TRANG CHỦ Tổng quan về xã Hoạt động địa phương Cải cách hành chính Lịch công tác tuần SƠ ĐỒ WEB Liên hệ Tìm kiếm
Thứ Bảy, 5/10/2024
Hỏi-đáp
Tin hoạt động-KHCN
Dịch vụ
PHÔNG UNICODE
Gương làm kinh tế giỏi
Sản phẩmPhim KH&CN
Tài liệu KHCN
Văn bản pháp quy
Sức Khỏe và Đời Sống
Gương Người tốt việc tốt
WEBSITE CÁC XÃ
Trao đổi trực tuyến
longttkhcn
quangnv2k
WEBSITE KHÁC
HÌNH ẢNH
 

Biển Hồ Cốc

Vườn thanh long xã Bưng Riềng

Mô hình trồng cây hồ tiêu

dự án trồng thanh long ruột đỏ theo tiêu chuẩn VietGap tại xã Bưng Riềng (huyện Xuyên Mộc).

Lượt truy cập: 413683
  CHĂN NUÔI

  KỶ THUẬT NUÔI THỎ
23/10/2012

 

I. Lợi ích của nghề nuôi thỏ

¨  Tận dụng được lao động nhàn rỗi của gia đình.

¨  Tận dụng được những điều kiện sẵn có của địa phương.

¨  Tạo ra sản phẩm thịt sạch và an toàn

¨  Tăng thu nhập

II. Những khâu kỹ thuật cần thiết trong chăn nuôi thỏ

¨         Chuồng nuôi thỏ

¨         Chọn giống thỏ để nuôi

¨         Chuẩn bị thức ăn cho thỏ.

¨         Kỹ thuật nuôi và cho ăn.

¨         Công tác phòng, chữa bệnh cho thỏ.

1. Chuồng nuôi thỏ

¨  Yêu cầu chuồng nuôi thỏ:

 - Phải có mái che nắng, mưa. Đặt nơi cao ráo, kín gió, yên tĩnh, thông thoáng.

 - Quy cách: dài 90 cm, rộng 60cm, cao 50 cm. Đáy chuồng cách mặt đất 50cm. sàn chuồng phải nhẵn.

 - Trong chuồng đặt máng ăn, máng uống

2. Chọn giống thỏ để nuôi

¨  Nên chọn giống thỏ Newzeland thuần hoặc giống thỏ lai giữa thỏ newzeland và thỏ địa phương.

¨  Nên chọn ở những địa chỉ tin cậy, chọn những con từ đàn đẻ 5-6 con/lứa. Con cái phải có 8 vú, con đực phải có hai dịch hoàn đều.

¨  Chọn những con khỏe mạnh, lông mượt, mắt sáng, cơ bắp phát triển.

3. Chuẩn bị thức ăn cho thỏ

¨   Thức ăn nuôi thỏ rất đa dạng dễ kiếm chủ yếu là cỏ và các loại rau củ quả chiếm 70%-80%. Thức ăn tinh bột ( ngô, cám ) chiếm 30%-40%.

¨   Cần bổ sung thức ăn đạm cho thỏ bằng cám hỗn hợp cho gà vịt.

¨   Nên tận dụng đất trồng cỏ để chủ động nguồn thức ăn.

¨   Có thể dự trữ thức ăn dưới dạng phơi khô (cỏ khô, rơm khô )

4. Cách cho thỏ ăn, uống

¨  Một ngày cho thỏ ăn 2 lần vào buổi sáng và chiều tối bằng cả rau cỏ và thức ăn tinh. Buổi sáng trước khi cho ăn cần vệ sinh sạch sẽ chuồng trại, máng ăn uống.

¨  Thường xuyên quan sát thỏ ăn để điều chỉnh lượng thức ăn.

¨  Tuyệt đối không cho thỏ ăn thức ăn ôi mốc và các loại rau cỏ chứa nhiều nước.

¨  Luôn ghi nhớ phải cho thỏ uống nước sạch.

5. Phối giống cho thỏ

¨   Thỏ hậu bị 4,5-5,5 tháng, thỏ mẹ sau khi đẻ 15 ngày có thể cho phối giống khi động đực

¨   Khi thỏ động đực hay cào chuồng, âm hộ sưng đỏ có dịch dính ướt.

¨   Bắt thỏ cái sang chuồng thỏ đực 5 phút sau nếu không phối được đưa thỏ cái về chuồng ngày mai cho phối.

