lượt truy cập: 413809
  CHĂN NUÔI

  Tăng cường an toàn sinh học trong chăn nuôi
23/04/2019

Hiện nay, dịch bệnh nguy hiểm trên vật nuôi như Dịch tả lợn Châu Phi, Cúm gia cầm đang diễn biến rất phức tạp nhưng kiến thức an toàn sinh học của người chăn nuôi còn rất hạn chế, ngay cả những chủ trang trại, gia trại có quy mô chăn nuôi lớn. Chính vì vậy, rất cần tăng cường kiến thức an toàn sinh học cho người chăn nuôi, đặc biệt là phù hợp với chăn nuôi nông hộ, gia trại để vật nuôi khỏe mạnh, ít bệnh, tỷ lệ hao hụt thấp, năng suất cao, đảm bảo sức khỏe cho người chăn nuôi, hạn chế lây lan dịch bệnh.

1. Đảm bảo cách ly, kiểm soát vào, ra khu vực chăn nuôi

Cách ly là sự tách biệt giữa các chuồng, trại chăn nuôi với nhau và giữa khu vực chăn nuôi với khu vực sinh sống, làm việc, đi lại của con người, sự xâm nhập của động vật khác. Thực hiện việc cách ly bằng cách xây dựng cổng, tường, hàng rào, vách ngăn giữa các khu vực, bố trí biển cảnh báo, đồng thời cách ly về thời gian giữa các lứa nuôi.

Khi thực hiện tốt việc cách ly và kiểm soát ra vào khu vực chăn nuôi thì người chăn nuôi đã góp phần ngăn chặn được các loại mầm bệnh từ bên ngoài xâm nhập vào khu chăn nuôi và ngược lại.

Để đảm bảo an toàn sinh học, cần kiểm soát con giống, con người, dụng cụ, phương tiện vận chuyển, thức ăn, nước uống, vật tư, động vật, côn trùng…

1.1. Cách ly và kiểm soát giống mới nhập về

Con giống khỏe mạnh mua từ cơ sở an toàn dịch bệnh, có nguồn gốc rõ ràng, được tiêm phòng đầy đủ và có bảo hành.

Không nên nhập thêm giống mới ngay vào đàn đang nuôi mà phải nuôi cách ly đàn mới mua về ít nhất 2 tuần (chuồng  tân đáo), càng xa chuồng đang nuôi càng tốt.

Thường xuyên quan sát bất kỳ biểu hiện bất thường nhằm phát hiện những con ủ bệnh để thực hiện phòng và trị bệnh kịp thời.

Đối với những chuồng, trại chăn nuôi mới xảy ra dịch bệnh, chỉ nhập giống khi chuồng trại đã khử trùng, trống chuồng theo đúng quy định của thú y, cần thiết phải nuôi chỉ báo, khi đàn vật nuôi đó an toàn mới tăng quy mô đàn.

1.2. Kiểm soát con người

Mầm bệnh có thể lây lan từ bên ngoài vào trại chăn nuôi thông qua tay, chân, quần áo, giày dép của người khi tiếp xúc với vật nuôi, vì vậy khi dịch bệnh đe dọa, cần thực hiện “nội bất xuất, ngoại bất nhập”, người chăn nuôi làm việc, ăn ở tại chỗ, cố định người và dụng cụ chăn nuôi cho từng dãy chuồng, từng khu riêng biệt. Nếu nhà ở gần khu chăn nuôi, không đưa thực phẩm tươi sống của động vật cùng loài với vật đang nuôi về nhà.

Tất cả người làm, khách khi vào ra khu vực chăn nuôi đều phải: Thay quần áo bảo hộ; Thay giày dép/ủng dành riêng cho khu vực chăn nuôi; Rửa tay bằng xà phòng cả trước và sau khi tiếp xúc với vật nuôi và các nguồn lây nhiễm khác.

Khi đi từ khu vực bẩn sang khu vực sạch cần phải: thay, khử trùng giày, ủng, quần, áo; rửa tay chân bằng xà phòng.

