TRANG CHỦ Tổng quan về xã Hoạt động địa phương Cải cách hành chính Lịch công tác tuần SƠ ĐỒ WEB Liên hệ Tìm kiếm
Chủ Nhật, 13/10/2024
Hỏi-đáp
Tin hoạt động-KHCN
Dịch vụ
PHÔNG UNICODE
Gương làm kinh tế giỏi
Sản phẩmPhim KH&CN
Tài liệu KHCN
Văn bản pháp quy
Sức Khỏe và Đời Sống
Gương Người tốt việc tốt
WEBSITE CÁC XÃ
Trao đổi trực tuyến
longttkhcn
quangnv2k
WEBSITE KHÁC
HÌNH ẢNH
 

Biển Hồ Cốc

Vườn thanh long xã Bưng Riềng

Mô hình trồng cây hồ tiêu

dự án trồng thanh long ruột đỏ theo tiêu chuẩn VietGap tại xã Bưng Riềng (huyện Xuyên Mộc).

Lượt truy cập: 414325
  CHĂN NUÔI

  KỶ THUẬT NUÔI BA BA
11/10/2012

Ba ba là động vật thuộc lớp bò sát, bộ rùa, họ ba ba Tryonychidae...

Đặc điểm sinh học của ba ba

Hiểu biết đặc điểm sinh học của ba ba là vấn đề cần thiết để giải quyết về kỹ thuật nuôi ba ba. Dưới đây là những đặc điểm chủ yếu mà người nuôi ba ba cần biết;

1. Cách phân biệt nhanh các loài ba ba

Ba ba là động vật thuộc lớp bò sát, bộ rùa, họ ba ba Tryonychidae. Trong họ ba ba có nhiều loài. Các loài thường gặp trên thị trường ba ba ở nước ta có ba ba hoa, ba ba gai, lẹp suối và cua đinh.

Ba ba hoa còn gọi là ba ba trơn, phân bố tự nhiên chủ yếu ở các vùng nước ngọt thuộc đồng bằng sông Hồng.

Ba ba gai phân bố tự nhiên chủ yếu ở sông, suối, đầm hồ, miền núi phía Bắc.

Lẹp suối, còn gọi là ba ba suối, thấy ở các suối nhỏ miền núi phía Bắc, số lượng ít hơn ba ba gai, cỡ nhỏ hơn hai loài ba ba trên.

Cua đinh, phân bố tự nhiên ở vùng Tây Nguyên, Đông và Tây Nam bộ, dân các tỉnh phía Bắc gọi là ba ba Nam bộ, ba ba miền Nam để phân biệt với các loài ba ba ở phía Bắc.

Về tên khoa học của các loài ba ba trên, một số tài liệu phân loại đã ghi: Ba ba hoa là Trionyx sinensis, ba ba gai là Tryonyx steinachderi, ba ba Nam bộ là Trionyx cartilagineus. Chúng tôi chưa có điều kiện đi sâu về việc xác định tên khoa học cho ba ba và cách phân loại chi tiết 4 loài ba ba trên. Dưới đây chỉ giới thiệu cách phân biệt nhanh nhất, giúp cho những người nuôi ba ba và người mua ba ba khỏi nhầm lẫn.

Cách phân biệt nhanh nhất là dựa vào màu da bụng và hoa vân trên bụng.

Da bụng ba ba hoa lúc nhỏ màu đỏ, khi lớn màu đỏ nhạt dần, khi đạt cỡ 2 kg trở lên gần như màu trắng. Trên nền da bụng điểm khoảng trên dưới 10 chấm đen to và đậm, vị trí từng chấm tương đối cố định, các chấm đen này loang to nhưng nhạt dần khi ba ba lớn đần, khi đạt cỡ trên 2 kg phải quan sát kỹ mới thấy rõ.

Da bụng ba ba gai màu xám trắng, trên điểm rất nhiều chấm đen nhỏ, làm da bụng có màu xám đen lúc nhỏ và xám trắng lúc lớn.

