TRANG CHỦ Tổng quan về xã Hoạt động địa phương Cải cách hành chính Lịch công tác tuần SƠ ĐỒ WEB Liên hệ Tìm kiếm
Thứ Bảy, 20/4/2024
Hỏi-đáp
Tin hoạt động-KHCN
Dịch vụ
PHÔNG UNICODE
Gương làm kinh tế giỏi
Sản phẩmPhim KH&CN
Tài liệu KHCN
Văn bản pháp quy
Sức Khỏe và Đời Sống
Gương Người tốt việc tốt
WEBSITE CÁC XÃ
Trao đổi trực tuyến
longttkhcn
quangnv2k
WEBSITE KHÁC
HÌNH ẢNH
 

Biển Hồ Cốc

Vườn thanh long xã Bưng Riềng

Mô hình trồng cây hồ tiêu

dự án trồng thanh long ruột đỏ theo tiêu chuẩn VietGap tại xã Bưng Riềng (huyện Xuyên Mộc).

Lượt truy cập: 383042
  CHĂN NUÔI

  Phương pháp cách ủ rơm và ủ chua cỏ cho bò
31/10/2016

1. Ủ chua phụ phẩm làm thức ăn cho gia súc qua mùa đông

Trong chăn nuôi trâu bò, các nông hộ thường gặp khó khăn về thức ăn khi mùa đông đến. Thức ăn thô tươi như cỏ, các loại rau xanh... do thời tiết khô hanh, lạnh rét nên hầu hết sinh trưởng rất chậm, việc tạo nguồn thức ăn qua đông có ý nghĩa hết sức quan trọng để duy trì và phát triển đàn gia súc lớn này.

Việc ủ chua thức ăn cho phép người chăn nuôi khắc phục được tình trạng thiếu thức ăn thô trong thời kỳ lạnh rét, tạo nguồn thức ăn ổn định quanh năm. Khi ủ chua, thức ăn được bảo quản lâu dài, chất dinh dưỡng bị tổn thất ít, thức ăn lại có thêm những tính chất mới như mùi thơm, vị chua nhẹ xen lẫn vị ngọt, hấp dẫn vật nuôi ăn nhiều hơn.

Nguyên liệu và xử lý nguyên liệu

Nguyên liệu làm thức ăn ủ chua rất đa dạng, đó là các phần còn lại sau thu hoạch như thân cây ngô, rơm rạ tươi sau thu hoạch lúa, ngọn lá mía, thân cây lạc, ngọn lá sắn, phụ phẩm dứa... là các phụ phẩm rất tốt để chế biến thức ăn ủ chua. Các phụ phẩm này sau thu hoạch tập trung với số lượng lớn, ví dụ như phụ phẩm dứa bao gồm chồi ngọn quả dứa, vỏ dứa, bã ép, các vụn thừa sau quá trình chế biến hay toàn bộ cây dứa của những vùng trồng dứa phá đi sau hai năm thu hoạch trồng mới lại một lần. Một ha dứa phá đi trồng lại sẽ cho khoảng 50 tấn thân lá; mỗi tấn dứa chế biến để lại 750kg phụ phẩm...

Nhìn chung các phụ phẩm để ủ chua rất cần được tiến hành ủ ngay khi chúng còn đang tươi, sạch. Nếu để lâu, chúng sẽ héo, thối ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm ủ chua. Nguyên liệu trước khi ủ phải sạch sẽ, rũ bỏ hay rửa sạch đất cát, sau đó chặt hay cắt nhỏ thành những đoạn kích thước khoảng 10cm để có thể nén chặt trong quá trình ủ và thuận tiện cho gia súc ăn sau này.
         Dụng cụ ủ chua

Vì số lượng lớn của phụ phẩm cũng như nhu cầu lớn về thức ăn cho gia súc, việc ủ chua được tiến hành trong các hố đào hay bể lớn. Khi dùng hố đất để ủ chua, phần thức ăn lẫn đất phải loại bỏ nên tỷ lệ hao hụt thường lớn. Nếu có điều kiện nên xây bể xi măng để ủ chua, dung tích từ một vài khối đến hàng chục khối tuỳ nguồn phụ phẩm và quy mô chăn nuôi. Bể có thể xây nổi, chìm hay nửa chìm... Kích thước bể nên rộng 1m, sâu 1m, chiều dài tuỳ ý, như vậy sẽ thuận tiện trong thao tác ủ cũng như lấy thức ăn cho gia súc sau này. Độ lớn của bể nên tính toán khi xây sao cho lượng thức ăn vừa cho gia súc ăn trong 2-3 tuần/bể, ăn hết bể này sẽ ăn sang bể khác. Cần có mái che cho bể ủ để tránh nước mưa. Trước khi ủ, bể cần được vệ sinh sạch sẽ.
Tiến hành ủ chua

