TRANG CHỦ Tổng quan về xã Hoạt động địa phương Cải cách hành chính Lịch công tác tuần SƠ ĐỒ WEB Liên hệ Tìm kiếm
Thứ Tư, 16/10/2024
Hỏi-đáp
Tin hoạt động-KHCN
Dịch vụ
PHÔNG UNICODE
Gương làm kinh tế giỏi
Sản phẩmPhim KH&CN
Tài liệu KHCN
Văn bản pháp quy
Sức Khỏe và Đời Sống
Gương Người tốt việc tốt
WEBSITE CÁC XÃ
Trao đổi trực tuyến
longttkhcn
quangnv2k
WEBSITE KHÁC
HÌNH ẢNH
 

Biển Hồ Cốc

Vườn thanh long xã Bưng Riềng

Mô hình trồng cây hồ tiêu

dự án trồng thanh long ruột đỏ theo tiêu chuẩn VietGap tại xã Bưng Riềng (huyện Xuyên Mộc).

Lượt truy cập: 414534
  CHĂN NUÔI

  Kỹ thuật làm đệm lót sinh học cho bò nuôi thịt, vỗ béo bằng chế phẩm Emuniv
14/08/2020

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều chế phẩm vi sinh dùng để sử dụng làm đệm lót sinh học trong chăn nuôi gia súc, gia cầm nói chung và trong chăn nuôi bò thịt nói riêng. Sau đây chúng tôi xin giới thiệu kỹ thuật làm đệm lót sinh học cho bò nuôi thịt, vỗ béo bằng chế phẩm vi sinh EMUNIV.

Sử dụng chế phẩm vi sinh EMUNIV làm đệm lót sinh học cho chuồng bò nuôi lấy thịt vừa đáp ứng yêu cầu làm đệm lót, vừa có hiệu quả khử mùi tại khu vực chuồng trại.

I.  Chuẩn bị chuồng trại

Diện tích chuồng nuôi: Với bò nuôi thịt, vỗ béo, diện tích chuồng nuôi tối thiểu để làm đệm lót sinh học là 2,4 m2/con (chiều dài chỗ đứng ≥ 1,6m, chiều rộng chỗ đứng ≥ 1,1m).

Nền chuồng: Nền chuồng được xây bằng xi măng, gạch đá hoặc đúc nhiều tấm xi măng rồi ghép lại (không để nền cát hoặc đất như đối với làm đệm lót sinh học cho lợn, gà, vịt...), có độ dốc về phía sau từ 1,2-1,5% giúp nước chảy về hướng đó tránh gây ứ đọng làm hỏng đệm lót (do lượng nước tiểu của bò lớn nên đệm lót sinh học không thể xử lý hết được, trong quá trình sử dụng vẫn có một lượng nước tiểu ngấm qua nền đệm lót chảy về rãnh nước thải).

Rãnh thoát nước: Nên bố trí rãnh ở cả phía trước và sau với độ dốc vừa đủ và nối liền với cống rãnh thoát nước chung. Rãnh thoát nước tiểu có độ dốc 0,2 - 0,5% là hợp lý nhất.

II. Kỹ thuật làm đệm lót sinh học

Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu

Chế phẩm EMUNIV dịch: 1,5 lít + 3 kg rỉ mật (đường) + 30 lít nước sạch + 30 kg cám gạo + 1.500 kg nguyên liệu làm đệm (trấu hoặc hỗn hợp trấu, mùn cưa hoặc rơm rạ).

Nếu sử dụng nguyên liệu là trấu thì với 1.500 kg trấu sẽ làm được 28,8 m2 đệm độ dày 35 – 40 cm, sử dụng trong 30 ngày. Mỗi con bò cần 2,4 mchuồng làm đệm lót sinh học/lần x 3 lần/90 ngày nuôi).

Bước 2: Pha dung dịch thứ cấp

Hòa 3 kg rỉ mật hoặc đường vào 30 lít nước sạch; bổ sung 1,5 lít EMUNIV dịch.

Đậy nắp kín, để ủ dung dịch trên nơi râm mát trong thời gian 48 giờ.

Dung dịch thu được sau ủ là men vi sinh vật sử dụng làm đệm lót sinh học.

Bước 3: Tạo lớp đệm lót

Rải đều nguyên liệu (trấu hoặc hỗn hợp trấu và mùn cưa) lên bề mặt chuồng đạt độ dày khoảng 12 - 15cm;

Phun dung dịch vi sinh vật thứ cấp đều lên bề mặt nguyên liệu;

Rắc đều cám gạo lên bề mặt trấu đã được phun vi sinh;

Tiếp tục làm như trên đến khi lớp đệm đạt độ dày khoảng 35 - 40 cm, sau đó phủ kín bề mặt lớp đệm bằng bạt hoặc nilon hoặc bao tải dứa, khoảng sau 2 ngày đưa bò vào nuôi.

Vào mùa hè nắng nóng có thể trải một lớp đệm lót mỏng hơn với độ dày 10-12 cm có thể sử dụng được trong thời gian 15 -18 ngày.

Chú ý: độ ẩm đệm cần đảm bảo độ ẩm <50%; tốt nhất là 35 - 40% nhận biết theo kinh nghiệm dùng tay nắm nguyên liệu sau phối trộn thấy nước ướt tay là được.

Chuẩn bị làm đệm lót sinh học cho bò nuôi thịt hoặc vỗ béo

 

Bước 4: Sử dụng và bảo dưỡng đệm lót

Trong quá trình sử dụng đệm lót sinh học khi thấy nền đệm lót bị bết cần tiến hành đảo và bổ sung thêm trấu hoặc mùn cưa và men vi sinh để đệm lót luôn tơi xốp, độ ẩm dưới 50%.

Thông thường với lớp đệm dày 35 - 40 cm, sử dụng thời gian nuôi khoảng 1 tháng, nếu quá thời gian trên không muốn thay đệm thì bổ sung thêm trấu và dung dịch thứ cấp (bằng khoảng 1/3 lượng làm đệm lót ban đầu) khi độ ẩm lớp đệm vượt quá ngưỡng cho phép.

Chú ý: Trong quá trình sử dụng không được phun hóa chất sát trùng lên bề mặt lớp đệm lót.

Với những tiến bộ của công nghệ sinh học, đệm lót sinh học là một giải pháp hữu hiệu trong việc hạn chế mùi hôi chuồng, giảm thiểu tác động ô nhiễm môi trường, tiết kiệm nước, hạn chế dịch bệnh. Hơn nữa, đệm lót sau khi sử dụng có thể tiếp tục ủ với chế phẩm vi sinh để làm phân bón rất tốt cho cây trồng.

 

http://www.khuyennongvn.gov.vn/
|

  
Trang KHCN phục vụ nông thôn
LOGO
Bản quyền thuộc Uỷ Ban Nhân Dân xã Bưng Riềng, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Điện thoại: (84.064) 3 878 111 - Fax: (84.064) 3 878 111
Đơn vị thiết kế: Trung tâm Tin học và Thông tin KHCN Bà Rịa - Vũng Tàu