Chỉ những người thực sự cần thiết mới được vào chuồng, trại. Người buôn bán không được phép vào chuồng, trại.

Hạn chế tối đa việc khách tham quan.

Người thực hiện công việc chăn nuôi nên hạn chế đến các hộ, trại chăn nuôi khác hoặc đến các chợ buôn bán vật nuôi và sản phẩm chăn nuôi. Tuyệt đối không nên đi lại hoặc tham quan hay chữa trị bệnh giúp các hộ, trại chăn nuôi ở khu vực đang bùng phát hoặc nguy cơ cao xảy ra dịch bệnh.

1.3. Kiểm soát phương tiện vận chuyển, trang thiết bị, dụng cụ chăn nuôi

Phương tiện vận chuyển phải đỗ ở bên ngoài chuồng, trại, càng xa càng tốt. Đặc biệt, không cho phương tiện vận chuyển của thương lái đến gần chuồng, trại. Chỉ những trường hợp đặc biệt mới cho vào nhưng phải đi qua hố khử trùng, cọ rửa và phun khử trùng kỹ, nhất là lốp xe, gầm xe…

Chỉ những trang thiết bị, dụng cụ thật cần thiết mới được đưa vào chuồng, trại sau khi đã vệ sinh, khử trùng cẩn thận. Đặc biệt lưu ý đối với dụng cụ mang từ ngoài về như: lồng, xe vận chuyển, bơm tiêm,… cần vệ sinh, khử trùng kỹ.

1.4. Kiểm soát thức ăn, nước uống

Thức ăn

- Nguy cơ gây bệnh từ thức ăn, đặc biệt thức ăn tận dụng từ nhà hàng, cần đun sôi 100 độ để diệt mầm bệnh (nếu có).

- Giải pháp loại trừ nguy cơ gây bệnh do thức ăn:

+ Chỉ mua thức ăn chất lượng tốt từ cơ sở sản xuất thức ăn có uy tín. Thức ăn thơm ngon, còn hạn sử dụng, tơi xốp, không ẩm mốc, vón cục.

+ Nếu tự chế biến: Nguyên liệu phải khô, không ẩm mốc, ngũ cốc phải còn nguyên hạt, không dập vỡ.

+ Bảo quản thức ăn trong kho đúng kỹ thuật: kê trên kệ, cách tường…

+ Luôn đậy kín hoặc bao gói kín thức ăn dùng dở để tránh chuột, côn trùng, chim hoang… gây ô nhiễm.

+ Thường xuyên vệ sinh máng ăn sạch sẽ.

+ Không để máng uống hoặc nước mưa ảnh hưởng thức ăn.

+ Không vận chuyển thức ăn đi qua ổ dịch. 

+ Nếu dịch tễ đang phức tạp, cần xông khử trùng kho thức ăn ngay sau khi nhập, trước khi cho vật nuôi sử dụng. 

Thức ăn trong kho phải được kê trên kệ

Nước uống

Nước có thể bị nhiễm mầm bệnh, hóa chất, kim loại nặng từ nguồn cung cấp hoặc từ dụng cụ chứa đựng.

Dùng nước sạch đảm bảo chất lượng như nước sử dụng cho người (nước máy, giếng khoan có qua lọc).

Kiểm tra bể chứa thường xuyên, che đậy bể chứa đảm bảo không bị các loại tạp chất và chất bẩn xâm nhập, cọ rửa sạch máng uống hàng ngày.

Định kỳ lấy mẫu kiểm tra chất lượng nước.

1.5. Kiểm soát động vật khác

Vật nuôi khác

Nguy cơ: Chó, mèo... có thể mang một số mầm bệnh truyền vào chuồng nuôi thông qua phân, xác vật nuôi,…

Giải pháp: Không cho bất kỳ loại động vật khác nào vào chuồng nuôi, cần lắp lưới ở cửa sổ và luôn đóng kín cửa ra vào.

