TRANG CHỦ Tổng quan về xã Hoạt động địa phương Cải cách hành chính Lịch công tác tuần SƠ ĐỒ WEB Liên hệ Tìm kiếm
Chủ Nhật, 6/10/2024
Hỏi-đáp
Tin hoạt động-KHCN
Dịch vụ
PHÔNG UNICODE
Gương làm kinh tế giỏi
Sản phẩmPhim KH&CN
Tài liệu KHCN
Văn bản pháp quy
Sức Khỏe và Đời Sống
Gương Người tốt việc tốt
WEBSITE CÁC XÃ
Trao đổi trực tuyến
longttkhcn
quangnv2k
WEBSITE KHÁC
HÌNH ẢNH
 

Biển Hồ Cốc

Vườn thanh long xã Bưng Riềng

Mô hình trồng cây hồ tiêu

dự án trồng thanh long ruột đỏ theo tiêu chuẩn VietGap tại xã Bưng Riềng (huyện Xuyên Mộc).

Lượt truy cập: 413867
  CHĂN NUÔI

  Năm yếu tố ảnh hưởng tới năng suất sinh sản ở Heo
15/11/2016

Những yếu tố dịch bệnh ảnh hưởng tới năng suất sinh sản trong chăn nuôi heo ngày càng tăng. Điều này dẫn tới năng suất chăn nuôi bị sụt giảm. Để giải quyết vấn đề này bài viết sẽ trình bày năm yếu tố có thể ảnh hưởng xấu đến năng suất sinh sản. 

1. Khi heo 16 tuần tuổi

 

Heo thường phát sinh tình trạng chậm tăng trọng ở giai đoạn 13~18 tuần tuổi (bình quân 16 tuần tuổi). Khi heo đạt trọng lượng khoảng 72~82kg thì tốc độ tăng trọng bị chậm lại. Giai đoạn chậm lớn này có thể kéo dài 1~2 tuần. Vấn đề này có thể là do một số nguyên nhân như di truyền, heo nuôi với mật độ cao, thiết bị cung cấp cám và nước không phù hợp. Nếu tình trạng này xảy ra sẽ khiến thời gian từ cai sữa đến xuất chuồng bị kéo dài từ 10~20 ngày. Kết quả là diện tích mặt bằng chuồng trại thịt cần thiết để nuôi dưỡng phải tăng từ 5~10%. 

 

Để giải quyết vấn đề này cần nhanh chóng tìm ra nguyên nhân khiến heo chậm lớn. Nếu nghi ngờ heo chậm lớn do dịch bệnh, cần lấy máu đi kiểm tra nhằm tìm ra biện pháp khắc phục.

 

Ngoài ra, cần kiểm tra lại thành phần thức ăn và hệ thống cung cấp thức ăn cho heo. Có một số lỗi mà các trại hay mắc phải đó là để heo đói trong thời gian dài từ 24~48 tiếng. Nếu heo bị đói trên 24 tiếng thì sẽ có rất nhiều vấn đề phát sinh. Thỉnh thoảng, một số trại có khuynh hướng chuyển chế độ cám quá nhanh. Khi điều chỉnh cám cần xem xét các yếu tố như trọng lượng heo, lượng cám ăn vào, giới tính, tình hình dịch bệnh, chênh lệch trọng lượng trong bầy, đồng thời cần phải ghi chép lượng cám mà trại thịt tiêu thụ.

 

Khi đổi cám, ta cần trộn cám mới và cám cũ sau một thời gian nhất định. Nếu đổi từ cám viên sang cám bột thì cần khoảng 2 tuần. Diện tích khu vực ăn và uống nước rộng rãi sẽ góp phần tăng năng suất của heo. Nếu ta cung cấp đầy đủ nước uống cho heo vào những lúc thời tiết nóng, heo sẽ không giảm lượng cám ăn vào.

 

2. Sự luân chuyển đàn (di chuyển và nhập heo)

 

Sự luân chuyển đàn là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới năng suất và hiệu quả kinh doanh. Có ba yếu tố quan trọng trong sự luân chuyển đàn:

  • Thứ nhất là khả năng di truyền và chương trình nhập heo hậu bị ảnh hưởng tới luân chuyển đàn.
  • Thứ hai là sự luân chuyển đàn nái.
  • Thứ ba là sự ảnh hưởng từ quá trình luân chuyển đàn từ cai sữa tới xuất bán.