Một số loại phụ phẩm nhiều xơ như rơm rạ, thân cây ngô già, nên bổ sung chế phẩm enzym Cellulast (giá 100.000đ/lít) với tỷ lệ 100ml cho 1 tấn nguyên liệu ủ chua, 5kg mật rỉ (400đ/kg). Hoà hai thành phần này vào 20 lít nước sạch, vẩy đều vào thức ăn lúc cho vào bể ủ.
Thức ăn được cho vào bể ủ chua một cách khẩn trương, cứ từng lớp 20- 30cm thì tiến hành đầm nén một lần, càng nén chặt càng tốt (để đuổi hết khí oxy ra khỏi sản phẩm ủ), các góc bể là nơi cần chú ý đầm nén kỹ. Khi thức ăn đưa vào đầy bể và đã được nén chặt, dùng giấy nhựa phủ kín mặt bể rồi đắp phủ đất lên trên. Sau khi ủ từ 3- 4 tuần có thể lấy thức ăn ủ chua cho gia súc ăn. Thức ăn ủ tốt phải có mùi thơm hơi chua của sản phẩm lên men, màu xanh vàng đến vàng sáng. Thức ăn ủ chua rất phù hợp cho các gia súc như trâu bò, dê...

Khi cho ăn, lưu ý gia súc ăn bao nhiêu lấy bấy nhiêu, không để thừa. Khi đã mở bể ủ nên cho ăn liên tục. Thời gian ăn một bể 15- 20 ngày là vừa, vì để lâu trong điều kiện tiếp xúc với không khí, chất lượng thức ăn sẽ kém đi. Lúc đầu, có thể trâu bò... ăn chưa quen, cho ăn ít, rồi tăng dần lượng, đến khi ăn quen, trâu bò sẽ rất thích loại thức ăn này, có khi lượng ăn đạt 5- 7kg thức ăn ủ chua/100kg thể trọng.

2. Ủ chua cỏ voi làm thức ăn dự trữ cho bò

Là loại cỏ thân đứng, cỏ voi sinh trưởng nhanh và cho năng suất cao. Cỏ voi dễ trồng, thích nghi rộng, cho khai thác đến 15 năm mới phải trồng lại.

Cách trồng

Thời vụ trồng vào mùa mưa. Sử dụng hom giống có độ tuổi từ 80-100 ngày. Hom được chặt vát dài 50-60cm, có từ 3-4 mắt mầm.

Sau khi xử lý đất, rạch hàng 15-20cm, bón lót 15-20 tấn phân hữu cơ, 250-300kg super lân và 150-200kg sulfat kali. Đặt hom theo lòng rãnh, đặt hom này nối tiếp lên hom kia, lấp một lớp đất 3-5cm lên hom và làm phẳng.

Sau khi trồng 2 tháng có thể thu hoạch lứa đầu tiên. Thu hoạch đến đầu phá váng và bón thúc đến đó từ 400-500kg urê/ha, tưới nước để tăng năng suất cho cỏ.

Ủ chua cỏ voi

Vào mùa khô cỏ voi không chết nhưng sinh trưởng kém, không thể đủ cỏ tươi cung cấp cho bò, nên cần tiến hành ủ chua để dự trữ và bổ sung khẩu phần ăn cho đàn bò trong 3 tháng mùa khô. Cỏ ủ chua là thức ăn khoái khẩu của bò, và còn được dùng để thúc cho bò thịt sắp xuất chuồng và bồi dưỡng cho bò mẹ để tăng sản lượng sữa cho con bú. Tính ra, 1kg cỏ ủ chua thay thế 2kg cỏ tươi, bình quân mỗi con bò cần bổ sung 10-15kg cỏ ủ chua trong mùa khô.
Hầm ủ: Được xây dựng bằng gạch và xi măng. Phần trên xây cao hơn mặt đất để tránh cho nước mưa tràn vào. Diện tích hầm tuỳ thuộc vào khối lượng cỏ cần ủ. Các vách ngăn xây theo chiều rộng hầm, cách nhau 2m. Hầm ủ phải có mái che mưa, tuyệt đối không để nước mưa tràn vào.

Cách ủ chua: Trước hết lót dưới đáy hố một lớp rơm hoặc cỏ khô dày 10cm. Cỏ cắt ngắn 10-15cm cho vào hố một lớp dày 20-30cm, đầm nén thật chặt, nhất là 4 góc, rồi lại cho thêm một lớp cỏ nữa, đầm nén cho đến khi cỏ đầy hố và cao hơn thành hố 30cm. Trên cùng phủ một lớp rơm hoặc cỏ khô dày 10-20cm hay lớp nilon. Cuối cùng dùng lớp đất sét nhão đắp một lớp trên cùng.

Khi lấy thức ăn từ hố ủ, cần lấy lần lượt từ đầu này tới đầu kia hoặc từ trên xuống dưới, không mở rộng lớp phủ trên hố, không khí vào nhiều làm cỏ thẫm màu. Khi lấy xong đậy ngay nilon lại.

 

http://khoahocchonhanong.com.vn
|

  
Trang KHCN phục vụ nông thôn
LOGO
Bản quyền thuộc Uỷ Ban Nhân Dân xã Bưng Riềng, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Điện thoại: (84.064) 3 878 111 - Fax: (84.064) 3 878 111
Đơn vị thiết kế: Trung tâm Tin học và Thông tin KHCN Bà Rịa - Vũng Tàu