Chim hoang dã

Nguy cơ: Truyền bệnh qua tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp qua thức ăn, nước uống bị ô nhiễm phân, dịch tiết có chứa mầm bệnh.

Giải pháp: Có lưới che, giữ kho thức ăn sạch sẽ, không vãi thức ăn, chuồng nuôi luôn đóng cửa. 

Chuột

Nguy cơ: Chuột là vật trung gian truyền bệnh, ăn thức ăn, cắn dây, ống…

Giải pháp: Dọn dẹp các đống rác xung quang chuồng, quét dọn thức ăn thừa, phát quang bụi rậm, thường xuyên đặt bẫy, đánh bả chuột. Đặc biệt có thể dùng nilon chắn đường đi của chuột hoặc với những trang trại, có thể rải đá răm sắc cạnh xung quanh chuồng nuôi sẽ rất hiệu quả vì da bàn chân của chuột mỏng nên chuột sợ đi vào đá răm, hoặc trải vôi dày trên đường chuột hay đi qua vì vôi bột sẽ xông lên mũi, chuột khó thở.

Côn trùng (ruồi, nhặng, ve, rận, bọ cánh cứng)

Nguy cơ: Mang trùng, vật trung gian truyền bệnh.

Giải pháp: Không để nước đọng xung quanh khu vực chăn nuôi, dọn sạch chất thải rắn: phân rác, xác chết…, xịt thuốc diệt côn trùng, ký sinh trùng thường xuyên.

2. Tăng cường vệ sinh làm sạch

Vệ sinh làm sạch chuồng nuôi, phương tiện vận chuyển, dụng cụ chăn nuôi là biện pháp rất hiệu quả trong việc thực hiện chăn nuôi an toàn, giúp loại bỏ trên 80% mầm bệnh tại chuồng, trại chăn nuôi.

2.1. Mục đích và yêu cầu của vệ sinh làm sạch

Mục đích vệ sinh làm sạch nhằm loại bỏ tất cả bụi bẩn và các chất hữu cơ khỏi bề mặt các dụng cụ, thiết bị, sàn, tường, trần nhà,... Khi tất cả các chất bẩn bị loại bỏ, sẽ không còn các chất hữu cơ để nuôi dưỡng và chứa mầm bệnh. 

Khi vệ sinh cần thực hiện loại bỏ hết các mảng bám hữu cơ như thức ăn thừa, phân, chất thải bám bẩn trên dụng cụ chăn nuôi, vách ngăn, chuồng nuôi. Việc làm sạch được xác định khi không còn nhìn thấy chất bẩn bằng mắt thường.

2.2. Đối tượng cần thực hiện vệ sinh làm sạch

Việc vệ sinh, làm sạch phải được thực hiện thường xuyên, vệ sinh trước và sau khi ra vào trại: quần áo, giày dép, tay chân của người làm và khách; phương tiện vận chuyển, thiết bị, dụng cụ; chuồng nuôi (cả trong và ngoài); dụng cụ sử dụng tại trại như máng ăn, máng uống, …

2.3. Cách vệ sinh làm sạch

Vệ sinh khô: Hàng ngày thực hiện quét dọn, thu gom rác và chất thải (phân, rác…)  cho vào nơi quy định để xử lý đúng yêu cầu kỹ thuật.

Vệ sinh ướt: Cọ rửa sạch dụng cụ, chuồng trại bằng nước với xà phòng hoặc chất tẩy rửa. Thực hiện sau khi đã vệ sinh khô và thực hiện theo nguyên tắc từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài.

Đối với chuồng, trại xảy ra dịch nguy hiểm, cần phun khử trùng kỹ trước khi rửa chuồng, dụng cụ chăn nuôi; nước rửa phải thu gom khử trùng, không để chảy tràn lan, tránh phát tán, lây lan dịch bệnh.