 

Người chăn nuôi luôn phải nắm rõ quá trình luân chuyển đàn, đây là phương pháp giúp nâng cao hiệu quả chăn nuôi và quản lý dịch bệnh. Ở những trại làm tốt vấn đề này thì dịch bệnh thường được đầy lùi.

 

3. Hậu bị chất lượng thấp

 

Heo hậu bị không tốt sẽ ảnh hưởng tới số heo con sinh ra. Ngoài ra, nó còn góp phần làm giảm hiệu quả sử dụng chuồng trại thiết bị. Trong một số trường hợp, người chăn nuôi lại không nghĩ chất lượng của hậu bị có ảnh hưởng lớn tới năng suất trong trại.

 

Heo hậu bị nên phối lần đầu từ 210~230 ngày tuổi, độ dày mỡ lưng khi phối phải đạt mức 1,9cm. Hậu bị cần được nuôi trong một không gian thích hợp. Diện tích chuồng trại phải phù hợp với tăng trọng của hậu bị theo từng giai đoạn nuôi.

 

Hậu bị phải được cung cấp cám phù hợp với mình.

 

Hậu bị từ khi phối tới khi chuyển sang trại mang thai cần có chương trình ăn riêng. Ngoài ra, cần lưu ý một số vấn đề sau: trước khi hậu bị chuyển sang trại đẻ thì phải hoàn thành xong chương trình vắc-xin, hậu bị trước khi phối cần được tiếp xúc đầy đủ với heo đực, quan sát và ghi chép đầy đủ chu kỳ lên giống của hậu bị. Theo một số tài liệu thì phối hậu bị ở lần lên giống thứ ba sẽ mang lại năng suất cao nhất.

 

4. Tình trạng không mang thai mùa nóng

 

Vào mùa nóng thì tỷ lệ thụ thai ở các trại thường giảm sút. Làm thế nào để giảm những thiệt hại như vậy? Đầu tiên, trại mang thai phải có các thiết bị tránh ánh sáng trực tiếp rọi vào trại. Ngoài ra, cần có các thiết bị làm lạnh và làm mát trại.

 

Tránh nuôi nái với mật độ quá dày. Ngoài ra, cần bổ sung thêm hậu bị để bù cho việc năng suất sụt giảm. Tuy nhiên, cần dự tính trước kế hoạch chuồng trại, thiết bị phù hợp với số lượng hậu bị tăng lên.

 

Ngoài ra, vào mùa nóng nái thường giảm lượng cám ăn vào. Chính vì vậy, cần cung cấp đủ nước cho nái sao cho nái ăn không dưới 2,2kg/ngày. Nên duy trì độ sáng chuồng trại ở thời kì mang thai và đẻ tương tự nhau.

 

5. Quá chú tâm vào việc đạt được mục tiêu năng suất

 

Việc tập trung quá mức vào việc đạt năng suất cao nhất chưa chắc mang lại lợi nhuận cao nhất cho trang trại. Ví dụ sau đây sẽ chứng minh được điều này:

 

Một trang trại với trang thiết bị cũ, bình quân PSY chỉ đạt 17 con. Tuy năng suất không cao nhưng giá thành sản xuất một heo con cai sữa tại trại ở mức thấp.

 

Một trang trại khác trang thiết bị mới hơn, PSY đạt 24 con nhưng giá thành sản xuất một heo con cai sữa cao hơn trại kia. Điều này cho thấy, năng suất cao nhưng chưa chắc mang lại lợi thế cạnh tranh.

 

|

  
Trang KHCN phục vụ nông thôn
LOGO
Bản quyền thuộc Uỷ Ban Nhân Dân xã Bưng Riềng, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Điện thoại: (84.064) 3 878 111 - Fax: (84.064) 3 878 111
Đơn vị thiết kế: Trung tâm Tin học và Thông tin KHCN Bà Rịa - Vũng Tàu