TRANG CHỦ Tổng quan về xã Hoạt động địa phương Cải cách hành chính Lịch công tác tuần SƠ ĐỒ WEB Liên hệ Tìm kiếm
Thứ Tư, 16/10/2024
Hỏi-đáp
Tin hoạt động-KHCN
Dịch vụ
PHÔNG UNICODE
Gương làm kinh tế giỏi
Sản phẩmPhim KH&CN
Tài liệu KHCN
Văn bản pháp quy
Sức Khỏe và Đời Sống
Gương Người tốt việc tốt
WEBSITE CÁC XÃ
Trao đổi trực tuyến
longttkhcn
quangnv2k
WEBSITE KHÁC
HÌNH ẢNH
 

Biển Hồ Cốc

Vườn thanh long xã Bưng Riềng

Mô hình trồng cây hồ tiêu

dự án trồng thanh long ruột đỏ theo tiêu chuẩn VietGap tại xã Bưng Riềng (huyện Xuyên Mộc).

Lượt truy cập: 414538
  CHĂN NUÔI

  Chăn nuôi heo An toàn sinh học - Hạn chế phát sinh bệnh dịch tả heo Châu Phi
02/07/2019

An toàn sinh học trong chăn nuôi heo là các biện pháp kỹ thuật nhằm ngăn ngừa và hạn chế sự lây nhiễm của các tác nhân sinh học xuất hiện tự nhiên hoặc do con người tạo ra gây hại đến con người, gia súc và hệ sinh thái. 
      Theo thông tin từ Tổ chức Thú y thế giới (OIE), ngày 01/8/2018, bệnh dịch tả heo Châu Phi lần đầu tiên được báo cáo xuất hiện tại Trung Quốc. Để chủ động ngăn chặn sự xâm nhập và lây lan của vi rút Dịch tả heo Châu Phi vào Việt Nam, vừa qua, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Cục Thú y đã ban hành một số Công văn gửi đến các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức triển khai các giải pháp ngăn chặn nguy cơ xâm nhiễm bệnh dịch tả heo Châu Phi vào Việt Nam. Theo đó, bệnh Dịch tả heo Châu phi là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi rút gây ra. Bệnh có đặc điểm lây lan nhanh trên heo nhà và heo hoang dã; bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi. Bệnh gây thiệt hại nghiêm trọng với tỷ lệ chết cao lên đến 100%. Vi rút gây ra bệnh Dịch tả heo Châu Phi có sức đề kháng cao trong môi trường. Sau khi khỏi bệnh lâm sàng, heo vẫn có khả năng mang vi rút trong thời gian dài và có thể trở thành vật chủ mang trùng suốt đời, do vậy nếu để xảy ra bệnh sẽ rất khó để loại trừ được mầm bệnh. Hiện nay, chưa có vắc xin và thuốc điều trị đặc hiệu bệnh Dịch tả heo Châu Phi; Vì vậy giải pháp phòng bệnh là chính, trong đó phải thực hiện chăn nuôi heo an toàn sinh học, cụ thể như sau: 

1.Chuồng trại: Phải có khu cách ly heo bệnh; khu xử lý chất thải và đường thoát nước thải từ chuồng nuôi đến khu xử lý chất thải phải kín, đảm bảo dễ thoát nước và không trùng với đường thoát nước khác; Cổng ra vào trại chăn nuôi, khu chuồng nuôi và tại lối ra vào mỗi dãy chuồng nuôi phải bố trí hố khử trùng.


     2. Con giống: Heo giống phải mua từ cơ sở có uy tín, nguồn gốc rõ ràng, khoẻ mạnh, có đầy đủ giấy kiểm dịch và phải có bản công bố tiêu chuẩn chất lượng kèm theo. Trước khi nhập đàn, heo phải được nuôi cách ly theo quy định hiện hành.

3. Chăm sóc, nuôi dưỡng: 

 - Các trại chăn nuôi phải có quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng phù hợp các loại heo theo các giai đoạn sinh trưởng phát triển; Mật độ nuôi phải phù hợp. 