Ba ba suối da bụng màu vàng bóng, không có chấm đen.

Ba ba Nam bộ da bụng màu trắng, không có chấm đen.

Ngoài da bụng, có thể căn cứ vào các nốt sần trên lưng, trên diềm cổ, và trên cổ của ba ba để phân biệt chúng.

2. Tập tính sinh sống của ba ba:

Ba ba có một số tập tính sinh sống đặc biệt:

- Tuy là động vật sống hoang dã, nhưng rất dễ nuôi trong ao, bể nhỏ.

- Sống dưới nước là chính, nhưng có thể sống trên cạn và có lúc rất cần sống trên cạn. Ba ba thở bằng phổi là chính nên thỉnh thoảng phải nhô lên mặt nước để hít thở không khí. Mùa đông lạnh, cường độ hô hấp nhỏ, ba ba có thể rút trong bùn ở đáy ao, dựa vào cơ quan hô hấp phụ trong cổ họng để thở, cơ quan hô hấp phụ tựa mang cá, ba ba lấy oxy trong nước và thải CO2 trong máu vào nước qua cơ quan này. Ba ba lên khỏi mặt nước khi có nhu cầu di chuyển, đẻ trứng, phơi lưng...

- Vừa biết bơi, vừa biết bò, leo, biết vùi mình nằm trong bùn cát, đặc biệt có thể đào hang trú ẩn, đào khoét bờ ao chui sang ao bên cạnh.

Ba ba nhút nhát lại vừa hung dữ. Ba ba thích sống nơi yên tĩnh, ít tiếng ồn, kín đáo. Khi thấy có tiếng động mạnh, có bóng người hay bóng súc vật đến gần, chúng lập tức nhảy xuống nước lẩn trốn. Tính hung dữ của ba ba thể hiện ở chỗ hay cắn nhau rất đau, con lớn hay cắn và ăn tranh mồi của con bé, bị đói lâu có thể ăn thịt con bé. Khi có người hoặc động vật muốn bắt nó, nó có phản ứng tự vệ rất nhanh là vươn cổ dài ra cắn.

3.Tính ăn:

Ba ba thuộc loài ăn thức ăn động vật.

Ngay sau khi nở một vài giờ, ba ba đã biết tìm mồi ăn. Trong tự nhiên thức ăn chính trong mấy ngày mới nở là động vật phù du ( thuỷ trần ), giun nước ( trùng chỉ ) và giun đất loại nhỏ. Khi lớn ba ba ăn cá, tép, cua, ốc, giun đất, trai, hến... Trong điều kiện nuôi dưỡng, có thể cho ba ba ăn thêm thịt của nhiều loại động vật rẻ tiền khác, đồng thời có thể huấn luyện cho ba ba biết ăn thức ăn chế biến ( thức ăn công nghiệp) ngay từ giai đoạn còn nhỏ.

4. Sinh trưởng:

Ba ba hoa lúc mới nở có quy cỡ từ 3-6g/ con; Ba ba gai và ba ba Nam bộ cỡ lớn hơn. Tốc độ lớn của ba ba phụ thuộc vào loài, kỹ thuật nuôi và điều kiện môi trường nuôi. Từ cỡ giống 100-200g/con, sau khi nuôi 6-8 tháng, ba ba hoa có thể đạt cỡ 0,5-0,8kg/con đối với miền Bắc; từ 0,8 – 1kg/ con đối với miền Nam. Ba ba gai nuôi có tốc độ lớn nhanh gấp đôi hoặc trên gấp đôi ba ba hoa. (Có hình: trang17)

5. Sinh sản:

Ba ba hoa cỡ 0,5kg mới bắt đầu đẻ trứng lần đầu, tuổi tương ứng là 2 năm. Ba ba gai cỡ 2 kg trở lên mới bắt đầu đẻ trứng. Trứng ba ba thụ tinh trong.