¨   Nên phối 2 lần lặp lại sau 4-6 giờ và phối vào buổi sáng.

¨   Sau khi phối giống xong phải ghi chép sổ sách để theo dõi tránh đồng huyết.

6. Nuôi thỏ đẻ

¨   Thỏ thường đẻ vào ngày thứ 30 sau khi phối có thể sớm hoặc muộn hơn 1-2 ngày.

¨   Trước khi đẻ 3 – 4 ngày thì đặt ổ đẻ vào lồng chuồng thỏ mẹ.

¨   Thỏ mẹ khi chuẩn bị đẻ sẻ nhổ lông lót ổ.

¨   Thỏ thường đẻ vào buổi tối cần giữ yên tỉnh và giữ chuồng khô ấm.

¨   Cho thỏ mẹ uống nước đầy đủ để tiết sữa được tốt.

¨   Mỗi lứa thỏ đẻ trung bình 5-6 con, mỗi năm đẻ 6-7 lứa.

7. Chăm sóc thỏ con

¨   Sau khi đẻ xong phải kiểm tra đàn con để biết số con và bỏ những con chết.

¨   Nếu thấy thỏ phân tán trong ổ thì gom thỏ lại và phủ lông kín xung quanh giữ ấm.

¨   Thỏ mẹ một ngày chỉ cho con bú một lần.

¨   Nếu thỏ đẻ nhiều thì gép bớt sang đàn khác chỉ để tối đa không quá 8 con.

¨   Nếu có hiện tượng thỏ mẹ ăn con hoặc không cho con bú là thỏ khát nước.

¨   Khi thỏ được 5-6 tuần tuổi thì cai sữa thỏ con.

8. Công tác vệ sinh phòng bệnh

¨  Hàng ngày phải quét dọn vệ sinh chuồng sạch sẽ.

¨  Luôn giữ ấm chuồng nuôi, tránh gió lùa.

¨  Thức ăn nước uống phải sạch sẽ.

¨  Định kỳ một tuần một lần trộn Vi ta min tổng hợp vào thức ăn cho thỏ ăn.

¨  Không cho thỏ ăn thức ăn có lượng nước nhiều.

III. Những bệnh thường gặp ở thỏ

¨         Bệnh ghẻ

¨         Bệnh sình bụng

¨         Bệnh cầu trùng

1. Bệnh ghẻ

¨  Là bệnh ký sinh trùng ngoài da

¨  Biểu hiện của bệnh: ngứa, rụng lông, đóng vẩy ở tai, mép, kẽ móng chân. Thỏ hay gải, mất ngủ, kém ăn gầy và có thể chết.

¨  Chữa bệnh:- Phải thường xuyên kiểm tra để phát hiện bệnh điều trị kịp thời.

  - Dùng thuốc Ivemectin tiêm dưới da một lần cho thỏ liều lýợng 0,5 ml/2kg thể trọng.

2. Bệnh sình bụng tiêu chảy

¨   Nguyên nhân gây ra do thay đổi thức ăn đột ngột, thức ăn chứa nhiều nước, bẩn.

¨   Biểu hiện: Phân nhão lỏng dính bết đít, bụng chướng hơi, khó thở. chảy dãi ướt lông hai bên mép

¨   Chữa bệnh:- Ngừng cho ăn cho thỏ uống nước nhọ nồi, búp ổi, búp chè xanh hoặc quả hồng xiêm.

    - Cho uống 1-2 thìa dầu thực vật và lấy tay vuốt nhẹ hai bên thành bụng.

    - Cho uống thêm Sulfaguanidin 0,1g/1kg thể trọng

3. Bệnh cầu trùng

¨  Đây là bệnh ký sinh trùng đường ruột bệnh phát sinh do điều kiện chăn nuôi kém vệ sinh.

¨  Biểu hiện của bệnh: - Thỏ xù lông, kém ăn gầy dần.

   - Thỏ ỉa chảy phân lẫn máu. Thỏ chết nhiều đặc biệt thỏ con.

 

Trich từ mạng
|

  
Trang KHCN phục vụ nông thôn
LOGO
Bản quyền thuộc Uỷ Ban Nhân Dân xã Bưng Riềng, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Điện thoại: (84.064) 3 878 111 - Fax: (84.064) 3 878 111
Đơn vị thiết kế: Trung tâm Tin học và Thông tin KHCN Bà Rịa - Vũng Tàu