  - Thức ăn sử dụng cho chăn nuôi heo phải đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng, không sử dụng thức ăn thừa của đàn heo đã xuất chuồng, thức ăn của đàn heo đã bị mắc bệnh truyền nhiễm cho đàn heo mới; Bao bì, dụng cụ đựng thức ăn của đàn heo bị dịch bệnh phải được tiêu độc, khử trùng; Nước dùng cho heo uống phải đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng , định kỳ lấy mẫu nước phân tích chất lượng. Giới hạn tối đa các chỉ tiêu: Asen – 0,05mg/l, Xianua (CN) - 2mg/l, Chì (Pb) – 0,1mg/l, Thuỷ ngân (Hg) – 0,1mg/l, Vi khuẩn hiếu khí - 10.000 VK/ml, Coliform tổng số - 100MPN/100ml; Trong trường hợp phải trộn thuốc, hoá chất vào thức ăn, nước uống nhằm mục đích phòng bệnh hoặc trị bệnh phải tuân thủ thời gian ngừng thuốc, ngừng hoá chất theo hướng dẫn của nhà sản xuất; không được sử dụng kháng sinh, hoá chất trong danh mục cấm theo quy định hiện hành.

  4. Vệ sinh thú y: Hàng ngày phải thay nước sát trùng tại các hố sát trùng ở cổng ra vào trại chăn nuôi, khu chăn nuôi và chuồng nuôi; Tất cả các phương tiện vận chuyển khi ra vào trại chăn nuôi, khu chăn nuôi bắt buộc phải đi qua hố sát trùng, phải trang bị bảo hộ lao động cho nhân viên trại và trước khi vào các chuồng nuôi phải nhúng ủng hoặc giầy dép vào hố sát trùng; Định kỳ phun thuốc sát trùng xung quanh khu chăn nuôi, các chuồng nuôi ít nhất 02 tuần 01 lần; phun thuốc sát trùng lối đi trong khu chăn nuôi và các dãy chuồng nuôi ít nhất 01 tuần/lần khi không có dịch bệnh, và ít nhất 01 ngày/lần khi có dịch bệnh; phun thuốc sát trùng trên heo 01 tuần/lần khi có dịch bệnh; Định kỳ phát quang bụi rậm, khơi thông và vệ sinh cống rãnh trong khu chăn nuôi ít nhất 01 tháng/lần; Không vận chuyển heo, thức ăn, chất thải hay vật dụng khác chung một phương tiện; phải thực hiện sát trùng phương tiện vận chuyển trước và sau khi vận chuyển; Phải vệ sinh máng ăn, máng uống hàng ngày; Có biện pháp để kiểm soát côn trùng, loài gặm nhấm và động vật khác (nếu có) trong khu chăn nuôi. Thực hiện tiêm phòng đầy đủ các bệnh bắt buộc cho đàn heo theo quy định. Áp dụng phương thức chăn nuôi “cùng vào cùng ra” theo thứ tự ưu tiên cả khu, từng dãy, từng chuồng, từng ô; Sau mỗi đợt nuôi phải làm vệ sinh, tiêu độc khử trùng chuồng, dụng cụ chăn nuôi và để trống chuồng ít nhất 7 ngày trước khi nhập mới đàn heo. Trong trường hợp trại có dịch bệnh, phải thực hiện đầy đủ các quy định về chống dịch, trường hợp trại bị dịch bệnh truyền nhiễm bắt buộc phải tiêu hủy, phải để trống chuồng ít nhất 21 ngày trước khi nuôi lứa mới.

 5. Xử lý chất thải chăn nuôi: Các trại chăn nuôi bắt buộc phải có hệ thống xử lý chất thải trong quá trình chăn nuôi; Chất thải rắn phải được thu gom hàng ngày và xử lý. Chất thải lỏng phải được dẫn trực tiếp từ các chuồng nuôi đến khu xử lý bằng đường thoát riêng. Tốt nhất là xây dựng hệ thống xử lý chất thải bằng Biogas hoặc nuôi heo trên đệm lót sinh học để hạn chế ô nhiễm môi trường.

www.khuyennongtphcm.com
|

  
Trang KHCN phục vụ nông thôn
LOGO
Bản quyền thuộc Uỷ Ban Nhân Dân xã Bưng Riềng, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Điện thoại: (84.064) 3 878 111 - Fax: (84.064) 3 878 111
Đơn vị thiết kế: Trung tâm Tin học và Thông tin KHCN Bà Rịa - Vũng Tàu