Ba ba sống dưới nước, nhưng đẻ trứng trên cạn. Đến mùa đẻ, thường là vào mùa mưa, ba ba ban đêm bò lên bờ sông, bờ ao, hồ tìm chỗ kín đáo, có đất cát ẩm và tơi xốp bới tổ đẻ trứng. đẻ xong chúng dùng 2 chân trước cào đất lắp kín trứng, dùng bụng xoa nhẵn mặt đất ổ trứng rồi xuống nước sinh sống, không biết ấp trứng. trứng nằm trong ổ, trải qua mưa nắng và các điều kiện không thuận lợi về dịch hại, sau 50-60 ngày nở thành ba ba con, điều kiện ấp tự nhiên này tỷ lệ nở rất thấp. Trong điều kiện nuôi, con người có thể tạo chỗ cho ba ba đẻ thuận lợi hơn và có nhiều phương pháp ấp trứng đảm bảo tỷ lệ nở cao trên dưới 90%.

Trứng ba ba phần lớn hình tròn như hòn bi, màu trắng.

Ba ba càng lớn đẻ trứng càng to và càng nhiều.

Ba ba hoa cỡ khoảng 500g đẻ 1 lứa từ 4-6 trứng, đường kính trứng từ 17-19mm, trọng lượng 3-4g/quả. Ba ba hoa cỡ 1-1,5kg mỗi lứa đẻ từ 8-15 trứng, đường kính trứng 20-23mm, trọng lượng 4-7g; ba ba cỡ 2-3kg có thể đẻ 20-30 trứng một lứa. Trứng ba ba gai lớn hơn trứng ba ba hoa. Ba ba Nam bộ cỡ 4-4,5kg/con, đẻ trứng nặng từ 20-25g/quả.

Ba ba có thể đẻ từ 2-5 lứa trong 1 năm, ba ba cái càng lớn, chế độ nuôi vỗ cho ăn càng tốt đẻ càng nhiều lứa, mỗi lứa cách nhau từ 25-30 ngày.

Tại các tỉnh phía Bắc, một số gia đình có sổ ghi chép theo dõi, bình quân cả đàn ba ba nuôi trong ao 1 năm đẻ 3, 5 lứa, số trứng ba ba đẻ thu được từ 40-55 quả trên 1kg ba ba cái cỡ từ 1-1,5kg.

6. Tính thời vụ rất rõ rệt giữa 2 vùng:

Ba ba hoa nuôi ở các tỉnh phía Bắc: một số con đẻ sớm vào cuối tháng 3 hoặc đầu tháng 4 ( dương lịch ), đẻ rộ trong các tháng 5,6,7 sau đó đẻ rải rác tiếp các tháng 8,9,10, cuối tháng 10 là kết thúc vụ đẻ.

Thời vụ nuôi bắt đầu vào cuối tháng 3 đến đầu tháng 12. Từ giữa tháng 12 đến hết tháng 2 thời tiết lạnh nhiệt độ nước dưới 180C, có khi dưới 150C ba ba không ăn và không lớn. Các tháng ba ba sinh trưởng nhanh nhất là từ tháng 5 đến tháng 10.

Ba ba hoa nuôi ở các tỉnh miền Trung và phía Nam: hầu như ăn mồi quanh năm, sinh trưởng liên tục và đẻ quanh năm, do khí hậu ấm áp quanh năm không có mùa đông lạnh như các tỉnh phía Bắc. Trong vùng này, nhiệt độ nước các ao nuôi ba ba trong năm dao động chủ yếu trong phạm vi từ 24-32oC, ít khi dưới 22oC hoặc trên 33oC. Những nơi có điều kiện cấp nước tốt có thể khống chế được nhiệt độ nước trong phạm vi thích hợp nhất từ 26-30oC.

Trich từ mạng
|

  
Trang KHCN phục vụ nông thôn
LOGO
Bản quyền thuộc Uỷ Ban Nhân Dân xã Bưng Riềng, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Điện thoại: (84.064) 3 878 111 - Fax: (84.064) 3 878 111
Đơn vị thiết kế: Trung tâm Tin học và Thông tin KHCN Bà Rịa - Vũng Tàu