Cần rửa chuồng sau khi nuôi

3. Khử trùng

Khử trừng là một trong 3 nguyên tắc quan trọng trong chăn nuôi an toàn sinh học, tuy nhiên hiệu quả của việc khử trùng tùy thuộc vào chất lượng của việc vệ sinh làm sạch trước đó. Mục đích khử trùng nhằm loại bỏ những mầm bệnh còn sót lại sau khi đã vệ sinh làm sạch chuồng trại, dụng cụ và thiết bị phục vụ chăn nuôi.

3.1. Đối tượng, thời điểm và thời gian khử trùng

Thường xuyên khử trùng phương tiện vận chuyển, quần áo, dụng cụ (bơm, kim tiêm,…) trước khi vào chuồng, trại.

Định kỳ khử trùng chuồng, trại, tùy tình hình dịch tễ, nếu đang có dịch hoặc nguy cơ dịch đe dọa, phun khử trùng 1-2 lần/ngày, nếu dịch tễ an toàn, có thể phun 1 lần/tuần.

Tổng vệ sinh, khử trùng, trống chuồng sau khi kết thúc mỗi lứa nuôi.

Cần phun khử trùng trong và ngoài chuồng nuôi

3.2. Nguyên tắc và các bước phun khử trùng

Nguyên tắc thực hiện khi phun khử trùng

Phun khử trùng sau khi đã làm vệ sinh sạch sẽ.

Sử dụng đúng nồng độ, liều lượng, đảm bảo thời gian tiếp xúc ít nhất 10 phút với bề mặt sạch.

Chỉ sử dụng các chất khử trùng được khuyến cáo, pha dung dịch khử trùng đúng nồng độ (theo chỉ dẫn của nhà sản xuất).

Đảm bảo an toàn cho người, vật nuôi.

Phun xuôi chiều gió.

Phun từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài.

Phun theo hình chữ Z, lượt sau phun đè lên một phần của lượt trước để thuốc thấm đều lên toàn bộ bề mặt cần khử trùng.

* Những chuẩn bị cần thiết khi khử trùng

Sau khi vệ sinh làm sạch, để đảm bảo thực hiện khử trùng đúng kỹ thuật và đảm bảo an toàn, người chăn nuôi cần chuẩn bị tốt các điều kiện về thiết bị, hoá chất, và các dụng cụ bảo hộ nhằm đảm bảo an toàn cho người và vật nuôi, cụ thể cần chuẩn bị:

- Chuẩn bị đầy đủ trang bị bảo hộ cá nhân: quần áo bảo hộ (quần dài, áo dài tay), ủng, mặt nạ phòng độc/khẩu trang phòng hoá chất, kính bảo hộ, mũ và găng tay.

- Đọc kỹ thông tin ghi trên nhãn mác để chuẩn bị nguyên liệu và dụng cụ pha thuốc cho phù hợp: tên hóa chất, thành phần, tỷ lệ pha, liều pha, mức độ độc hại, các yêu cầu về dụng cụ,…

3.3. Xông khử trùng

Đối với những vật tư chăn nuôi khó phun khử trùng như thức ăn chăn nuôi hoặc có thể khử trùng quần áo, bảo hộ lao động, dụng cụ, vật tư chăn nuôi....

Cần thiết kế buồng xông, buồng kín để hạn chế khí thoát ra ngoài, hoặc dùng bạt kín chùm toàn bộ đống thức ăn hoặc dụng cụ cần xông và đặt chậu xông ở dưới để khí xông lan tỏa đều cả khu vực cần khử trùng.

Nồng độ xông: 17,5 gam thuốc tím + 35 ml formol + 35 ml nước/ 1m3 thể tích buồng xông/30 phút (Dùng chậu sành, đổ thuốc tím vào, sau đó đổ formol và nước, đóng cửa nhanh).

 

Trung tâm khuyến nông Quốc gia
|

  
Trang KHCN phục vụ nông thôn
LOGO
Bản quyền thuộc Uỷ Ban Nhân Dân xã Bưng Riềng, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Điện thoại: (84.064) 3 878 111 - Fax: (84.064) 3 878 111
Đơn vị thiết kế: Trung tâm Tin học và Thông tin KHCN Bà Rịa - Vũng Tàu